Nội dung toàn văn Báo cáo 82/BC-UBND chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu Thanh Hóa 2010 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 82/BC-UBND | Thanh Hóa, ngày 02 tháng 10 năm 2015 |
BÁO CÁO
TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015, TỈNH THANH HÓA.
Thực hiện Công văn số 3475/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 21/8/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2010-2015; UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo tình hình thực hiện trên địa bàn tỉnh, như sau:
I. Tổ chức thực hiện Chương trình.
Thực hiện Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành lập Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 2001/QĐ-UBND ngày 23/6/2011.
II. Kết quả thực hiện Chương trình.
1. Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ, dự án.
Được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương; giai đoạn 2011-2015, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH, bước đầu đã đem lại những hiệu quả nhất định góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH.
(Chi tiết kèm theo tại Phụ lục 3).
2. Kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của Cơ quan thực hiện Chương trình.
2.1. Về việc ban hành các văn bản liên quan đến BĐKH
a) Danh mục các Văn bản về ứng phó với BĐKH thực hiện Chương trình ban hành trong giai đoạn 2010-2015.
Thực hiện Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH; Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2015. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020 tại Quyết định số 2001/QĐ-UBND ngày 23/6/2011 và Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 02/11/2012 thực hiện Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH giai đoạn 2013-2015.
Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện 24-NQ/TW ngày 03/6/2013, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tại Quyết định số 4110/QĐ-UBND ngày 21/11/2013;
Thành lập Ban quản lý dự án “Hỗ trợ kỹ thuật Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH-lĩnh vực năng lượng và giao thông” Hợp phần tỉnh Thanh Hóa tại Quyết định số 1977/QĐ-UBND ngày 26/6/2012.
Thực hiện Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 2777/QĐ-UBND ngày 28/8/2014 thành lập Ban Chỉ đạo và tổ giúp việc xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh tỉnh Thanh Hóa do một đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban.
b) Danh mục các Văn bản về ứng phó với BĐKH thực hiện Chương trình đang xây dựng trong giai đoạn 2010-2015.
Phê duyệt đề cương và dự toán thực hiện nhiệm vụ cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 4427/QĐ-UBND ngày 11/12/2014 và Quyết định số 1134/QĐ-UBND ngày 03/4/2015.
Phê duyệt Kế hoạch xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo lũ ống lũ quét và sạt lở đất tại các huyện Miền núi, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014-2020 tại Quyết định số 3224/QĐ-UBND ngày 01/10/2014.
2.2. Các giải pháp ứng phó BĐKH, nước biển dâng.
a) Các giải pháp ứng phó ngắn hạn (2010-2015).
Thực hiện các dự án tiêu thoát lũ, phân lũ, chậm lũ và nâng cấp cơ sở hạ tầng sống chung với lũ tại các huyện: Thạch Thành, Triệu Sơn, Nông Cống và Tĩnh Gia.
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân về tác động của BĐKH, nâng cao nhận thức và năng lực về phòng chống giảm thiểu rủi ro thiên tai thích ứng với BĐKH.
b) Các giải pháp ứng phó giai đoạn dài hạn.
Thực hiện các dự án trồng rừng ngập mặn ven biển chống xói lở bờ biển tỉnh Thanh Hóa; xây dựng, nâng cấp đê biển, đê cửa sông, tại các huyện ven biển. Tạo các đai rừng ngập mặn bảo vệ bền vững hệ sinh thái ven biển; góp phần chống BĐKH và nước biển dâng; Nâng cao nhận thức của người dân về giá trị và tầm quan trọng của rừng ngập mặn, hướng tới ổn định sinh kế cho người dân vùng ven biển.
2.3. Về nhận thức.
a) Về nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Trong những năm vừa qua UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các Sở, Ban ngành trên toàn tỉnh thực hiện nhiều chương trình, biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức đến cán bộ, công chức, viên chức người lao động trên toàn tỉnh về BĐKH và tác động của BĐKH. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT và sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên đến các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể.
b) Về nhận thức của người dân.
Thực hiện các biện pháp tuyên truyền về BĐKH và tác động của BĐKH đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh qua các phương tiện truyền thông, chương trình hưởng ứng Giờ Trái đất... Qua đó, đã tạo thói quen, nếp sống và ý thức bảo vệ rừng, ý thức bảo vệ môi trường (BVMT), sử dụng tiết kiệm điện và các nguồn tài nguyên, giữ gìn vệ sinh trong nhân dân, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, cácbon thấp, hài hòa, thân thiện với môi trường; phát huy vai trò của cộng đồng trong BVMT và ứng phó với BĐKH.
III. Nguồn lực thực hiện Chương trình
Tổng kinh phí đã giao giai đoạn 2011-2015: 121.079 triệu đồng; trong đó:
- Vốn sự nghiệp kinh tế: 905 triệu đồng từ ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ lập Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2011-2015, tỉnh Thanh Hóa.
- Vốn sự nghiệp môi trường: 190 triệu đồng từ ngân sách của tỉnh chi đối ứng cho Ban quản lý dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH- lĩnh vực năng lượng và giao thông” Hợp phần tỉnh Thanh Hóa;
- Vốn đầu tư phát triển: 119.984 triệu đồng, từ ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện các Dự án: Dự án trồng rừng ngập mặn chống xói lở bờ biển tỉnh Thanh Hóa; Dự án xử lý sạt lở bờ biển Sầm Sơn, thị xã Sầm Sơn; Dự án trồng cây chắn sóng thuộc dự án: Củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển, đê cửa sông, huyện Nga Sơn, Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu SP-RCC.
(Chi tiết kèm theo Phụ lục 1)
IV. Hiệu quả của chương trình.
1. Các dự án về BĐKH do quốc tế hỗ trợ trong giai đoạn 2010-2015.
- Dự án Phát triển hệ thống tưới Bắc sông Chu-Nam sông Mã (vốn Trái phiếu Chính phủ và vốn vay ADB) đảm bảo cấp nước tưới cho 31.084 ha đất canh tác nông nghiệp vùng dự án; cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi, công nghiệp nông thôn vùng dự án qua hệ thống kênh; góp phần cải thiện giao thông nông thôn, môi trường sinh thái và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên;
- Dự án Quản lý thiên tai WB5 bảo vệ tính mạng, tài sản cho 130 nghìn dân và 10.000 ha đất canh tác nông nghiệp; đảm bảo an toàn cho các công trình hạ tầng cơ sở; tạo tuyến đường cứu hộ, cứu nạn kết hợp kiểm tra đê khi có mưa lũ, đáp ứng nhu cầu giao thông nông thôn trong vùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội cho 25 xã của huyện Yên Định; tiêu úng cho 865 ha đất canh tác và đất thổ cư của 3 xã Yên Tâm, Yên Giang và Yên Phú, huyện Yên Định;
- Dự án Hỗ trợ phát triển nông nghiệp có tưới (WB7);
- Dự án cấp nước sạch và VSMTNT vùng miền Trung tỉnh Thanh Hóa (vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB);
+ Chương trình nước sạch và VSMTNT dựa trên kết quả đầu ra tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng vốn vay Ngân hàng Thế giới (Chương trình PforR).
- Dự án Rừng và đồng bằng Việt Nam (VFD) là một chương trình thực hiện trong 5 năm (2012-2017) được tài trợ bởi Tổ chức phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) với tổng vốn viện trợ không hoàn lại là 26.525.855 USD. Dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Chủ dự án được thực hiện ở 04 tỉnh: Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An và Long An.
- Dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” (CRSD), vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) được triển khai thực hiện tại Thanh Hóa từ năm 2012 đến năm 2017.
2) Những tác động của Chương trình đối với sự phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương.
Thông qua việc xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020 giúp cho các cơ quan, ban, ngành của Tỉnh có được cái nhìn tổng quan về BĐKH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa một cách rõ nét và đánh giá được những tác động trực tiếp hay gián tiếp của BĐKH và đề xuất các giải pháp thích ứng và giảm thiểu cho từng lĩnh vực trong Chiến lược lâu dài thích ứng với BĐKH.
Trên cơ sở các tác động của BĐKH, các đề xuất và giải pháp thích ứng với BĐKH, các Sở, ban ngành và địa phương đã lồng ghép nội dung BĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành, địa phương nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và ứng phó với BĐKH.
V. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Chương trình và nguyên nhân.
- Nguồn lực đầu tư cho ứng phó với BĐKH chỉ mới đáp ứng được một phần rất nhỏ so với nhu cầu thực tế và chủ yếu huy động từ ngân sách nhà nước và các nhà tài trợ nước ngoài; chưa tận dụng các nguồn lực xã hội và sự tham gia của các khối tư nhân, cộng đồng.
- Nhận thức của cộng đồng dân cư đối với BĐKH tuy được cải thiện rõ rệt nhưng chưa chưa sâu và chưa đồng đều.
- Việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình, dự án giữa Chương trình MTQG ứng phó BĐKH với các Chiến lược, quy hoạch khác như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, Quy hoạch phát triển ngành... còn hạn chế.
VI. Kiến nghị, đề xuất
Thanh Hóa là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, có đường bờ biển dài 102 km thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ; vùng ven biển Thanh Hóa chịu tác động trực tiếp của BĐKH, nước biển dâng trong những năm gần đây xâm nhập mặn đã vào sâu trong đất liền, khu vực miền núi của tỉnh có địa hình phức tạp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét và sạt lở đất. Trước tác động của BĐKH thiên tai ngày càng trở nên khốc liệt hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đời sống nhân dân. Vì vậy, để góp phần thích ứng với BĐKH, đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ kinh phí, huy động các nguồn tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế để tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án của Chương trình đạt hiệu quả. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chính phủ cho tiếp tục triển khai Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH giai đoạn 2016-2020.
Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, tổng hợp báo cáo Chính phủ./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC 1
TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH GIAI ĐOẠN 2010-2015
(Kèm theo Báo cáo số 82/BC-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
TT | Danh mục nhiệm vụ | Kinh phí được phê duyệt | Tổng kinh phí được giao giai đoạn 2010-2015 | Tổng kinh phí thực hiện | ||||||
Tổng cộng | Trong đó | |||||||||
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | |||||
I | NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP KINH TẾ | |||||||||
1 | Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020 | 905 | 905 | 905 | 0 | 905 | 0 | 0 | 0 | 0 |
II | NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG | |||||||||
1 | Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH- lĩnh vực năng lượng và giao thông” hợp phần tỉnh Thanh Hóa | 190 | 190 | 190 | 0 | 0 | 81 | 109 | 0 | 0 |
III | NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN | |||||||||
1 | Dự án trồng rừng ngập mặn chống xói lở bờ biển tỉnh Thanh Hóa | 38.615 | 18.900 | 18.900 | 0 | 0 | 0 | 0 | 7.000 | 11.900 |
2 | Dự án xử lý sạt lở bờ biển Sầm Sơn, thị xã Sầm Sơn | 387.054 | 70.000 | 70.000 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 70.000 |
3 | Dự án trồng cây chắn sóng thuộc dự án: Củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển, đê cửa sông, huyện Nga Sơn, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu SP-RCC | 37.588 | 31.084 | 31.084 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 31.084 |
PHỤ LỤC 3
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MTQG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH GIAI ĐOẠN 2010-2015
(Kèm theo Báo cáo số 82/BC-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
TT | Danh mục nhiệm vụ, dự án | Thời gian thực hiện | Mục tiêu | Nội dung | Kết quả đạt được đến hết năm 2015 | Các nội dung chưa thực hiện được |
1 | Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020 | 2011-2015 | Đánh giá mức độ tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với tài nguyên môi trường, kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa, đề xuất Kế hoạch hành động có tính khả thi cao để ứng phó có hiệu quả với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài của BĐKH nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng thích ứng với BĐKH, tham gia cùng Quốc gia và cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ BĐKH. | Thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch | Đã hoàn thành |
|
2 | Dự án trồng rừng ngập mặn chống xói lở bờ biển tỉnh Thanh Hóa | 2014-2015 | Trồng và phát triển rừng ngập mặn tại các xã ven biển Hậu Lộc, huyện Hoằng Hóa và thị xã Sầm Sơn; tạo vành đai rừng phòng hộ chắn sóng, chống sạt lở, bảo vệ các công trình bờ (đê, kè...). | Trồng mới bảo vệ và phát triển 300ha rừng ngập mặn tại các xã ven biển huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, thị xã Sầm Sơn. | Đã hoàn thành trồng 193,4 ha rừng tại các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa. | Diện tích còn lại 106,6 ha. Do không được cấp kinh phí theo dự toán đã duyệt |
3 | Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH- lĩnh vực năng lượng và giao thông” hợp phần tỉnh Thanh Hóa | 2012-2013 | - Nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH của các bên liên quan trong lĩnh vực năng lượng vào giao thông trên địa bàn tỉnh; - Đánh giá mức độ phát thải khí nhà kính và đề xuất cơ chế giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và giao thông; | Hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực cho các cán bộ tham gia công tác ứng phó với BĐKH lĩnh vực năng lượng vào giao thông trên địa bàn tỉnh | Đã hoàn thành |
|
4 | Dự án xử lý sạt lở bờ biển Sầm Sơn, thị xã Sầm Sơn | 2015-2018 | Phòng chống sạt lở bờ biển ứng phó với BĐKH, nước biển dâng và kết hợp giao thông, bảo vệ khu du lịch, tài sản, tính mạng nhân dân khu vực ven biển, tạo điều kiện ổn định phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sầm Sơn và cả tỉnh. | Xây dựng ba đoạn kè bờ biển với chiều dài khoảng 3.556m theo TCVN 9901:2014 công trình thủy lợi - yêu cầu thiết kế đê biển, kết hợp làm tuyến đường giao thông khu vực | Đang triển khai thực hiện |
|
5 | Dự án trồng cây chắn sóng thuộc dự án: Củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển, đê cửa sông, huyện Nga Sơn, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu SP-RCC | 2015-2020 | Tạo các đai rừng ngập mặn bảo vệ bền vững hệ sinh thái ven biển; chắn sóng bảo vệ đê; góp phần chống BĐKH và nước biển dâng; nâng cao nhận thức của người dân về giá trị và tầm quan trọng của trồng rừng ngập mặn, hướng tới tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển. | - Trồng đai rừng ngập mặn chắn sóng, ổn định bãi, bảo vệ tuyến đê, cửa sông huyện Nga Sơn với tổng diện tích trồng mới 112ha; - Xây dựng 3km hàng rào bảo vệ cây, giảm sóng để gây bồi và ổn định bãi, bảo vệ cho rừng trồng mới; xây dựng 04 biển báo, cọc tiêu báo hiệu tàu thuyền; | Đang triển khai thực hiện |
|