Chỉ thị 01/CT-NHNN

Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2014 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 01/CT-NHNN năm 2014 chính sách tiền tệ đảm bảo ngân hàng an toàn hiệu quả


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/CT-NHNN

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2014

 

CHỈ THỊ

VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG AN TOÀN, HIỆU QUẢ NĂM 2014

Thực hiện Nghị quyết số 53/2013/QH13 ngày 11/11/2013 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 (Nghị quyết số 01), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2014 nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ TỔNG QUÁT

1. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế. Năm 2014, định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16-18%, tín dụng tăng khoảng 12-14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Tổ chức thực hiện các giải pháp về tiền tệ, hoạt động ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất để góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

2. Trin khai đồng bộ các giải pháp về hoàn thiện thể chế, thanh tra, kim tra, giám sát để bảo đảm hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng an toàn, tuân thủ theo quy định của pháp luật; tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu nhằm nâng cao năng lực quản trị và hiu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng.

II. ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ TẠI TRỤ SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chủ động triển khai các giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Thực hiện đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 Khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực ngân hàng, trin khai các giải pháp tăng cường thể chế kinh tế thị trường của lĩnh vực ngân hàng trong điu kiện hội nhập quốc tế.

2. Rà soát ban hành theo thẩm quyền, trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành đy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Luật bảo hiểm tiền gửi, Luật phòng, chống rửa tiền năm 2012, Luật các công cụ chuyển nhượng, Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối; rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng nhm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho điều hành chính sách tin tệ, hoạt động ngân hàng an toàn và hiệu quả.

3. Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tin tệ để chủ động điều hành các công cụ chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát tốc độ tăng tng phương tiện thanh toán, tăng trưởng tín dụng theo định hướng đề ra và hỗ trợ; phát triển kinh tế theo các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, trong đó chủ yếu tập trung:

a) Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở với khối lượng và lãi suất hợp lý, phù hợp với tình hình vn khả dụng của các tổ chức tín dụng, lãi suất thị trường liên ngân hàng và mục tiêu của chính sách tiền tệ.

b) Tiếp tục thực hiện cho vay tái cấp vốn với khối lượng, lãi suất và thời hạn hợp lý đối với các tổ chức tín dụng để hỗ trợ thanh khoản, cho vay hỗ trợ nhà ở, htrợ việc giải quyết nợ xấu và hỗ trợ phát triển kinh tế theo các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ.

c) Điều hành lãi suất và tỷ giá ở mức phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm giá trị đng Việt Nam.

4. Điều hành các giải pháp tín dụng linh hoạt phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn vay ngân hàng:

a) Xây dựng và thực hiện các giải pháp tín dụng theo định hướng tăng trưởng tín dụng 12-14%, phù hợp với khả năng huy động vốn của tổ chức tín dụng, kiểm soát chất lượng tín dụng và nợ xấu.

b) Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng có hiệu quả, tác động chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp htrợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay bng ngoại tệ phù hợp với chủ trương ca Chính phủ về hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế, góp phần ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối.

c) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và xử lý các vướng mc liên quan đến hoạt động tín dụng, như: Trình Chính phủ sửa đổi, bsung Nghị định số 41/2010/NĐ-CP; xây dựng thông tư hướng dẫn về thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai; xử lý các khó khăn, vướng mc về xử lý tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng và hợp đồng giao dịch bảo đảm; xây dựng thông tư hướng dẫn các quy định, chủ trương của Chính phủ trong việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế như chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp tại Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013, chính sách cho vay đối với chăn nuôi, thủy sản tại Công văn số 1149/TTg-KTN ngày 8/8/2012..., xử lý các khó khăn, vướng mắc của hoạt động tín dụng đối với ngành, lĩnh vực kinh tế; các khó khăn, vướng mắc về hoạt động tín dụng chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện có hiệu quả cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đảm bảo mục tiêu giảm nghèo bền vững.

d) Tiếp tục rà soát, đánh giá đy đủ thực trạng, tình hình và mức độ nợ xấu của các tổ chức tín dụng đchỉ đạo xử lý kiên quyết, đồng bộ bằng các biện pháp tại Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng được ban hành kèm theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh việc mua bán nợ xu qua Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong xử lý nợ xấu; tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam hoạt động an toàn, hiệu quả.

5. Thực hiện các giải pháp quản lý ngoại hối nhằm quản lý hiệu quả thị trường ngoại hối, n định tỷ giá, chuyển dần quan hệ huy động - cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua - bán ngoại tệ, khc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, tạo điu kiện tăng dự trữ ngoại hi Nhà nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

6. Tiếp tục thực hiện vai trò quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ đtổ chức, sắp xếp chặt chẽ thị trường vàng, đặc biệt là thị trường vàng miếng; duy trì, đảm bảo quyền sở hữu vàng hợp pháp của người dân; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng vàng hóa trong nn kinh tế; phối hợp với các Bộ, ngành chức năng xây dựng các phương án huy động nguồn lực vàng trong nước để phục vụ sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện thị trường vàng đã hoạt động ổn định; giám sát các tổ chức tín dụng và áp dụng các biện pháp cần thiết để đẩy nhanh tất toán số dư cho vay vốn bằng vàng, thực hiện các quy định về cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng.

7. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời những sai phạm và rủi ro gây mất n định để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng:

a) Thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với các tổ chức tín dụng theo kế hoạch được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt trong đó tập trung vào các nội dung: Thực trạng tài chính, sở hữu; chuyn nhượng cổ phần, vốn góp; quản trị, điều hành; kinh doanh ngoại tệ, vàng; huy động vốn; cấp tín dụng; nợ xấu; phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro; đầu tư tài chính; chất lượng tín dụng; giao dịch tài chính giữa công ty mẹ và công ty con; chấp hành quy định an toàn hoạt động ngân hàng. Tiến hành thanh tra, kiểm tra việc triển khai các giải pháp tái cơ cấu, xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng.

b) Thực hiện kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng để phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro của từng tổ chức tín dụng và toàn hệ thống. Tăng cường giám sát, theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc quản lý, thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tăng cường đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm trong ngành Ngân hàng.

c) Kiện toàn, đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngân hàng theo quy định tại Nghị định thay thế Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 4/9/1999 của Chính phủ và Quyết định thay thế Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và đội ngũ cán bộ về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng toàn hệ thống; sắp xếp kiện toàn đội ngũ lãnh đạo thanh tra, giám sát ngân hàng; đổi mới nội dung, phương pháp thanh tra, giám sát phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống chỉ tiêu giám sát, hệ thống xếp loại các tổ chức tín dụng mới và quy trình giám sát, tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu giám sát, tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, giám sát ngân hàng.

d) Quản lý chặt chẽ việc thành lập mới các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mở rộng mạng lưới, thành lập, góp vốn vào công ty con, công ty liên kết, cung cấp dịch vụ ngân hàng mới của tổ chức tín dụng để đảm bảo phù hợp với năng lực quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng và Đề án tái cơ cấu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

đ) Thực hiện các giải pháp về chấn chnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tích cực triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm trong ngành Ngân hàng giai đoạn 2012-2015. Đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn và tuyên truyền, phbiến vic thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng.

e) Tổ chức trin khai đồng bộ Luật phòng, chống rửa tiền và các văn bản hướng dẫn; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.

8. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo đúng mục tiêu, lộ trình của Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012:

a) Triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại về tài chính, hoạt động và quản trị của các tổ chức tín dụng, trong đó tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại các quy tín dụng nhân dân, kiên quyết xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật. Nghiên cứu xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng chủ động sáp nhập, hợp nhất, mua lại; áp dụng các biện pháp can thiệp bắt buộc để xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém theo quy định của pháp luật.

b) Kiểm tra, theo dõi, giám sát chặt chẽ các tổ chức tín dụng trong việc xây dựng, triển khai phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, đặc biệt là các tổ chức tín dụng yếu kém.

9. Điều hòa linh hoạt lượng tiền mặt trong lưu thông đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế cả về cơ cấu mệnh giá, giá trị và đảm bảo tốt dự trữ tiền mặt phát hành; tăng cường các biện pháp phòng, chng tin giả, công tác thông tin, tuyên truyền, công tác phối hợp với cơ quan liên quan trong công tác đấu tranh phòng, chống tiền giả, bảo vệ tin Việt Nam.

10. Nâng cao chất lượng thống kê, dự báo phục vụ hoạch định, điều hành chính sách tiền tệ: Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện đúng chế độ hạch toán kế toán, báo cáo thng kê; tổ chức hệ thống thu thập thông tin, sliệu hiệu quả đảm bảo việc thu thập, tng hp sliệu chính xác và kịp thời hơn. Phối hợp với các bộ, ngành đnâng cao chất lượng lập, phân tích, dự báo cán cân thanh toán quốc tế phục vụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá. Theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế để cập nhật kịp thời và chủ động đưa ra các dự báo về kinh tế vĩ mô, lạm phát và các chỉ tiêu tiền tệ phục vụ cho việc đề xuất kịp thời các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

11. Tiếp tục thực hiện tốt vai trò đại diện của Chính phủ Việt Nam tại các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với ngân hàng trung ương/cơ quan quản lý tiền tệ các nước, các tổ chức quốc tế và tìm kiếm khả năng mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực ngân hàng. Tăng cường trao đổi thông tin với tổ chức quốc tế, các đối tác đa phương và ngân hàng trung ương/cơ quan quản lý tiền tệ các nước đlàm cơ sở cho quá trình hoạch định chính sách. Tích cực phối hợp với các Bộ, ngành trong việc đàm phán, ký kết và hoàn tất các thủ tục giải ngân các chương trình, dự án vay vốn của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và các nhà tài trợ khác. Nghiên cứu và sử dụng có hiệu quả kết quả, kiến nghị trong Báo cáo của Chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính tại Việt Nam, xây dựng và triển khai kế hoạch hành động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thực hiện các khuyến nghị phù hợp với điều kiện thực tế.

12. Hoàn thiện chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020 và kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020; thực hiện đng bộ các giải pháp đđộng viên, thu hút, tập hp sử dụng hiệu quả nguồn lực khoa học trong và ngoài ngành ngân hàng nhm nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính ứng dụng của hoạt động nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng, đáp ứng yêu cầu đổi mới về khoa học và công nghệ.

13. Tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011, trong đó tập trung chỉ đạo đy mạnh phát triển thanh toán thẻ qua POS; tiếp tục triển khai việc sáp nhập Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink vào công ty chuyn mạch tài chính quốc gia Việt Nam; chỉ đạo việc lựa chọn mô hình thực hiện thí điểm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở một skhu vực nông thôn; triển khai phương án xây dựng chun thẻ chíp nội địa. Theo dõi, giám sát tình hình hoạt động của các hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vận hành và tình hình hoạt động của mạng lưới ATM của các tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán.

14. Vận hành tốt hệ thống thanh toán điện tliên ngân hàng. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng. Đổi mới công nghệ, hạ tầng công nghệ thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo đnh hướng tập trung. Triển khai chế độ thông tin báo cáo mới làm cơ sở cho việc xây dựng kho dữ liệu thống nhất phục vụ cho điều hành chính sách tiền tệ thanh tra giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Triển khai Dự án H thng thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng hiệu qu, đúng mục tiêu, tiến độ của Dự án và cam kết với nhà tài trợ.

15. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyn về các chủ trương và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng qua đổi mới cách thức truyn thông, hoàn thiện chiến lược truyền thông. Chủ đng thông tin chính xác, kịp thi cho các cơ quan báo chí, nm bt và xử lý kịp thời các trường hợp thông tin thiếu chính xác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Sử dụng và phối hợp có hiu quhệ thống cơ quan, báo chí trong và ngoài ngành, nâng cao kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Công bố kp thời đy đủ các thông tin, sliệu về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định.

16. Tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết ca Quc hi Khóa XIII kỳ họp thứ 5, thứ 6 và chun bị tốt các nội dung phục vụ Kỳ họp th7, thứ 8 của Quốc hội. Nắm bt và giải trình kịp thời các vấn đề liên quan đến tiền tệ, ngân hàng mà các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn Đại biểu Quc hội và cử tri quan tâm.

17. Tiếp tục tập trung thực hiện có kết quả kế hoạch cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2012-2015, trong đó chú trọng cải cách và kiện toàn tổ chức bộ máy, đẩy mạnh công tác hiện đại hóa trong chỉ đạo điu hành và hoạt động hành chính. Tích cực triển khai Kế hoạch cải cách chế đ công vụ, công chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2013-2015. Triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống ng phí. Nâng cao cht lượng công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Vit Nam theo kế hoạch, đảm bảo hoạt động tuân thủ đúng pháp luật; quản lý và sdụng an toàn tài sản, nguồn vốn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý.

III. ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

1. Ch đng nghiên cứu, đôn đốc và hướng dẫn các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn theo đúng chức năng tham mưu, giúp Thng đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện qun lý nhà nước về tin tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Chủ động nm bt tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng trên địa bàn đ báo cáo và đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Vit Nam vbiện pháp quản lý hoạt động, mạng lưới tổ chức tín dụng và sa đi các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế; tăng cường sự phối hợp trao đổi thông tin với các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Vit Nam.

3. Chủ trì tổ chức làm việc với tổ chức tín dụng và doanh nghiệp trên địa bàn để giải quyết các khó khăn, vướng mắc và biện pháp xử lý thích hợp trong quan hệ tín dụng. Chủ động xử lý theo thẩm quyền các vướng mắc, kiến nghị của tổ chức tín dụng và khách hàng; tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ quan địa phương triển khai các giải pháp hỗ trợ hoạt động ngân hàng trên địa bàn hiệu quả, an toàn.

4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong việc chấp hành quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp luật về tiền tệ, tỷ giá, ngoại hối, vàng, lãi suất, thu phí, tín dụng, phòng chng rửa tiền... Xử lý theo thẩm quyền đối với các vi phạm của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

5. Chủ động thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, chủ trương chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tiền tệ và hoạt động ngân hàng để doanh nghiệp và người dân hiểu, thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

6. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác Quốc hội trên địa bàn, tích cực tham gia các đợt tiếp xúc cử tri trên địa bàn để trực tiếp báo cáo, giải trình và giải quyết những vấn đề Đại biểu Quốc hội và cử tri trên địa bàn quan tâm về các giải pháp chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng; định kỳ báo cáo kết quả công tác quốc hội trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị có liên quan tại trụ sở chính để thực hiện tốt công tác Quốc hội.

IV. ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2014 phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, góp phần kiềm chế lạm phát, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh:

a) Thực hiện việc kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2014 phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng và các biện pháp kiểm soát tín dụng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; ưu tiên tập trung vốn cho vay các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp htrợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các dự án trọng đim, dự án lớn có hiệu quả và các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế.

b) Tchức, triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, như: Chương trình cho vay htrợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013; chính sách cho vay đi với chăn nuôi, thủy sn tại Công văn số 1149/TTg-KTN; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo quy định tại Quyết định s68/2013/QĐ-TTg; cho vay thu mua, tạm trữ lương thực, cà phê... và các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo khác của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong năm 2014; cân đi ngun vốn phục vụ kịp thời cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Báo cáo kịp thời Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các khó khăn vướng mc phát sinh đxem xét, xử lý kịp thời.

c) Tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo quy định của pháp luật như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất của các khoản vay cũ; xem xét miễn giảm lãi vốn vay trên cơ sở khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trường hợp phát sinh khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách, thì báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xem xét, xử lý kịp thời.

d) Chủ động triển khai các gói sản phẩm tín dụng dựa trên các chuỗi liên kết từ sản xut đến tiêu thụ nhm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí hoạt động cho vay hỗ trợ khách hàng vay vốn đầu tư, sản xuất - kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, như cho vay theo chui người nuôi, thu mua, chế biến thủy sản xuất khẩu; cho vay chui liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng bao gồm ngân hàng - chủ đầu tư - nhà thầu - nhà cung cấp.

3. Thực hiện lãi suất huy động và cho vay:

a) Thực hiện nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất; áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay; tiết kiệm chi phí, giảm tối đa các chi phí quản lý, quảng cáo, khuyến mại và chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay nhưng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

b) Không được thu các loại phí liên quan đến khoản vay, trừ một số khoản phí quy định tại Thông tư số 05/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thu phí cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Áp dụng mức thu phí hợp lý đối với các khoản phí được thu theo quy định của pháp luật nhằm chia sẻ khó khăn đối với khách hàng vay; niêm yết công khai các loại phí và mức phí được thu theo quy định của pháp luật.

c) Thường xuyên giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất huy động và cho vay, kịp thời phát hiện các vi phạm đcó biện pháp xử lý phù hợp trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. Tổ chức tín dụng vi phạm quy định về lãi suất bị xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Chấp hành nghiêm túc các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định khác của pháp luật về mua bán ngoại tệ, niêm yết tỷ giá, quản lý ngoại hối để ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá; thực hiện đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định khác của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng và cung ứng dịch vụ bảo quản vàng.

5. Tiếp tục triển khai đồng bộ, khẩn trương các giải pháp cơ cấu lại theo phương án phù hợp với Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và quy định của pháp luật.

6. Tiếp tục thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực tài chính, quản trị, đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, chủ động thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu:

a) Kiện toàn mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành và hệ thống kim soát, kim toán nội bộ nhằm hạn chế rủi ro và vi phạm pháp luật; thực hiện minh bạch về tài chính, sở hữu, quản trị và hoạt động của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục, văn bản chế độ liên quan đến hoạt động nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, phát trin bền vững.

b) Tăng cường năng lực tài chính, chất lượng tài sản, cải thiện vững chắc khả năng thanh khoản; tích cực cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn theo hướng thu hẹp chênh lệch kỳ hạn nguồn vốn và sử dụng vốn, tăng tỷ trọng nguồn vốn có tính ổn định cao; kiểm soát chất lượng tín dụng, bảo đảm tăng trưởng tín dụng phù hợp với quy mô, cơ cấu nguồn vốn; tiến hành rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh chính, từng bước thoái vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực phi tài chính hoặc lĩnh vực có độ rủi ro cao; chủ động xử lý vấn đề sở hữu chéo và hạn chế sự kiểm soát, chi phối của một hoặc một số ít cổ đông lớn đối với tổ chức tín dụng.

c) Chấp hành nghiêm các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, phân loại nợ, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng đxử lý rủi ro; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát, kim toán nội bộ; tăng cường giám sát chặt chẽ mọi hoạt động kinh doanh để phòng ngừa và kịp thời xử lý các sai phạm.

d) Chủ động triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu như đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý, thu nợ; bán nợ xu cho các công ty quản lý tài sản, mua bán nợ; kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động đtích cực trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; đồng thời, triển khai các giải pháp hạn chế nợ xu phát sinh trong tương lai, không được thực hiện việc cơ cấu lại nợ và các biện pháp nghiệp vụ khác để che giấu nợ xấu hoặc làm sai lệch chất lượng tín dụng. Thực hiện đánh giá, xác định các khoản nợ xu đủ điều kiện đbán cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

7. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật và yêu cu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

8. Chủ động làm tốt công tác thông tin truyền thông về hoạt động ngân hàng nói chung và của tổ chức tín dụng nói riêng để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của dư luận đi với hoạt động của ngành ngân hàng. Tăng cường thông tin, hướng dẫn về sản phẩm dịch vụ ngân hàng đngười dân hiu và ddàng tiếp cận, nhất là các chương trình, chính sách ưu đãi của Nhà nước nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

9. Tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc với Đoàn Đại biu Quốc hội đ báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng; kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri; định hướng, giải pháp triển khai hoạt động ngân hàng nhằm thúc đy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai các nhiệm vụ tại Chỉ thị này, báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị hàng tháng và quý gửi Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị, tổng hợp báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 hàng tháng và tháng cuối quý theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01.

4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên và Tng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện Chỉ thị này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điểm 4 mục V;
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ (đ báo cáo)
-
Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ CSTT.

THỐNG ĐỐC




Nguyễn Văn Bình

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 01/CT-NHNN

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu01/CT-NHNN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/01/2014
Ngày hiệu lực15/01/2014
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Tài chính nhà nước, Tiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật10 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 01/CT-NHNN

Lược đồ Chỉ thị 01/CT-NHNN năm 2014 chính sách tiền tệ đảm bảo ngân hàng an toàn hiệu quả


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 01/CT-NHNN năm 2014 chính sách tiền tệ đảm bảo ngân hàng an toàn hiệu quả
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu01/CT-NHNN
                Cơ quan ban hànhNgân hàng Nhà nước
                Người kýNguyễn Văn Bình
                Ngày ban hành15/01/2014
                Ngày hiệu lực15/01/2014
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Tài chính nhà nước, Tiền tệ - Ngân hàng
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật10 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Chỉ thị 01/CT-NHNN năm 2014 chính sách tiền tệ đảm bảo ngân hàng an toàn hiệu quả

                          Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 01/CT-NHNN năm 2014 chính sách tiền tệ đảm bảo ngân hàng an toàn hiệu quả

                          • 15/01/2014

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 15/01/2014

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực