Chỉ thị 03/2007/CT-BYT

Chỉ thị 03/2007/CT-BYT Về việc tăng cư­ờng công tác phục hồi chức năng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Chỉ thị 03/2007/CT-BYT tăng cường công tác phục hồi chức năng đã được thay thế bởi Quyết định 3005/QĐ-BYT 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản pháp luật về y tế tính đến 2013 và được áp dụng kể từ ngày 13/08/2014.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 03/2007/CT-BYT tăng cường công tác phục hồi chức năng


BỘ Y TẾ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/2007/CT-BYT

Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2007 

 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯ­ỜNG CÔNG TÁC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Cùng với công tác phòng bệnh và khám - chữa bệnh, công tác phục hồi chức năng là một trong 3 nhiệm vụ quan trọng của ngành Y tế.

Trong thời gian qua, cùng với những thành tựu quan trọng của ngành y tế, công tác phục hồi chức năng (PHCN) đã đạt được những thành tích bước đầu đáng khích lệ. Mạng l­­ưới các đơn vị PHCN hình thành và phát triển trên toàn quốc với 36 bệnh viện và 27 cơ sở Điều d­ưỡng - PHCN, 100% bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 92% bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có khoa Vật lý trị liệu - PHCN. Ngày càng có nhiều kỹ thuật PHCN đ­ược ứng dụng phục người bệnh và ng­­ười tàn tật. Chương trình PHCN dựa vào cộng đồng đã được triển khai ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) góp phần làm giảm tỷ lệ tàn tật, tăng khả năng hòa nhập và tái hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống của ngư­­ời tàn tật.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác PHCN còn một số tồn tại, hạn chế, đó là: đội ngũ cán bộ chuyên ngành PHCN còn mỏng, rất thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, thiếu kỹ thuật viên PHCN, đầu tư cho lĩnh vực PHCN còn hạn chế, trang thiết bị chuyên khoa PHCN còn nghèo nàn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, kết quả của Chương trình PHCN dựa vào cộng đồng chưa bền vững.

Nguyên nhân những hạn chế trên là do nhận thức về vai trò, ý nghĩa của PHCN trong phần lớn cán bộ lãnh đạo chính quyền các cấp chư­a đầy đủ, chưa chú trọng đầu tư thường xuyên cho công tác PHCN; công tác đào tạo cán bộ PHCN chưa được quan tâm đúng mức; mạng lưới tổ chức PHCN chưa rộng khắp, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Để khắc phục những hạn chế trên, đồng thời thực hiện Chỉ thị số 01/2006/CT-TTg ngày 9 tháng 1 năm 2006 của Thủ t­ướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các chính sách trợ giúp người tàn tật trong tình hình hiện nay, Bộ tr­ưởng Bộ Y tế chỉ thị các Cục trưởng, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng Y tế Ngành thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe cho nhân dân hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của PHCN trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ, đặc biệt về phòng ngừa tàn tật, phát hiện sớm, can thiệp sớm PHCN.

Tham mưu cho lãnh đạo chính quyền các cấp, các cơ quan có thẩm quyền hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của PHCN, chú trọng đầu tư đúng mức cho PHCN.

2. Phát triển mạng l­ưới phục hồi chức năng thống nhất trong toàn quốc theo tuyến như sau:

- Tuyến xã: Trạm Y tế xã có phân công cán bộ y tế phụ trách công tác PHCN, cán bộ này được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về PHCN.

- Tuyến huyện: Có phân công cán bộ chuyên trách công tác PHCN, khuyến khích thành lập khoa Vật lý trị liệu – PHCN ở bệnh viện đa khoa huyện.

- Tuyến tỉnh: Đến hết năm 2008 tất cả các bệnh viện đa khoa tỉnh phải thành lập khoa Vật lý trị liệu – PHCN và khuyến khích các bệnh viện chuyên khoa thành lập khoa Vật lý trị liệu – PHCN. Khuyến khích các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập bệnh viện Điều dưỡng – PHCN.

- Tuyến trung ương: bệnh viện Điều dưỡng - PHCN trung ương phát huy tốt vai trò chỉ đạo tuyến, góp phần thúc đẩy công tác PHCN phát triển. Bệnh viện Bạch Mai (Trung tâm PHCN) chịu trách nhiệm tham mưu cho Bộ Y tế trong chỉ đạo chuyên môn, phát triển chuyên ngành PHCN ở Việt Nam và lập đề án thành lập Viện PHCN quốc gia.

3. Tăng cường đầu t­ư trang thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng, các bệnh viện từng bước mua sắm đủ các trang thiết bị, vật tư y tế cần thiết cho chuyên khoa PHCN; xây dựng hoặc cải tạo nâng cấp các cơ sở PHCN trên toàn quốc, chú trọng phát triển các kỹ thuật PHCN, tránhcoi trọng đầu tư vào nghỉ dưỡng mà giảm đi các hoạt động PHCN.

 4. Quan tâm, đẩy mạnh công tác đào tạo về PHCN, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Y khoa trong cả nước cần quan tâm đào tạo chuyên ngành PHCN, tăng chỉ tiêu đào tạo bác sĩ chuyên khoa PHCN, kỹ thuật viên PHCN.

Củng cố và phát triển bộ môn PHCN ở các trường đại học Y, hình thành mạng lưới đào tạo kỹ thuật viên về PHCN ở một số trường cao đẳng, trung cấp Y tế; Bổ sung, sửa đổi nội dung chương trình đào tạo và đào tạo liên tục về PHCN đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Các bệnh viện Điều d­ưỡng – PHCN, các khoa Vật lý trị liệu - PHCN của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh chú trọng công tác đào tạo liên tục và làm tốt công tác chỉ đạo tuyến, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho tuyến dưới.

Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học phát triển chuyên ngành PHCN.

5. Duy trì và đẩy mạnh công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Khẩn trương sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình tập huấn PHCN dựa vào cộng đồng đểáp dụng thống nhất trong cả nước.

Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan ở địa phương để xây dựng dự án PHCN dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2010, trình uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đảm bảo tính bền vững của công tác PHCN dựa vào cộng đồng tại địa phương.

6. Chú trọng công tác PHCN tại các cơ sở khám chữa bệnh, các bệnh viện Điều dưỡng - PHCN phải phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, tiến hành PHCN cho người bệnh ngay từ giai đoạn sau cấp cứu và trong quá trình nằm viện; ứng dụng các kỹ thuật chuyên sâu về PHCN, kết hợp PHCN với y học cổ truyền đáp ứng yêu cầu về PHCN ngày càng cao của người bệnh và người tàn tật.

7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về PHCN, tìm hiểu, tiếp cận, tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các nước, các cá nhân người nước ngoài cho lĩnh vực PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng.

8. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát về công tác PHCN, Vụ Điều trị chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế và các Vụ liên quan có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế.

Nhận đ­ược Chỉ thị này các Vụ trưởng, Cục trưởng, Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế, Thủ tr­ưởng y tế Ngành và các đơn vị liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện và báo cáo kết qủa vào ngày 30 tháng 10 hàng năm về Bộ Y tế./.

 

 

 

BỘ TRƯỞNG




Trần Thị Trung Chiến

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 03/2007/CT-BYT

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu03/2007/CT-BYT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/06/2007
Ngày hiệu lực08/08/2007
Ngày công báo24/07/2007
Số công báoTừ số 494 đến số 495
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 13/08/2014
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 03/2007/CT-BYT

Lược đồ Chỉ thị 03/2007/CT-BYT tăng cường công tác phục hồi chức năng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 03/2007/CT-BYT tăng cường công tác phục hồi chức năng
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu03/2007/CT-BYT
                Cơ quan ban hànhBộ Y tế
                Người kýTrần Thị Trung Chiến
                Ngày ban hành28/06/2007
                Ngày hiệu lực08/08/2007
                Ngày công báo24/07/2007
                Số công báoTừ số 494 đến số 495
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 13/08/2014
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Chỉ thị 03/2007/CT-BYT tăng cường công tác phục hồi chức năng

                    Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 03/2007/CT-BYT tăng cường công tác phục hồi chức năng