Chỉ thị 03/2008/CT-UBND

Chỉ thị 03/2008/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành

Chỉ thị 03/2008/CT-UBND tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị đã được thay thế bởi Chỉ thị 01/2014/CT-UBND quản lý trật tự xây dựng Bình Thuận và được áp dụng kể từ ngày 29/05/2014.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 03/2008/CT-UBND tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 03/2008/CT-UBND

Phan Thiết, ngày 15 tháng 10 năm 2008

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI CÁC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tốc độ phát triển đô thị diễn ra khá nhanh. Các thị trấn, thị xã và thành phố được quan tâm đầu tư phát triển; nhìn chung chất lượng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ công cộng được nâng lên; từng bước hình thành các đô thị theo hướng văn minh, bền vững phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị của tỉnh.

Ngày 22 tháng 6 năm 2006, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 05/2006/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Từ đó việc quản lý xây dựng nói chung, quản lý xây dựng đô thị nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và phát triển kinh tế - xã hội các địa phương; công tác quản lý xây dựng đã có tiến bộ nhất định.

Tuy nhiên, công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị vẫn còn nhiều tồn tại; nhiều địa phương còn lúng túng, nhất là quy hoạch chi tiết xây dựng; chất lượng hồ sơ quy hoạch còn thấp, chưa định hướng quy hoạch cho phù hợp với tốc độ phát triển của địa phương, dẫn đến một số dự án phải thỏa thuận quy hoạch; việc công bố, công khai đồ án quy hoạch xây dựng đô thị chưa thực hiện nghiêm túc; việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng đô thị chưa nghiêm và chưa kịp thời, các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để ngăn ngừa dẫn đến tình trạng xây dựng không phép, sai phép còn phổ biến. Công tác cải cách hành chính trong quản lý xây dựng đô thị tại một số địa phương chưa được chú trọng, cán bộ ở cấp cơ sở còn thiếu, trình độ, năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thực hiện Chỉ thị số 14/2007/CT-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị; để khắc phục những tồn tại và yếu kém nêu trên, tăng cường công tác quản lý xây dựng đô thị, lập lại trật tự, kỷ cương trong xây dựng tại các đô thị và nâng cao chất lượng quy hoạch kiến trúc đô thị, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Tổ chức rà soát lại các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt trên địa bàn, kiểm tra nội dung và thành phần hồ sơ đồ án, trường hợp không đáp ứng đầy đủ theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng phải có kế hoạch tổ chức điều chỉnh hoặc bổ sung. Định kỳ hàng năm phải tổ chức rà soát quy hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Xây dựng;

b) Chỉ đạo, tổ chức việc lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đúng thời hạn, bảo đảm sự đồng bộ về tổ chức không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng. Thực hiện phủ kín quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn;

c) Thực hiện công bố, công khai các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt; đồng thời tổ chức cắm mốc giới ở thực địa theo quy định để mọi người dân biết, thực hiện và giám sát thực hiện theo quy hoạch;

d) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện công khai các thủ tục hành chính tại các cơ sở; nghiên cứu đề xuất cơ chế liên thông một cửa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tham gia thực hiện quản lý đô thị;

đ) Tổ chức rà soát lại tình hình xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn; thực hiện các biện pháp xử lý nghiêm và kịp thời những công trình, tổ chức, cá nhân vi phạm. Việc tổ chức rà soát phải có báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Xây dựng theo định kỳ hàng tháng;

e) Thực hiện tốt việc cấp giấy phép xây dựng (GPXD) theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và tăng cường bố trí cán bộ có năng lực và có phẩm chất đạo đức trong công tác cấp GPXD;

g) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; tập trung chỉ đạo và kiên quyết xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng đô thị theo Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ. Khắc phục ngay tình trạng xử phạt nhiều lần nhưng vẫn để tồn tại; đồng thời phải xử lý và thực hiện việc tháo dỡ công trình vi phạm;

h) Thực hiện các giải pháp xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển đô thị, khắc phục tình trạng quy hoạch “Treo” cũng như đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị không phù hợp với quy hoạch được duyệt;

i) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về quản lý trật tự xây dựng, nâng cao ý thức cộng đồng về trật tự, kỷ cương trong xây dựng trên địa bàn.

2. Sở Xây dựng:

a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị theo quy định tại Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quản lý kiến trúc đô thị;

b) Tổ chức tập huấn, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các nghị định của Chính phủ mới ban hành có liên quan tới hạ tầng kỹ thuật đô thị: xây dựng ngầm, cấp nước, thoát nước, nghĩa trang, chất thải rắn,...;

c) Tổ chức kiểm tra và định kỳ làm việc với địa phương về công tác quy hoạch xây dựng và chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các địa phương rà soát lại các quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được duyệt để xem xét điều chỉnh cho phù hợp, đồng thời tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết theo đúng các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng;

d) Hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các dự án khu đô thị mới theo các quy định tại Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu đô thị mới, phát triển nhà ở theo quy định tại Luật Nhà ở và Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;

đ) Chỉ đạo lực lượng thanh tra phối hợp với địa phương để quản lý tốt quy hoạch và trật tự xây dựng;

e) Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc nghiên cứu cơ chế, chính sách thu hút nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, đặc biệt tại các phường.

3. Sở Nội vụ:

a) Tăng cường kiểm tra công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa của các sở liên quan đến hoạt động xây dựng theo quy định;

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu thành lập các Đội quản lý trật tự xây dựng ở phường, xã, thị trấn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định. Tăng cường lực lượng quản lý đô thị cho cấp cơ sở, có điều kiện bám sát địa bàn, kịp thời phát hiện xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng đô thị;

c) Nghiên cứu cơ chế, chính sách thu hút nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, đặc biệt tại các phường.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, trên cơ sở quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị được cấp thẩm quyền phê duyệt hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các xã, phường trong việc quản lý đất đai, ngăn chặn kịp thời việc xây dựng trên đất không đúng theo quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và chưa được cấp thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

b) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch kiểm tra các công trình xây dựng có yếu tố ảnh hưởng đến môi trường tại các đô thị;

c) Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành của tỉnh về đất đai liên quan đến điều kiện, phương thức giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thu tiền sử dụng đất đối với các dự án xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét ban hành.

5. Trách nhiệm của các sở liên quan:

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các sở liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các quy định quản lý dự án đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với Luật Đầu tư, Luật Xây dựng; phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn thực hiện công tác lập quy hoạch xây dựng ở địa phương;

b) Sở Tài chính: chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối bố trí đủ vốn, hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn cho công tác lập quy hoạch xây dựng ở địa phương; nghiên cứu hoàn thiện cơ chế huy động vốn để tăng cường nguồn lực cho công tác thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt.

6. Yêu cầu các đơn vị dịch vụ điện, nước không cung cấp điện, nước cho công trình vi phạm (kể cả ngưng việc cung cấp cho các cá nhân và tổ chức cho chủ công trình vi phạm sử dụng nguồn điện và nước). Thủ trưởng doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ điện, nước liên quan đến công trình xây dựng vi phạm phải ngừng ngay việc cung cấp điện, nước khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

7. Các cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình; các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp giám sát, phát hiện, đưa tin, kiến nghị xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm nội dung Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu để tình hình xây dựng trái phép hoặc không thực hiện đúng thẩm quyền để xảy ra hậu quả nghiêm trọng trên lĩnh vực xây dựng tại địa bàn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm về quản lý lãnh thổ và Sở Xây dựng chịu trách nhiệm về quản lý ngành trước Ủy ban nhân dân tỉnh; thủ trưởng các sở, ngành cấp tỉnh phải tạo điều kiện và hướng dẫn giúp Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt nội chung Chỉ thị này. Quá trình thực hiện có gì vướng mắc phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 05/2006/CT-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Tấn Thành

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 03/2008/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu03/2008/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/10/2008
Ngày hiệu lực25/10/2008
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 29/05/2014
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 03/2008/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 03/2008/CT-UBND tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Chỉ thị 03/2008/CT-UBND tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị
              Loại văn bảnChỉ thị
              Số hiệu03/2008/CT-UBND
              Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Thuận
              Người kýHuỳnh Tấn Thành
              Ngày ban hành15/10/2008
              Ngày hiệu lực25/10/2008
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 29/05/2014
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản được căn cứ

                Văn bản hợp nhất

                  Văn bản gốc Chỉ thị 03/2008/CT-UBND tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị

                  Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 03/2008/CT-UBND tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị