Chỉ thị 03/CT-NHNN

Chỉ thị 03/CT-NHNN năm 2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 03/CT-NHNN 2015 tăng trưởng tín dụng xanh quản lý rủi ro môi trường xã hội


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 03/CT-NHNN

Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2015

 

CHỈ THỊ

VỀ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG XANH VÀ QUẢN LÝ RỦI RO MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG

Thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) thực hiện các nhiệm vụ sau:

I. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ TỔNG QUÁT

1. Thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, ngay từ năm 2015, hoạt động cấp tín dụng của ngành ngân hàng cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng; cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững.

2. Thực hiện rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế tín dụng cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh; tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh, qua đó thực hiện được mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển kinh tế bền vững.

II. ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ TẠI TRỤ SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thực hiện tốt công tác tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020.

2. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai xây dựng và thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh theo định hướng, mục tiêu Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã được phê duyệt; đầu mối tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm tăng cường năng lực cho hoạt động tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội; hướng dẫn các tổ chức tín dụng xây dựng và triển khai hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội.

3. Các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Vụ Tín dụng các ngành kinh tế rà soát, nghiên cứu, xây dựng quy định về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

III. ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

1. Chủ động nắm bắt tình hình kinh tế-xã hội và hoạt động ngân hàng trên địa bàn, đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp thực hiện công tác quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn.

2. Chủ động thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tổ chức tín dụng về tăng trưởng xanh trong hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng.

IV. ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1. Căn cứ Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã được phê duyệt và các chương trình, kế hoạch hành động của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, chủ động triển khai xây dựng chương trình, chính sách tín dụng xanh nhằm tăng dần tỷ trọng tín dụng xanh trong cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng của mình. Cụ thể:

a) Xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh nhằm khuyến khích hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội: nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng xanh, triển khai các chương trình tín dụng có các chính sách khuyến khích đối với các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có mục tiêu tăng trưởng xanh.

b) Cải thiện chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng tín dụng xanh, quan tâm tài trợ các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thực hiện tăng trưởng xanh.

c) Tập trung ưu tiên cấp tín dụng xanh cho các ngành kinh tế thực hiện bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sử dụng công nghệ, thiết bị thân thiện với môi trường, sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường.

2. Nghiên cứu xây dựng và triển khai các giải pháp quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Cụ thể:

a) Chủ động nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng thông qua việc cải thiện các chính sách, nguồn lực, quy trình và thủ tục cấp tín dụng để tăng cường sự phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường xã hội và quản lý tín dụng.

b) Căn cứ các quy định về môi trường và xã hội của các bộ, ngành chức năng để xem xét, đánh giá các rủi ro môi trường và xã hội (như lạm dụng tài nguyên và năng lượng, gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, làm mất cân bằng hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, tổn hại đến di sản văn hóa, đe dọa an toàn, an ninh và sức khỏe con người và cộng đồng dân cư, lao động bất bình đẳng và cưỡng bức tái định cư) tác động đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng khi thẩm định cấp tín dụng đối với khách hàng.

c) Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ đối với việc quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng, đảm bảo hoạt động quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng trở thành nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao.

3. Triển khai tích cực công tác thông tin, truyền thông về quản lý rủi ro môi trường và xã hội và chính sách tín dụng xanh của tổ chức tín dụng để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của dư luận, doanh nghiệp đối với mục tiêu tăng trưởng tín dụng xanh của tổ chức tín dụng nói riêng và ngành ngân hàng nói chung.

4. Thực hiện báo cáo định kỳ hằng quý theo Biểu báo cáo đính kèm Chỉ thị này.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị này, tổng hợp báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện Chỉ thị này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điểm 3 mục V;
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ TD (5).

THỐNG ĐỐC




Nguyễn Văn Bình

 

Tên TCTD …….

BÁO CÁO

VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG XANH VÀ QUẢN LÝ RỦI RO MT VÀ XH TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG
(Theo Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24 tháng 3 năm 2015)
Quý …… năm …….

Đơn vị: Tỷ đồng, giá trị đơn vị

STT

Chỉ tiêu

Cấp tín dụng ngắn hạn

Cấp tín dụng trung, dài hạn

S món

S tin

S món

S tin

1

Các đề nghị cấp tín dụng.

 

 

 

 

2

Các đề nghị cấp tín dụng bị từ chối sau khi đánh giá rủi ro về môi trường và xã hội.

 

 

 

 

3

Các đề nghị được phê duyệt cấp tín dụng đã thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường và xã hội.

 

 

 

 

4

Dư nợ cấp tín dụng đã thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường và xã hội.

 

 

 

 

5

Dư nợ cấp tín dụng bị tạm dừng vì có rủi ro về môi trường và xã hội.

 

 

 

 

6

Doanh số cấp tín dụng xanh.

 

 

 

 

7

Dư nợ cấp tín dụng xanh.

 

 

 

 

8

Tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trên tổng dư cấp tín dụng.

 

 

 

 

 


Lập bảng


Kiểm soát

Ngày …. tháng …. năm ….
Lãnh đạo

Ghi chú:

- Thời hạn gửi báo cáo: chậm nhất vào ngày 16 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo quý báo cáo.

- Hình thức gửi báo cáo: Gửi bằng văn bản đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế), đồng gửi bản mềm về địa chỉ: [email protected].

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 03/CT-NHNN

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu03/CT-NHNN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành24/03/2015
Ngày hiệu lực24/03/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật10 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Chỉ thị 03/CT-NHNN 2015 tăng trưởng tín dụng xanh quản lý rủi ro môi trường xã hội


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản sửa đổi, bổ sung

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Chỉ thị 03/CT-NHNN 2015 tăng trưởng tín dụng xanh quản lý rủi ro môi trường xã hội
              Loại văn bảnChỉ thị
              Số hiệu03/CT-NHNN
              Cơ quan ban hànhNgân hàng Nhà nước
              Người kýNguyễn Văn Bình
              Ngày ban hành24/03/2015
              Ngày hiệu lực24/03/2015
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
              Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
              Cập nhật10 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản được căn cứ

                      Văn bản hợp nhất

                        Văn bản gốc Chỉ thị 03/CT-NHNN 2015 tăng trưởng tín dụng xanh quản lý rủi ro môi trường xã hội

                        Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 03/CT-NHNN 2015 tăng trưởng tín dụng xanh quản lý rủi ro môi trường xã hội

                        • 24/03/2015

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 24/03/2015

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực