Chỉ thị 04/CT-UB-TH

Chỉ thị 04/CT-UB-TH về việc tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm 1997 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Chỉ thị 04/CT-UB-TH tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm 1997 đã được thay thế bởi Quyết định 49/2009/QĐ-UBND công bố văn bản hết hiệu lực thi hành và được áp dụng kể từ ngày 07/07/2009.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 04/CT-UB-TH tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm 1997


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 04/CT-UB-TH

TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 01 năm 1997

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ- XÃ HỘI NĂM 1997.

Thực hiện Quyết định số 984/TTg ngày 30-12-1996 của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 1997 và để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiều kinh tế - xã hội năm 1997 đã được Thành ủy, Hội đồng Nhân dân Thành phố thông qua, Ủy ban Nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở-Ngành-Quận- Huyện tổ chức thực hiện tốt những việc sau:

I. VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH:

1- Tiểu ban Đổi mới doanh nghiệp Thành phố phối hợp với các Sở- Ngành, Quận- Huyện tiếp tục thực hiện kế hoạch sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước theo Thông báo số 3200/ĐMDN ngầy 3-7-1996 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp, triển khai thành lập một số Tổng công ty, công ty có Hội đồng Quản trị. Đề xuất phương án giải quyết các đơn vị thua lỗ kéo dài.

2- Cục Quản lý vốn và tài sản các doanh nghiệp Nhà nước phối hợp với các Sở-Ngành, Quận-Huyện lập đề án thông qua Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét bán tài sản, nhà xưởng không cần dùng để tạo vốn đầu tư đổi mới thiết bị. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc phải kịp thời báo cáo Ủy ban Nhân dân Thành phố.

3- Sở Thương mại, Ban Quản lý Thị trường, Ban Vật giá, Hải quan Thành phố tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, chống buôn lậu, đầu cơ tích trữ, hàng giả, hàng kém phẩm chất, mất phẩm chất ; theo dõi nắm bắt kịp thời tình hình biến động giá cả thị trường, tiêu thụ hàng hóa để có biện pháp xử lý, không để xảy ra đột biến ; đồng thời phản ảnh kịp thời với Ủy ban nhân dân Thành phố kiến nghị với Chính phủ có các biện pháp quản lý tốt hàng nhập khẩu.

4- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các ngành liên quan xây dựng quy chế cụ thể nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế ngoài quốc doanh.

5- Các Ngân hàng Thương mại kiểm tra chặt chẽ và hạn chế mở L/C nhập hàng tiêu dùng trả chậm, chỉ cho phép bảo lãnh và thanh toán theo hình thức này đối với vật tư máy móc, thiết bị thật cần thiết.

II. VỀ ĐẦU TƯ:

l- Kiến trúc sư trưởng Thành phố chủ trì phối hợp với các ngành liên quan thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng đối với các huyện ngoại thành, quy hoạch chi tiết 5 quận mới và các đồ án đã được Ủy ban nhân dân Thành phố giao.

2- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chánh, Cục Đầu tư và Phát triển, Sở Xây dựng, Kiến trúc sư trưởng Thành phố kịp thời giải quyết các vướng mắc trong công tác đầu tư xây dựng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình xây dựng cơ bản theo kế hoạch được giao, đề xuất phương án tạo vốn đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng đầu mối (đường, điện, nước) phục vụ các khu công nghiệp tập trung và các khu dân cư kế cận.

Ban Vật giá chủ động phối hợp với các Quận, Huyện, các đơn vị chủ đầu tư tích cực giải quyết những vướng mắc trong công tác đền bù giải tỏa và kiến nghị biện pháp tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

3- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành, Quận, Huyện rà soát khả năng thực hiện, kịp thời đề xuất Ủy ban Nhân dân Thành phố điều chỉnh, bổ sung vốn cho những công trình trọng điểm, công trình có khả năng hoàn thành trong năm. Cương quyết cắt giảm những công trình không đủ điều kiện thực hiện.

4- Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường xây dựng tiến độ để từng bước giải quyết các trọng điểm ô nhiễm của Thành phố, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công nghiệp lập dự án di dời các cơ sở chăn nuôi, các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm nặng ra các vùng quy hoạch ở ngoại thành để xử lý ô nhiễm.

5- Công ty Điện lực Thành phố, Sở Giao thông Công chánh tiếp tục triển khai thực hiện đề án phụ thu tiền điện, nước để phát triển nhanh mạng lưới điện ở nông thôn và mạng lưới phân phối nước. Giao Viện Kinh tế phối hợp với các ngành hoàn chỉnh đề án phụ thu các loại phí được Hội đồng Nhân dân Thành phố thông qua để kịp triển khai trong quý I.

6- Thành đoàn TNCS, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện tốt đề án phát hành xổ số kiến thiết để tạo vốn xây dựng thêm phòng học.

7- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Đầu tư và Phát triển hướng dẫn và đôn đốc các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện tốt việc vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước.

8- Tiếp tục triển khai xây dựng đề án đầu tư cơ sở hạ tầng theo Chỉ thị 18/CT-UB-KT ngày 21-5-1996 của Ủy ban Nhân dân Thành phố .

9- Triển khai thực hiện Quỹ đầu tư phát triển đô thị để thu hút vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm ở thành phố.

10- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các ngành đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, phấn đấu thực hiện đạt chỉ tiêu vốn đăng ký 2 tỷ USD và vốn thực hiện đạt từ l tỷ USD trở lên, Kiểm tra lại các dự án đã có giấy phép đầu tư nhưng chưa triển khai thực hiện để làm rõ nguyên nhân, báo cáo Ủy ban Nhân dân Thành phố chỉ đạo giải quyết. Ưu tiên phát triển các dự án cơ sở hạ tầng và công nghiệp.

III. VỀ TÀI CHÁNH - GIÁ CẢ:

1- Thu ngân sách là một trong những công tác trọng tâm năm 1997 của Thành phố. Trên cơ sở kế hoạch do Ủy ban Nhân dân Thành phố giao, Giám đốc các Sở-Ngành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các Quận-Huyện khẩn trương chỉ đạo, đôn đốc thu ngân sách ngay từ đầu năm.

- Cục Thuế Thành phố phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan trong công tác thu để đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời cho ngân sách, tập trung vào các doanh nghiệp có nguồn thu lớn, nhưng không bỏ sót những nguồn thu trung bình và nhỏ. Cùng với Sở Tài chánh quản lý chặt chẽ các khoản thu phí, phụ thu , khai thác tăng nguồn thu thông qua việc thanh lý tài sản không cần dùng, các nguồn thu từ quỹ đất. Đẩy mạnh kiểm tra việc chấp hành chính sách trong nội bộ ngành thuế và các đối tượng chịu thuế, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.

- Sở Nhà đất phối hợp với Ủy ban Nhân dân các Quận-Huyện tập trung thực hiện tốt kế hoạch bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, tạo quỹ đầu tư phát triển nhà ở và cơ sở hạ tầng khu dân cư.

2- Triển khai một số biện pháp nhằm khuyến khích thu đạt và vượt kế hoạch được giao:

- Đối với thuế doanh thu, thuế lợi tức khu vực ngoài quốc doanh, nếu Quận-Huyện thu vượt chỉ tiêu kế hoạch Thành phố giao, sẽ để lại 100% số thu vượt kế hoạch (phần Thành phố được hưởng) để Quận-Huyện đầu tư cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng.

- Ủy ban Nhân dân Huyện, Quận phối hợp với các ngành có liên quan của Thành phố nắm lại tình hình sử dụng đất và tài sản công của các đơn vị để đề xuất các biện pháp giải quyết đối với những trường hợp sử dụng không đúng quy định hoặc còn lãng phí nhằm tăng thêm nguồn thu cho ngân sách để có thêm vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Thành phố và Quận-Huyện. Chấm dứt tình trạng dùng nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước cho thuê, thế chấp, chuyển đổi, chuyển nhượng trái với quy định của Nhà nước.

- Giám đốc các Sở- Ngành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các Quận-Huyện cần đề ra các biện pháp cụ thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu, kể cả chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng và quản lý chặt chẽ vốn, tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp và công sản ở cơ quan.

- Ủy ban Nhân dâ các Quận-Huyện, lãnh đạo các Sở-Ngành sớm đăng ký kế hoạch thực hành tiết kiệm năm 1997, thực hành nghiêm chỉnh các chế độ kế toán, tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm toán để thúc đẩy chi tiêu tiết kiệm. Năm 1997, Thành phố tiếp tục chủ trương thực hiện tiết kiệm 5% trong chi hành chánh sự nghiệp.

Nếu thu không đạt dự toán, phải giảm chi tương ứng, không bố trí các khoản chi khi chưa có nguồn thu.

- Cục Đầu tư và Phát triển, Sở Tài chánh có kế hoạch cấp phát, thanh toán kịp thời vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa cho các công trình tương ứng với khối lượng thực hiện, không để nợ đọng kéo dài. Giúp cơ sở tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục và một số trở ngại khác để thực hiện tốt kế hoạch đầu tư trong năm 1997.

3- Cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước triển khai thực hiện Nghị định số 59/CP ngày 03-l0-1996 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành Trung ương về quy chế quản lý tài chánh và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước. Kịp thời báo cáo Ủy ban Nhân dân Thành phố những quy định chưa phù hợp để kiến nghị Chính phủ điều chỉnh, bổ sung.

IV. VĂN HÓA – XÃ HỘI – AN NINH VÀ QUỐC PHÒNG:

Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các ngành văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, giảm tỷ lệ tăng dân số. Tạo bước phát triển mới về giáo dục, đào tạo, thực hiện một bước mục tiêu nâng cao mặt bằng học vấn, tiếp tục xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập cấp 2 đối với người dân nội thành, các thị trấn.

- Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế triển khai đề án xây dựng trường và bệnh viện dân lập, báo cáo Ủy ban Nhân dân Thành phố xem xét, phê chuẩn.

- Sở Văn hóa-Thông tin, Sở Thể dục-Thể thao nghiên cứu lựa chọn một số loại hình văn hóa, nghệ thuật phù hợp với đạo đức, truyền thống dân tộc, một số Câu lạc bộ thể thao theo từng môn để huy động kinh phí của các thành viên tự nguyện thuộc các thành phần kinh tế tham gia xây dựng, quản lý hoạt động có thu để tự bù đắp.

- Các Sở-Ban-Ngành và Quận-Huyện tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện các Nghị định của Chính phủ về bài trừ văn hóa đồi trụy, tệ nạn xã hội ; trật tự đô thị, an toàn giao thông và phòng cháy. Tổ chức thực hiện tuyển quân và giao quân năm 1997 một lần đủ chỉ tiêu và đảm bảo chất lượng theo quy định.

V. VỀ CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÁNH:

Trong năm 1997, Thành phố tiếp tục thực hiện chương trình cải cách hành chánh, tập trung vào các lĩnh vực:

1- Điều chỉnh quy trình điều hành, quản lý và quy chế hoạt động nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện công vụ và các công việc có liên quan trực tiếp đến dân, bố trí cán bộ có phẩm chất, am hiểu công việc để tiếp dân, giải quyết đúng pháp luật, đúng thời hạn các khiếu nại, tố cáo của công dân. Chú trọng các lĩnh vực nhà, đất, cấp phép xây dựng, xét duyệt dự án, quy hoạch kiến trúc và các thủ tục hành chính.

2- Triển khai tiếp tục cơ chế "1 dấu 1 cửa'' ở những quận-huyện có đủ điều kiện và thực hiện cải cách thủ tục hành chánh ở 5 sở trọng điểm và Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố theo Chỉ thị 36/CT-UB ngày 11-11-1996 của Ủy ban nhân dân Thành phố. Triển khai nhanh khu hành chánh tập trung của Ủy ban nhân dân Thành phố để cuối năm 1997 chuyển một số sở về.

3- Thủ trưởng các Sở-Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức rà soát các quy định và các mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước theo hướng cải cách của nghị quyết Trung ương 8, tiếp tục kiện toàn, tổ chức sắp xếp lại bộ máy Nhà nước Thành phố.

4- Nhằm từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ, Thủ trưởng các Sở-Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đều phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ với nhiều hình thức phù hợp để nâng cao chất lượng công việc và bổ sung thay thế theo quy hoạch.

VI. VỀ CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1- Trên cơ sở những chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước đã được Thành ủy, Hội đồng Nhân dân Thành phố thông qua, các Sở-Ngành, Quận-Huyện phải cụ thể hóa và hướng dẫn những vấn đề thuộc Sở, Ngành, địa phương phụ trách để thực hiện thống nhất. Phải khẩn trương triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội ngay từ quý I/1997 cho có hiệu quả.

2- Các Sở, Ngành, Ủy ban Nhân dân các Quận-Huyện phải báo cáo hàng tháng về tình hình thực hiện kế hoạch trên những lĩnh vực chủ yếu về sản xuất, thu hút đầu tư, xây dựng cơ bản, thu – chi ngân sách, xuất-nhập khẩu,… gởi Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chánh, chậm nhất ngày 25 hàng tháng.

3- Thực hiện chế độ giao ban hàng tháng giữa những cơ quan có liên quan, do Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chánh phối hợp chủ trì để kịp thời giải quyết hoặc đề xuất các biện pháp khắc phục những vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 1997.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Q. CHỦ TỊCH




Võ Viết Thanh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 04/CT-UB-TH

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu04/CT-UB-TH
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/01/1997
Ngày hiệu lực29/01/1997
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 07/07/2009
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 04/CT-UB-TH

Lược đồ Chỉ thị 04/CT-UB-TH tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm 1997


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 04/CT-UB-TH tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm 1997
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu04/CT-UB-TH
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýVõ Viết Thanh
                Ngày ban hành29/01/1997
                Ngày hiệu lực29/01/1997
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 07/07/2009
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Chỉ thị 04/CT-UB-TH tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm 1997

                          Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 04/CT-UB-TH tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm 1997