Chỉ thị 05/2005/CT-NHNN thực hiện phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN đã được thay thế bởi Thông tư 02/2013/TT-NHNN phân loại tài sản có mức trích phương pháp trích lập và được áp dụng kể từ ngày 01/06/2014.
Nội dung toàn văn Chỉ thị 05/2005/CT-NHNN thực hiện phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 493/2005/QĐ-NHNN">05/2005/CT-NHNN |
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2005 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 493/2005/QĐ-NHNN
Ngày 22/4/2005 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo thông lệ quốc tế. Nhằm đánh giá chính xác thực trạng, chất lượng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và từng tổ chức tín dụng nói riêng trên cơ sở chuẩn mực quốc tế, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ thị:
1. Các tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng cơ sở) phải tiến hành tổng kiểm tra đánh giá chất lượng tín dụng và khả năng trích lập dự phòng rủi ro theo các nội dung sau:
- Phân loại nợ: các khoản nợ được phân từ nhóm 1 đến nhóm 5 theo Điều 6 Quy định nói trên.
- Tỷ lệ nợ xấu (NPL)/tổng dư nợ: Nợ xấu bao gồm các khoản nợ được phân từ nhóm 3 đến nhóm 5.
- Tình hình trích lập dự phòng rủi ro: Thực tế đã trích và khả năng trích theo Quy định nói trên.
Thời điểm lấy số liệu báo cáo: 30/6/2005.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng phải tổ chức triển khai khẩn trương và toàn diện việc tổng kiểm tra đánh giá chất lượng tín dụng.
Chậm nhất đến 31/7/2005, tổ chức tín dụng phải gửi báo cáo lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước theo Mẫu biểu la của Quy định nói trên (qua Vụ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng).
3. Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý đối với tổ chức tín dụng vi phạm như sau:
- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo các quy định hiện hành.
- Tổ chức thanh tra toàn diện đối với những tổ chức tín dụng bị nghi ngờ báo cáo Bai số liệu để có các biện pháp xử lý thích hợp.
4. Vụ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra ngân hàng để tổng hợp, đánh giá số liệu và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý các trường hợp tổ chức tín dụng, cá nhân vi phạm điểm 3 nói trên.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các tổ chức tín dụng nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này, trong quá trình thực hiện, có vấn đề gì vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng và tổ chức tí dụng phi ngân hàng) để được hướng dẫn xử lý.
|
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |