Chỉ thị 05/2010/CT-UBND

Chỉ thị 05/2010/CT-UBND tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa do tỉnh Bến Tre ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 05/2010/CT-UBND bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2010/CT-UBND

Bến Tre, ngày 19 tháng 10 năm 2010

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA.

Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực; nhận thức của các tổ chức, cá nhân quản lý, người tham gia giao thông đường thuỷ nội địa được nâng lên; phương tiện tham gia giao thông được đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển phương tiện có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, tình hình trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trên một số tuyến, địa bàn trọng điểm trong tỉnh còn diễn biến phức tạp; ý thức tự giác chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông đường thuỷ chưa cao: phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, không đảm bảo an toàn kỹ thuật, chở quá tải trọng, thuyền viên không bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn; tình trạng lấn chiếm luồng, hành lang an toàn giao thông,… vẫn còn xảy ra. Từ đầu năm 2010 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bến Tre tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa xảy ra 5 vụ, làm chết 4 người, tài sản thiệt hại 2,350 tỷ đồng. Tuy có giảm về số vụ so với cùng kỳ năm 2009, nhưng tính chất các vụ tai nạn nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến tính mạng, tài sản của nhân dân và trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trong tỉnh.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do người tham gia giao thông đường thuỷ nội địa không chấp hành các quy định về an toàn giao thông; công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn giao thông đường thuỷ nội địa chưa được quan tâm đúng mức, thiếu kiên quyết trong xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa; Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ; kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông đường thuỷ đến mức thấp nhất, Uỷ ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:

1. Sở Giao thông vận tải:

a) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, các sở, ban ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo thống kê danh sách các tổ chức, cá nhân có phương tiện hoạt động đường thuỷ chưa đăng ký, đăng kiểm, thuyền viên, người lái phương tiện không bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn để tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia đăng ký, đăng kiểm phương tiện.

b) Chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra chặt chẽ phương tiện, thuyền viên và người lái phương tiện tại nơi xuất phát; xử lý triệt để phương tiện chở quá tải, phương tiện không đủ điều kiện an toàn khi chưa rời cảng, bến thuỷ nội địa;

c) Phối hợp với các đơn vị, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa, Cảng vụ Đường thuỷ nội địa khu vực III, Thanh tra đường thuỷ nội địa của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh thường xuyên kiểm tra các điều kiện an toàn tại các bến khách ngang sông, các bến tàu du lịch trong các ngày lễ, hội, mùa mưa bão. Kiên quyết xử lý những bến, bãi không có giấy phép mở bến hoạt động, lấn chiếm luồng, hành lang bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa; các hàng đáy khai thác thuỷ sản lấn chiếm luồng tàu chạy;

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí địa phương và các tổ chức đoàn thể nhân dân đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và hướng dẫn thực hiện pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa;

đ) Thường xuyên tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ phương tiện, giấy chứng nhận học tập pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa cho người lái phương tiện thuỷ trong tỉnh. Đặc biệt quan tâm tạo điều kiện cho người nghèo vẫn có khả năng tham gia học, thi để được cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định.

2. Công an tỉnh:

a) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát đường thuỷ tăng cường tuần tra, kiểm soát hoạt động của các phương tiện thuỷ trên các tuyến đường thuỷ nội địa, kiểm tra các bến thuỷ nội địa trên địa bàn, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm, nhất là phương tiện không đảm bảo an toàn, phương tiện chở quá trọng tải cho phép, người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định, đình chỉ các phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

b) Tiếp tục phối hợp với Chi cục Đăng kiểm, Sở Giao thông vận tải và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố nhân rộng mô hình tuyên truyền vận động các chủ phương tiện có phương tiện hoạt động đường thuỷ chưa đăng ký, đăng kiểm, không có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn; hướng dẫn thủ tục đăng ký, đăng kiểm, tham gia học, thi lấy bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của pháp luật.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các trường học thường xuyên giáo dục, nhắc nhở các em học sinh chấp hành quy định của pháp luật khi tham gia giao thông đường thuỷ, khi đi đò, tàu, thuyền phải luôn mang thiết bị cứu sinh (áo phao, cặp phao), không xuống các phương tiện đã chở đủ trọng tải cho phép; yêu cầu giáo viên chủ nhiệm hoặc phụ trách lớp thường xuyên nhắc nhở, cảnh báo các em ngay trước khi được nghỉ lễ, nghỉ hè về việc vui chơi, giải trí trên đường thuỷ.

4. Sở Tư pháp: chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa sâu rộng trong nhân dân; hàng năm, tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức tập huấn pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa cho các huyện, thành phố.

5. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền (qua các hình thức cổ động trực quan, chiếu phim, các hoạt động văn hoá, văn nghệ,…) sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa; tăng cường quản lý, giám sát các đơn vị kinh doanh du lịch hoặc vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện đường thuỷ nội địa thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, nhất là điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện, bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện vận tải khách tham quan du lịch.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố kiểm soát việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường trong vận tải, xếp, dỡ hàng hoá tại cảng, bến thuỷ nội địa, thi công công trình, khai thác cát, khoáng sản lòng sông trên đường thuỷ nội địa làm ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ nội địa.

b) Tăng cường chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với cơ quan chuyên ngành đường thuỷ, Uỷ ban nhân dân các cấp, các lực lượng liên quan kiểm tra hoạt động khai thác cát, khoáng sản lòng sông trên đường thuỷ nội địa.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chỉ đạo kiểm tra chặt chẽ công tác đăng ký tàu cá và thuyền viên, đăng kiểm cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá theo quy định của pháp luật; kiểm tra, xử lý nghiêm chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định về bảo đảm an toàn kỹ thuật, bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu cá.

b) Tham gia phối hợp các ngành chức năng, Uỷ ban nhân dân các cấp phân vùng, giải toả các hàng đáy khai thác thuỷ sản đóng lấn chiếm luồng tàu chạy.

8. Sở Công Thương:

a) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp có phương tiện tàu, thuyền vận chuyển xăng, dầu hoạt động đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ.

b) Thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật an toàn giao thông đường thuỷ của các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu ven sông, ven biển; phòng ngừa, ngăn chặn sự cố tràn dầu xảy ra trên đường thuỷ nội địa.

9. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Đồng Khởi:

a) Tổ chức tuyên truyền các quy định pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đến từng người dân, từng cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

b) Phải tạo được dư luận xã hội lên án mạnh mẽ đối với các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, tác động đến từng gia đình, từng người; kịp thời đưa tin tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến và phê phán việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa chưa tốt để động viên, rút kinh nghiệm chung.

10. Sở Tài chính: Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí xử phạt an toàn giao thông đường thuỷ nội địa theo quy định của pháp luật.

11. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp phát huy tốt vai trò của tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục tuyên truyền hội viên, đoàn viên gương mẫu và vận động các tầng lớp nhân dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

12. Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn:

a) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa; Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;

b) Kiểm tra chặt chẽ việc đăng ký, quản lý phương tiện thuỷ nội địa; hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra mức độ an toàn, điều kiện hoạt động đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số 343/2006/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2006 của Uỷ ban nhân tỉnh Bến Tre. Xử lý nghiêm chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện vận chuyển khách (bao gồm cả học sinh) ở các bến khách ngang sông hoạt động không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa theo sự phân công, phân cấp;

c) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa đến tận tổ nhân dân tự quản, nhất là các đối tượng học sinh, người dân sinh sống, hành nghề trên sông bằng nhiều hình thức, nội dung thiết thực, phù hợp với từng đối tượng tham gia giao thông đường thuỷ nội địa.

13. Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc chỉ thị này. Định kỳ 6 tháng báo cáo về Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh (Sở Giao thông vận tải) để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

14. Giao Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện và những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, kịp thời kiến nghị các biện pháp xử lý để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện.

Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- VPCP, UBATGTQG;
- Bộ Giao thông vận tải;
- TT-TU, TT-HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội;
- Cục KTVB QPPL-Bộ TP;
- Cục ĐTNĐVN;
- Đoàn QLĐT số 11;
- Cảng vụ ĐTNĐ khu vực III;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Sở Tp, TT. Ban ATGT tỉnh;
- Chi cục Đăng kiểm;
- Báo ĐK, Đài PT-TH;
- Website Chính phủ;
- CB tỉnh ( 2b), Phòng Tiếp dân;
- KTN (HC), TH, NC, VX, PC;  
-Lưu: VT, HC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thái Xây

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 05/2010/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu05/2010/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành19/10/2010
Ngày hiệu lực29/10/2010
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật14 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 05/2010/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 05/2010/CT-UBND bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 05/2010/CT-UBND bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu05/2010/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bến Tre
                Người kýNguyễn Thái Xây
                Ngày ban hành19/10/2010
                Ngày hiệu lực29/10/2010
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật14 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Chỉ thị 05/2010/CT-UBND bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa

                      Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 05/2010/CT-UBND bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa

                      • 19/10/2010

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 29/10/2010

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực