Chỉ thị 07/CT-UB-KT

Chỉ thị 07/CT-UB-KT về chấn chỉnh việc mở tài khoản tiền gởi vãng lai ở các quận, huyện do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Chỉ thị 07/CT-UB-KT chấn chỉnh mở tài khoản tiền gởi vãng lai quận, huyện Hồ Chí Minh đã được thay thế bởi Quyết định 48/2009/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản thành phố Hồ Chí Minh và được áp dụng kể từ ngày 07/07/2009.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 07/CT-UB-KT chấn chỉnh mở tài khoản tiền gởi vãng lai quận, huyện Hồ Chí Minh


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 07/CT-UB-KT

TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 02 năm 1995

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH VIỆC MỞ TÀI KHOẢN TIỀN GỞI VÃNG LAI Ở CÁC QUẬN, HUYỆN.

Để tăng cường quản lý việc điều hành ngân sách, đặc biệt là chấn chỉnh nội dung các tài khoản tiền gởi vãng lai của 18 quận, huyện.

Căn cứ vào báo cáo hiện trạng hệ thống các tài khoản tiền gởi vãng lai của 18 quận, huyện do Sở Tài chánh khảo sát trực tiếp từ ngày 01 đến ngày 09/12/1994.

Trong điều kiện Luật Ngân sách chưa được Quốc hội thông qua và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý thu chi ngân sách : “Mọi khoản thu chi đều phải được phản ánh đầy đủ kịp thời vào ngân sách”.

Để chấp hành sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung quản lý thu chi ngân sách nhà nước, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị giải quyết ngay một số vấn đề cụ thể như sau :

1/ Ủy ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo Phòng Tài chính thu hồi và nộp ngay vào ngân sách quận, huyện toàn bộ các khoản “tạm ứng - hỗ trợ - cho vay” dưới mọi hình thức từ các nguồn : ngân sách, tài khoản tiền gởi, tài khoản vãng lai v.v…từ nay đến ngày 15/3/1995.

Đối với quỹ dự trữ tài chính của địa phương, các quận huyện phải sử dụng đúng theo quy định của nhà nước, không được cấp phát luôn mà chỉ được tạm ứng trong trường hợp thật sự cấp bách và thu hồi về tài khoản quỹ dự trữ tài chánh vào cuối năm ngân sách.

2/ Trong khi chờ Bộ Tài chánh có quy định hướng dẫn cụ thể về nội dung hạch toán của hệ thống các tài khoản tiền gởi vãng lai, trước mắt, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Chi Cục Kho bạc thành phố làm việc với Sở Tài chánh để thống nhất lại hệ thống tài khoản tiền gởi vãng lai ở 18 quận, huyện về số hiệu và nội dung cụ thể của từng tài khoản.

Mỗi quận, huyện chỉ mở tối đa 3 tài khoản (mỗi tài khoản có thể có từ 2 đến 3 tiểu khoản) để phục vụ các nội dung sau :

a) Dự trữ tài chánh địa phương.

b) Tiếp nhận kinh phí ủy quyền của Trung ương, thành phố.

c) Các khoản tạm thu chờ xử lý (thanh lý công nợ, giải thể DNNN, truy phạt thuế, hồ sơ thanh tra, tòa án chưa kết thúc).

d) Một số quỹ chuyên dùng theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố (nếu có).

Giao trách nhiệm cho Sở Tài chánh cùng với Chi Cục Kho bạc thành phố bàn bạc hướng dẫn thống nhất việc đăng ký lại các tài khoản theo hướng chấn chỉnh nêu trên.

3/ Sau khi hệ thống tài khoản vãng lai tiền gởi được điều chỉnh lại theo đúng số hiệu và nội dung cụ thể nêu trên (điểm 2), Ủy ban nhân dân quận, huyện phải nộp ngay chênh lệch các số dư không liên quan đến các nội dung nêu trên vào ngân sách quận, huyện.

4/ Đối với tiền gởi ở các Ngân hàng khác (ngoài hệ thống kho bạc), hoặc quỹ phúc lợi riêng có của quận huyện, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Ủy ban nhân dân quận, huyện phải có văn bản giải trình cụ thể, đề xướng xử lý báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố theo nguyên tắc : thu hồi nộp vào ngân sách quận huyện toàn bộ số thu này sau khi đã loại trừ các khoản thu chi trọng điểm cấp bách (như đền bù, giải tỏa…) đã được quận, huyện xác định và được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

5/ Đối với các công trình trọng điểm của quận, huyện có tranh thủ nhiều nguồn vốn như nguồn vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế, thanh lý các cơ sở xuống cấp, chuyển quyền sử dụng đất, nhân dân đóng góp v.v… Ủy ban nhân dân quận, huyện cần chỉ đạo quản lý theo đúng quy định của nhà nước.

Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Tài chánh theo dõi tiến độ xử lý các vấn đề nêu trên, báo cáo lại Ủy ban nhân dân thành phố vào cuối tháng 3/1995.

Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Ủy ban nhân dân quận, huyện và các ngành liên quan thực hiện đúng tinh thần chỉ thị này trong thời gian qui định.-

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Trương Tấn Sang

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 07/CT-UB-KT

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu07/CT-UB-KT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/02/1995
Ngày hiệu lực16/02/1995
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 07/07/2009
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 07/CT-UB-KT

Lược đồ Chỉ thị 07/CT-UB-KT chấn chỉnh mở tài khoản tiền gởi vãng lai quận, huyện Hồ Chí Minh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 07/CT-UB-KT chấn chỉnh mở tài khoản tiền gởi vãng lai quận, huyện Hồ Chí Minh
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu07/CT-UB-KT
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýTrương Tấn Sang
                Ngày ban hành16/02/1995
                Ngày hiệu lực16/02/1995
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 07/07/2009
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Chỉ thị 07/CT-UB-KT chấn chỉnh mở tài khoản tiền gởi vãng lai quận, huyện Hồ Chí Minh

                          Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 07/CT-UB-KT chấn chỉnh mở tài khoản tiền gởi vãng lai quận, huyện Hồ Chí Minh