Chỉ thị 07/CT-UB thanh tra hoạt động ngành tài chính đã được thay thế bởi Quyết định 49/2009/QĐ-UBND công bố văn bản hết hiệu lực thi hành và được áp dụng kể từ ngày 07/07/2009.
Nội dung toàn văn Chỉ thị 07/CT-UB thanh tra hoạt động ngành tài chính
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 02 năm 1991 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THANH TRA HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH TÀI CHÁNH
Để chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, xây dựng và củng cố ngành tài chính từ thành phố đến quận, huyện vững mạnh đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế, nhằm thực hiện quyết định 240/HĐBT ngày 26/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng “về đấu tranh chống tham nhũng” ở ngành tài chính; chấp hành quyết định 413/CT ngày 29/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ thị:
1/ Thanh tra thành phố phối hợp với Thanh tra Nhà nước (do Thanh tra Nhà nước chủ trì) tổ chức thực hiện cuộc thanh tra các hoạt động của ngành Tài chính cấp thành phố, một số quận, huyện và một số đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm:
a) Làm rõ ưu điểm, khuyết điểm của ngành Tài chính trong nhiện vụ quản lý tài chính về các mặt: tổ chức điều hành ngân sách, tổ chức các mặt công tác thu, phân phối và giám đốc sử dụng vốn ngân sách, bao gồm cả nguồn thu từ vay nợ và viện trợ của nước ngoài; tình hình chấp hành pháp luật Nhà nước, các chế độ quản lý kinh tế - tài chính trong nội bộ ngành tài chính.
Qua đó làm rõ việc thể chế hoá, hướng dẫn thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tài chính; việc thực hiện chức năng tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực tài chính; làm rõ ưu khuyết điểm của Uỷ ban nhân dân trong việc chỉ đạo thực hiện chính sách, chế độ tài chính theo chức trách, quyền hạn của mình.
b) Xử lý và chấn chỉnh ngay các sai phạm về chế độ tài chính, thu hồi ngay vào ngân sách Nhà nước các khoản phải thu; bãi bỏ ngay các quy định thu phí tài chính trái với pháp luật Nhà nước; góp phần kiến nghị, bổ sung sửa đổi, xây dựng cơ chế, chính sách đáp ứng công cuộc đổi mới quản lý kinh tế.
2/ Thời kỳ thanh tra chủ yếu là 2 năm 1989-1990. Trường hợp cần thiết có thể xem xét cả thời gian trước đó.
3/ Đoàn thanh tra của thanh tra Nhà nước sẽ tiến hành thanh tra các đơn vị chức năng của Sở Tài chính và một số quận, huyện, một số đơn vị sản xuất kinh doanh.
Thanh tra thành phố có trách nhiệm cử cán bộ thanh tra tham gia đoàn và huy động cán bộ của các ngành Vật giá, Kế hoạch, Thống kê, ngân hàng tham gia, kể cả một số cán bộ hưu trí có điều kiện.
Sở Tài chính có trách nhiệm cử cán bộ, chuẩn bị tài liệu làm việc với Đoàn thanh tra theo đề cương của Đoàn, tạo điều kiện, phương tiện để đoàn làm việc được thuận lợi.
Uỷ ban nhân dân và Phòng Tài chính các quận, huyện, các đơn vị sản xuất kinh doanh nơi Đoàn Thanh tra đến làm việc (sẽ có thông báo sau) có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu theo kế hoạch và đề cương của Đoàn.
Thời gian thanh tra dự kiến từ giữa tháng 2/1991 đến tháng 5/1991.
Chánh Thanh tra thành phố, Giám đốc Sở Tài chính (Giám đốc hiện nay và Giám đốc thời kỳ 1989-1990), thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thực hiện tốt chỉ thị này. Trong quá trình thanh tra tài chính và khi kết thúc thanh tra tài chính thành phố; Chánh Thanh tra thành phố và Giám đốc Sở Tài chánh thường xuyên báo cáo kết quả cho Uỷ ban nhân dân thành phố.
Nơi nhận: | T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |