Chỉ thị 08/2007/CT-UBND

Chỉ thị 08/2007/CT-UBND tăng cường thực hiện Chỉ thị 34/1999/CT-TTg và Chỉ thị 03/2000/CT-TTg đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em giai đoạn 2007 - 2010 trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Chỉ thị 08/2007/CT-UBND thực hiện Chỉ thị chăm sóc giáo dục trẻ em Bình Phước đã được thay thế bởi Quyết định 1320/QĐ-UBND năm 2012 danh mục văn bản Bình Phước hết hiệu lực và được áp dụng kể từ ngày 27/06/2012.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 08/2007/CT-UBND thực hiện Chỉ thị chăm sóc giáo dục trẻ em Bình Phước


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2007/CT-UBND

Đồng Xoài, ngày 08 tháng 6 năm 2007

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHỈ THỊ 34/1999/CT-TTG VÀ CHỈ THỊ 03/2000/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BVCS&GD TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2007 – 2010 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Thực hiện Chỉ thị 34/1999/CT-TTg ngày 27/12/1999 và Chỉ thị 03/2000/CT-TTg ngày 24/01/2000 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 20/KH-TU ngày 07/11/2000 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị 55/CT-TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2001 - 2010 của chính quyền các cấp đã được thúc đẩy mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả tốt. Tình hình sức khỏe dinh dưỡng trẻ em, học tập, đời sống văn hóa tinh thần của trẻ em đã có nhiều cải thiện đáng kể so với những năm trước đây.

Tuy vậy, số trẻ em suy dinh dưỡng còn cao; tình trạng trẻ em thất học, bỏ học còn nhiều; điểm vui chơi, giải trí dành cho trẻ em ở cơ sở còn quá thấp. Việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chưa thường xuyên và chưa thật sự hiệu quả như: Trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em vi phạm pháp luật … có chiều hướng gia tăng. Tình hình trên là đáng báo động và có tác động xấu đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em, đến thuần phong mỹ tục của nhân dân. Trong khi đó các ngành, các cấp, nhất là chính quyền ở cơ sở chưa thấy hết tính cấp bách của công tác trẻ em, chưa nhận thức đầy đủ vị trí và tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa, nên thiếu đầu tư nguồn lực cho các chương trình mục tiêu vì trẻ em giai đoạn 2001 - 2010.

Để thực hiện tốt Chỉ thị 34/1999/CT-TTg và Chỉ thị 03/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ,

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Giao Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể có liên quan và UBND các huyện, thị xã tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 34/1999/CT-TTg Chỉ thị 03/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 03/QĐ-UBDSGĐTE ngày 01 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em Việt Nam về “Xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em” được lồng ghép vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng “Đề án xã phường phù hợp với trẻ em” giai đoạn 2007 - 2010.

2. Sở Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, xây dựng kế hoạch thực hiện qui hoạch điểm vui chơi giải trí dành cho trẻ em ở các xã, phường giai đoạn 2007 - 2010 và hướng dẫn. Chỉ đạo Trung tâm Văn hóa - Thông tin thể thao các huyện, thị xã xây dựng các panô, tranh ảnh xây dựng các tiểu phẩm, kịch ngắn… lồng ghép các chương trình thông tin lưu động hội diễn nghệ thuật quần chúng những nội dung về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

3. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch thực hiện qui hoạch xây dựng đạt 80% trạm y tế chuẩn quốc gia giai đoạn 2007 - 2010.

4. Sở Giáo dục Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã: Xây dựng kế hoạch thực hiện qui hoạch xây dựng trường học chuẩn quốc gia, giai đoạn 2007 - 2010. Cụ thể như sau:

- Trường Mầm non đạt 10% trường chuẩn.

- Trường tiểu học đạt 10 -15% trường chuẩn.

- Trường trung học cơ sở đạt 30% trường chuẩn.

- Trường trung học phổ thông đạt 26% trường chuẩn.

5. Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bình Phước và các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền sâu rộng các nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về các chính sách có liên quan đến trẻ em, Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001 - 2010. Chú trọng đưa tin người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong hoạt động Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em. Tuyên truyền các hình thức vui chơi, giải trí, các sản phẩm văn hóa, vui chơi có ích cho sự phát triển về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ của trẻ em.

6. Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí hàng năm cho việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu vì trẻ em giai đoạn 2007- 2010.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo các phường, xã, thị trấn phối hợp các ngành liên quan triển khai xây dựng chương trình hành động vì trẻ em cấp huyện, thị xã giai đoạn 2007 - 2010 và hàng năm ở cấp xã, phường, thị trấn. Đề ra các biện pháp thực hiện các mục tiêu chính của chương trình như:

- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống còn 20% vào năm 2010.

- 100% trẻ em khuyết tật được can thiệp y tế vào năm 2010.

- 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ chăm sóc dưới mọi hình thức ở cộng đồng.

- 85% hộ dân cư sử dụng nước sạch hợp vệ sinh và hố xí hợp vệ sinh vào năm 2010.

- Địa phương có qui hoạch đất để xây dựng trường chuẩn quốc gia, trạm y tế chuẩn quốc gia và có 70% xã, phường, thị trấn có điểm vui chơi giải trí dành cho trẻ em vào năm 2010.

- 100% xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện phong trào “ Xây dựng xã phường, phù hợp với trẻ em” ở cơ sở. Đến năm 2010 có 70% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em.

Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp triển khai thực hiện Chỉ thị này, lồng ghép và đưa các mục tiêu vì trẻ em vào kế hoạch và các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em tỉnh có kế hoạch phối hợp giám sát, đánh giá định kỳ hàng năm báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban dân số - Gia đình - Trẻ em Việt nam, Tỉnh ủy theo qui định.

Chỉ thị này được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./

 

 

TM. BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Giang Văn Khoa

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 08/2007/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu08/2007/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/06/2007
Ngày hiệu lực18/06/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giáo dục
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 27/06/2012
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 08/2007/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 08/2007/CT-UBND thực hiện Chỉ thị chăm sóc giáo dục trẻ em Bình Phước


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 08/2007/CT-UBND thực hiện Chỉ thị chăm sóc giáo dục trẻ em Bình Phước
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu08/2007/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Phước
                Người kýGiang Văn Khoa
                Ngày ban hành08/06/2007
                Ngày hiệu lực18/06/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giáo dục
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 27/06/2012
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Chỉ thị 08/2007/CT-UBND thực hiện Chỉ thị chăm sóc giáo dục trẻ em Bình Phước

                    Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 08/2007/CT-UBND thực hiện Chỉ thị chăm sóc giáo dục trẻ em Bình Phước