Chỉ thị 10/CT-UBND

Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 về tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi, đất đai hành lang bảo vệ đê điều, xả thải vào nguồn nước; quản lý khai thác, vận chuyển, bến bãi tập kết, kinh doanh cát sỏi trên các tuyến sông, cửa biển trên địa bàn tỉnh Nam Định

Nội dung toàn văn Chỉ thị 10/CT-UBND 2017 xử lý vi phạm pháp luật đê điều công trình thủy lợi đất đai Nam Định


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/CT-UBND

Nam Định, ngày 23 tháng 8 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐÊ ĐIỀU, CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, ĐẤT ĐAI HÀNH LANG BẢO VỆ ĐÊ ĐIỀU, XẢ THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC; QUẢN LÝ KHAI THÁC, VẬN CHUYỂN, BẾN BÃI TẬP KẾT, KINH DOANH CÁT SỎI TRÊN CÁC TUYẾN SÔNG, CỬA BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thời gian vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 25/6/2014 về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2014 và các văn bản chỉ đạo xử lý vi phạm về đê điều, sử dụng đất, xả thải vào nguồn nước và khai thác cát trái phép trên các tuyến sông trên địa bàn tỉnh. Các ngành, địa phương đã tổ chức thực hiện, ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được nâng lên; tuy vậy, việc xử lý vi phạm về đê điều, sử dụng đất bãi ven sông, khai thác cát, sỏi trên các tuyến sông đã có chuyển biến nhưng hiệu quả chưa cao, tình trạng vi phạm vẫn tiếp diễn, một số trường hợp vi phạm nghiêm trọng còn tồn tại chưa được xử lý dứt điểm. Trên bãi sông và hành lang bảo vệ đê, các tổ chức, cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lập bến tập kết kinh doanh vật liệu xây dựng trái phép, xây dựng công trình, nhà xưởng, vật kiến trúc kiên c, sử dụng phương tiện có tải trọng lớn đi trên đê gây lún sụt mặt đê, gây nguy cơ sạt lở bờ bãi, ô nhiễm môi trường, mất an toàn đê điều và thoát lũ, việc xả thi ra các dòng sông, hệ thống công trình thủy lợi gây ô nhiễm môi trường nước phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh mức báo động,…

Đtăng cường kỷ cương pháp luật trong lĩnh vực quản lý đê điều, công trình thủy lợi, xả thải vào nguồn nước, sử dụng đất bãi ven sông và khai thác tài nguyên khoáng sn cát sỏi ở lòng sông và ca bin, xử lý có hiệu qu các hành vi vi phạm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các nội dung như sau:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về Luật Đê điều, Luật Phòng chống thiên tai, Luật Xây dựng, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Khoáng sản, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước đtổ chức, doanh nghiệp và người dân hiểu, chấp hành đúng.

Xác định trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện Chthị số 447/CT-TTg ngày 25/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và quản lý việc khai thác, vận chuyn, kinh doanh cát sỏi gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều; Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 17/7/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc tăng cường lãnh đạo công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại các văn bản: Quyết định số 2989/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND ngày 16/5/2017 ban hành quy định trách nhiệm về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; s355/UBND-VP3 ngày 08/5/2017 về việc tăng cường phòng (chng vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát sông trên địa bàn tỉnh; s549/UBND-VP3 ngày 06/7/2017 về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và chất lượng nước trong hệ thống thủy lợi.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định:

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường:

+ Rà soát việc sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, cho thuê mặt nước của tổ chức, cá nhân tại khu vực bãi ven sông, hành lang bảo vệ đê điều đã được địa phương (cấp huyện, xã) giao, cho cá nhân thuê đất. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiên quyết thu hồi và kiến nghị thu hi các loại văn bản đã giao, cấp đất đối với các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, lập bến bãi, tập kết vật liệu, xây dựng công trình gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều, giao thông và thoát lũ.

+ Thực hiện biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm các phương tiện quá ti đi trên đê; thành lập các tổ kiểm tra, cht chặn tại các điểm nóng về khai thác trái phép, các hoạt động vận chuyển cát sỏi lòng sông, tập kết trên bãi và sử dụng đường vận chuyển qua đê.

+ Kiểm soát chặt chẽ việc xả thải gây ô nhiễm nguồn nước thuộc hệ thống thủy lợi; phát hiện và xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm ngay từ khi mới phát sinh.

Thời gian triển khai tổ chức thực hiện từ tháng 9 năm 2017.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã: Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng quản lý đnhân dân ở những xã có đê; phát huy vai trò giám sát, tố giác của nhân dân đối với các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất bãi ven sông, hành lang bảo vệ đê điều, hoạt động bến bãi, giao thông trên đê, xả thải gây ô nhiễm nguồn nước,..; xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm hoặc báo cáo kiến nghị xử lý đối với các trường hợp vượt thẩm quyền.

- Tổ chức kiểm tra và chấn chỉnh kịp thời công tác quản lý nhà nước tại các địa phương có nhiều vi phạm, để tái phạm, vi phạm mới,..

- Thực hiện việc cho thuê đất bãi ven sông, ven biển đúng quy định của pháp luật, lấy ý kiến tham gia của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành liên quan trước khi tổ chức duyệt quy hoạch, cho thuê đất bãi ven sông, biển để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, lập bên bãi tập kết vật liệu xây dựng.

- Trong tháng 10 năm 2017 xây dựng xong kế hoạch, có lộ trình cụ thể tổ chức xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm pháp luật về đất đai, đê điều, công trình thủy lợi, môi trường, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước,… trên địa bàn. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các kết luận thanh tra về các lĩnh vực có liên quan trên địa bàn.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương và các ngành liên quan kiểm tra, rà soát, có biện pháp xử lý vi phạm (nếu có):

+ Việc cấp phép khai thác cát sỏi ở lòng sông, cửa biển và việc sử dụng đất bãi sông đã được cấp có thẩm quyền giao cho tổ chức, cá nhân để lập bến bãi, tập kết vật liệu xây dựng; kiểm tra, rà soát việc cp phép xả nước thải vào nguồn nước đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, hoàn thành trong năm 2017.

+ Phối hợp với Công an tỉnh xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm về sử dụng đất, về bảo vệ môi trường, khai thác cát trái phép ở lòng sông, cửa biển, xả thải gây ô nhiễm nguồn nước, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản, Quyết định số 52/QĐ-UBND ngày 10/01/2012 và Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 18/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch khai thác cát sông trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020 và phê duyệt bổ sung Quy hoạch khai thác cát trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020.

- Căn cứ các quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; nghiên cứu, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tchức thực hiện theo quy định.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chỉ đạo lực lượng quản lý đê điều, các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi tăng cường kiểm tra, phát hiện các trường hợp vi phạm Luật Đê điều, Luật Phòng chống thiên tai, Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đặc biệt là các trường hợp vi phạm nghiêm trọng gây nguy cơ mt an toàn cho đê điều và thoát lũ; kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm. Chủ trì, phối hợp kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành và địa phương tiếp tục thực hiện Chỉ thị s447/CT-TTg ngày 25/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị này của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất, kiến nghị của các sở, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Phối hợp với các ngành, các địa phương quản lý chặt chẽ việc cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với các tổ chức khai thác, nạo vét, khơi thông luồng lạch gây sạt lở bờ sông, ảnh hưởng đến an toàn đê điều; có biện pháp phòng, chống và khắc phục có hiệu quả tình trạng sạt lở bờ sông; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thanh tra, kiểm tra việc xả thải vào nguồn nước thuộc hệ thống thủy nông.

- Khẩn trương tổ chức rà soát điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với quy hoạch tại Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Sở Giao thông vận tải:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương:

+ Kiểm tra, rà soát hoạt động của các bến thủy, cảng thủy nội địa trên các tuyến sông đang có hoạt động tập kết vật liệu xây dựng, đặc biệt là các vị trí thuộc hành lang bảo vệ kè, luồng đường thủy. Kiểm tra hoạt động nạo vét, khơi thông luồng có ảnh hưởng đến an toàn đê điều, hoạt động giao thông đường thủy.

+ Quản lý chặt chẽ việc cấp phép bến thủy nội địa; xử lý các trường hợp lập bên neo đậu phương tiện thủy trái phép; kiến nghị với các ngành và địa phương thu hồi các loại giấy phép đã cấp, hợp đồng thuê đất đã ký với các chủ bến bãi có bến neo đậu phương tiện thủy ctình vi phạm.

+ Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan, đơn vị liên quan rà soát quy định pháp luật về quản lý, xây dựng cảng, bến thủy nội địa liên quan đến thực hiện quy định của Luật Đê điều, Luật Xây dựng; đề xuất giải quyết khó khăn vướng mc, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Thời gian thực hiện trong năm 2017.

- Tổ chức rà soát, điều chnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Nam Định kèm theo Quyết định số 2989/QĐ-UBND ngày 31/12/2015, đảm bảo phù hợp với Luật Đê điều, Luật Đất đai, phù hợp với quy hoạch phòng chng lũ chi tiết các tuyến sông có đê và các quy định pháp luật có liên quan.

6. Công an tỉnh:

Chỉ đạo các đơn vị chức năng trong ngành và công an các địa phương, căn cứ báo cáo, đxuất kiến nghị của các cơ quan, đơn vị, tổ chức kiểm tra xác minh, xử lý các trường hợp vi phạm nghiêm trọng kéo dài hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đê điều và khai thác cát trái phép ở lòng sông, cửa bin, xả thải gây ô nhiễm môi trường nước thuộc địa bàn quản lý, Đối với một số vụ việc điển hình vi phạm nghiêm trọng, kéo dài, cố tình vi phạm về sử dụng đất, lập bến bãi trái phép, gây nguy cơ sạt lở mất an toàn đê điều và gây ô nhiễm môi trường, cần xem xét xử lý hình sự theo quy định pháp luật để răn đe, giáo dục chung. Tổ chức tuần tra, chốt chặn tại các điểm nóng về khai thác, vận chuyển cát sỏi lòng sông, để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm ngay từ khi mới phát sinh.

7. Sở Xây dựng:

- Trong năm 2017 chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh việc tổ chức lập quy hoạch bến, bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng trên các tuyến sông, công khai quy hoạch và các điểm được cấp phép.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương kiểm tra các trường hợp xây dựng công trình trái phép trên bãi sông, xử lý vi phạm hành chính về quy hoạch, xây dựng theo quy định pháp luật; thường xuyên phối hợp với các địa phương kiểm tra việc lập bến bãi, kinh doanh vật liệu xây dựng, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

8. Thanh tra tỉnh:

Chủ trì, phối hợp với các ngành, cơ quan liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chp hành pháp luật về đê điều, hành lang thoát lũ, phòng chống thiên tai, bảo vệ công trình thủy lợi. Tổ chức thanh tra vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi gắn với quản lý đất đai, kinh doanh bến bãi và các lĩnh vực có liên quan. Thanh tra làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu chính quyền trong công tác quản lý, xử lý vi phm đphát sinh kéo dài, sự phối hợp thiếu chặt chẽ với các sở, ngành, đơn vị trên địa bàn quản lý.

9. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định:

- Phi hp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tư pháp, cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về đê điều, pháp luật về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, các văn bản nhà nước có liên quan,... trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tuyên truyền, biểu dương các địa phương, đơn vị, cá nhân làm tốt công tác quản lý, xử lý vi phạm, để nhân dân biết, các địa phương, đơn vị tham khảo, học tập. Đồng thời chỉ ra những địa phương còn tồn tại, vi phạm để có giải pháp xử lý theo quy định.

10. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, đơn vị liên quan:

- Có giải pháp, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đê điều, đất đai, bến bãi, xả thải vào nguồn nước... Thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm, dứt điểm các hành vi vi phạm, không để tái phạm; gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản lý, xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

- Trên cơ sở kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phòng chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều trên địa bàn tỉnh, tổ chức rà soát, điều chỉnh, cập nhật bổ sung các quy hoạch liên quan, nhất là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng khu vực bãi sông, quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa, trong đó có hệ thống các bến bãi trung chuyển kinh doanh vật liệu xây dựng ven sông trên địa bàn tỉnh.

Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 25/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2014.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc, giám sát, phi hp với các huyện, thành phố thực hiện; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả xử lý vi phạm thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Chủ động cập nhật, rà soát tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về các giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực của ngành.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc, giám sát, phối hợp với các huyện, thành phố thực hiện; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả xử lý vi phạm thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chủ động cập nhật, rà soát tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh về các giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực của ngành.

Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đ/c Ch
tịch UBND tỉnh;
- Các đ/c PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố Nam Định;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Nam Định;
- Website tỉnh; Website VPUBND tỉnh;
- CPVP UBND tỉnh; (gửi thư điện tử)
- Lưu: VP
1, VP3.

CHỦ TỊCH




Phạm Đình Nghị

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 10/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu10/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/08/2017
Ngày hiệu lực23/08/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Tài nguyên - Môi trường, Vi phạm hành chính
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 10/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 10/CT-UBND 2017 xử lý vi phạm pháp luật đê điều công trình thủy lợi đất đai Nam Định


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Chỉ thị 10/CT-UBND 2017 xử lý vi phạm pháp luật đê điều công trình thủy lợi đất đai Nam Định
              Loại văn bảnChỉ thị
              Số hiệu10/CT-UBND
              Cơ quan ban hànhTỉnh Nam Định
              Người kýPhạm Đình Nghị
              Ngày ban hành23/08/2017
              Ngày hiệu lực23/08/2017
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Tài nguyên - Môi trường, Vi phạm hành chính
              Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Chỉ thị 10/CT-UBND 2017 xử lý vi phạm pháp luật đê điều công trình thủy lợi đất đai Nam Định

                    Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 10/CT-UBND 2017 xử lý vi phạm pháp luật đê điều công trình thủy lợi đất đai Nam Định

                    • 23/08/2017

                      Văn bản được ban hành

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 23/08/2017

                      Văn bản có hiệu lực

                      Trạng thái: Có hiệu lực