Chỉ thị 10/CT-VKSTC

Chỉ thị 10/CT-VKSTC năm 2016 về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ việc dân sự, vụ án hành chính do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Chỉ thị 10/CT-VKSTC 2016 công tác kháng nghị phúc thẩm giám đốc thẩm tái thẩm vụ việc dân sự đã được thay thế bởi Chỉ thị 07/CT-VKSTC 2021 tăng cường kháng nghị phúc thẩm giám đốc thẩm vụ án hành chính và được áp dụng kể từ ngày 06/08/2021.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 10/CT-VKSTC 2016 công tác kháng nghị phúc thẩm giám đốc thẩm tái thẩm vụ việc dân sự


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/CT-VKSTC

Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM, GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ, VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-VKSTC-VPT1 ngày 17/5/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao Về tăng cường công tác kháng nghị phúc thm dân sự; hành chính (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 04/2012), công tác kháng nghị phúc thẩm các vụ, việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) và vụ án hành chính của VKSND các cấp đã từng bước đi vào nề nếp và đạt được những kết quả tích cực, khắc phục được nhiều vi phạm pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc đúng pháp luật và kịp thời. Bên cạnh đó, ngành Kiểm sát nhân dân cũng chú trọng thực hiện công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Kháng nghị của Viện kiểm sát được Tòa án chấp nhận đạt tỷ lệ cao. Kết quả công tác kháng nghị các vụ việc dân sự, vụ án hành chính của VKSND các cấp đã góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Bên cạnh những kết quả tích cực, công tác kháng nghị các vụ việc dân sự, vụ án hành chính của VKSND còn một số tồn tại, hạn chế số bản án, quyết định có vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát phát hiện được để kháng nghị còn đạt tỷ lệ thấp so với tổng số bản án, quyết định bị Hội đồng xét xử phúc thẩm giám đốc thẩm, tái thẩm sửa, hủy án. Tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm chưa cao. Vẫn còn một số vụ, việc Viện kiểm sát kháng nghị nhưng không được Hội đồng xét xử chấp nhận.

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện thẩm quyền kháng nghị của VKSND trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo quy định mới của Luật tổ chức VKSND năm 2014, Bộ luật tố tụng dân sự (TTDS) năm 2015, Luật tố tụng hành chính (TTHC) năm 2015 và thực hiện chỉ tiêu về công tác kháng nghị theo Nghị quyết số 37/2013/NQ13 và Nghị quyết số 111/2015/QH13 của Quốc hội, Viện trưởng VKSND tối cao yêu cầu toàn ngành Kiểm sát nhân dân tập trung thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1. MỤC TIÊU, YÊU CU

1.1. Mục tiêu

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kháng nghị các vụ việc dân sự, vụ án hành chính; phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu của Quốc hội giao về công tác kháng nghị; bảo đảm việc kháng nghị có căn cứ, đúng pháp luật và kịp thời; không để các vụ việc có đơn đề nghị kháng nghị nhưng việc giải quyết bị kéo dài hoặc đã hết thời hiệu mà không được xem xét giải quyết, gây bức xúc cho Nhân dân.

1.2. Yêu cầu

Việc tổ chức thực hiện công tác kháng nghị các vụ việc dân sự, vụ án hành chính phải đồng bộ, nghiêm túc, bảo đảm chất lượng, tránh hình thức; xác định rõ trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị, viện kiểm sát các cấp, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức đối với việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự, vụ án hành chính.

2. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

2.1. VKSND các cấp phải tổ chức quán triệt đầy đủ, sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014, Bộ luật TTDS năm 2015, Luật TTHC năm 2015, đặc biệt chú trọng đến các quy định có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền của VKSND. Đặc biệt chú trọng chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định dân sự, hành chính, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát; đồng thời là thước đo để đánh giá năng lực, trình độ nghiệp vụ của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức.

2.2. Viện trưởng VKSND các cấp phải thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm trong công tác kháng nghị; trực tiếp nghe báo cáo, duyệt nội dung và quyết định việc kháng nghị. Việc bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được xem xét thận trọng và do Viện trưởng quyết định.

2.3. VKSND các cấp cần phối hợp chặt chẽ với Tòa án trong kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính nói chung và trong công tác kháng nghị nói riêng. Kiên quyết khắc phục tâm lý nể nang, ngại va chạm, dẫn đến bỏ lọt vi phạm hoặc nhận thức, áp dụng pháp luật thiếu chính xác nên quyết định kháng nghị không đủ căn cứ hoặc không cần thiết.

2.4. VKSND các cấp phải tăng cường kiểm sát chặt chẽ các bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính của Tòa án; đôn đốc, yêu cầu Tòa án gửi các bản án, quyết định cho Viện kiểm sát theo đúng quy định của pháp luật; cụ thể như sau:

2.4.1. Đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật:

Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp sơ thẩm có trách nhiệm kiểm sát đầy đủ các bản án, quyết định do Tòa án chuyển đến. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án (hoặc kể từ ngày nhận được bản án trong trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa), 10 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định, Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp sơ thẩm phải sao gửi bản án, quyết định sơ thẩm kèm theo phiếu kiểm sát cho Viện kiểm sát cấp trên để phối hợp kiểm sát, giải quyết theo thẩm quyền. Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp sơ thẩm phải chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm sát, phát hiện vi phạm của bản án, quyết định dân sự, hành chính để kháng nghị phúc thẩm; trường hợp phát hiện vi phạm nhưng không còn đủ thời hạn để thực hiện việc kháng nghị phúc thẩm thì phải báo cáo rõ nội dung vi phạm, đề xuất quan điểm xử lý với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, kèm theo hồ sơ kiểm sát và tài liệu, chứng cứ làm căn cứ kháng nghị (nếu có).

Khi nhận được bản án, quyết định sơ thẩm do Viện kiểm sát cấp dưới chuyển đến cùng với ý kiến của Viện kiểm sát cấp dưới về việc nhất trí với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc đề xuất kháng nghị, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải thụ lý, phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức nghiên cứu. Người được phân công nghiên cứu phải có ý kiến về kết quả kiểm sát của Viện kiểm sát cấp dưới và đề xuất về việc kháng nghị hoặc không kháng nghị phúc thẩm. Lãnh đạo đơn vị (Trưởng phòng đối với Viện kiểm sát cấp tỉnh; Viện trưởng Viện nghiệp vụ đối với VKSND cấp cao) phải có ý kiến đối với đề xuất của người nghiên cứu trước khi báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát quyết định việc xử lý đối với bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm.

2.4.2. Đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật:

Viện kiểm sát các cấp tích cực kiểm sát bản án, quyết định dân sự, hành chính của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nếu có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét kháng nghị giám đốc thẩm, tái thm theo quy định của pháp luật.

Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện, nếu phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới thì phải kịp thời báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm với VKSND cấp cao có thẩm quyền.

Báo cáo đề nghị xem xét kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải nêu rõ ý kiến của người nghiên cứu và ý kiến của lãnh đạo đơn vị, Viện kiểm sát các cấp (lãnh đạo VKSND cấp tỉnh, lãnh đạo VKSND cấp cao, lãnh đạo Vụ nghiệp vụ đối với VKSND tối cao). Khi gửi báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đến Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền thì phải gửi kèm bản án, quyết định, đơn của đương sự (nếu có) và các tài liệu khác liên quan đến vụ án.

Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm nhận được báo cáo đề nghị kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới phải vào sổ thụ lý, theo dõi và tổ chức nghiên cứu; yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc để xem xét việc kháng nghị; trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới phối hợp, đôn đốc Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc; ủy quyền cho Viện kiểm sát cấp dưới xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu để phục vụ việc kháng nghị và bảo vệ kháng nghị. Trường hợp không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị phải thông báo lý do không kháng nghị cho Viện kiểm sát đã báo cáo đề nghị kháng nghị biết.

2.5. Vụ 9, Vụ 10, Vụ 12 thuộc VKSND tối cao và các VKSND cấp cao phải đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; bảo đảm tỷ lệ giải quyết đơn đạt và vượt chỉ tiêu theo nghị quyết của Quốc hội và quy định của Ngành. Công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

2.5.1. Trước mắt, các VKSND cấp cao phối hợp với VKSND tối cao và VKSND cấp tỉnh giải quyết dứt điểm đơn tồn đọng đã thụ lý trước ngày 01/6/2015 theo Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 08/3/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao “Về tăng cường công tác quản lý, giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thm, tái thm tại các VKSND cấp cao”.

2.5.2. Tiếp nhận đầy đủ, thực hiện phân loại, xử lý kịp thời, quản lý chặt chẽ đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo đúng quy định của pháp luật và Quy chế nghiệp vụ của Ngành. Đối với những đơn có thông tin quan trọng, cấp thiết thì phải khẩn trương nghiên cứu, báo cáo, đề xuất ngay với lãnh đạo đơn vị để chỉ đạo việc xem xét, giải quyết kịp thời.

2.5.3. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiệp vụ thuộc TAND tối cao và các TAND cấp cao để nắm tình hình tiếp nhận và kết quả giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; bảo đảm việc giải quyết đơn đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn theo quy định của Bộ luật TTDS, Luật TTHC và văn bản hướng dẫn của liên ngành TAND tối cao, VKSND tối cao.

2.5.4. Phối hợp chặt chẽ với các VKSND cấp dưới để nắm chắc kết quả giải quyết vụ án, vụ việc ở giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm; qua đó phát hiện chính xác việc có hay không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc tình tiết mới làm căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

2.6. Quyết định kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của VKSND các cấp phải có căn cứ, đúng thủ tục, thời hạn, hình thức và nội dung theo quy định của Bộ luật TTDS năm 2015, Luật TTHC năm 2015, các quy chế về nghiệp vụ công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính và Mu quy định của Ngành.

2.7. VKSND các cấp phải rút kinh nghiệm kịp thời đối với từng trường hợp Viện kiểm sát rút kháng nghị hoặc kháng nghị không được Hội đồng xét xử chấp nhận. Đối với trường hợp Tòa án không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát mà không có căn cứ thì phải báo cáo đề nghị Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Đối với các kháng nghị về những vi phạm điển hình được Tòa án chấp nhận, Viện kiểm sát đã kháng nghị cần thông báo cho Viện kiểm sát cấp dưới để tham khảo, rút kinh nghiệm chung.

2.8. Hằng năm, VKSND tối cao và các VKSND cấp cao tổng hợp số liệu và đánh giá kết quả xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các vụ việc Viện kiểm sát đã kháng nghị để rút kinh nghiệm chung về công tác kháng nghị; đồng thời, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo phạm vi thẩm quyền.

Vụ 9 và Vụ 10 thuộc VKSND tối cao chịu trách nhiệm chính trong việc tổng hợp rút kinh nghiệm về công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự, vụ án hành chính; báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao kết quả công tác kháng nghị của toàn Ngành; tập hợp vi phạm của Tòa án trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về việc gửi bản án, quyết định, chuyển hồ sơ vụ án, vụ việc để tổ chức rút kinh nghiệm hoặc ban hành kiến nghị với ngành Tòa án.

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1. Trách nhiệm thực hiện

3.1.1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng các VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị này. Trong báo cáo tổng kết công tác hàng năm phải nêu được kết quả thực hiện Chỉ thị và phương hướng thực hiện của năm tiếp theo.

3.1.2. Văn phòng VKSND tối cao chủ trì, phối hợp với Vụ 9, Vụ 10, Cục 2 ban hành Mu Sổ thụ lý và hệ thống biểu mẫu, văn bản tố tụng trong kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính để áp dụng thống nhất trong toàn Ngành.

3.1.3. Cục 3 chủ trì, phối hợp với Cục 2 nghiên cứu, bổ sung trang thiết bị và các phương tiện bảo đảm hoạt động để các đơn vị trong toàn Ngành ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện công tác kháng nghị.

3.1.4. Các cơ quan báo chí của Ngành đẩy mạnh tuyên truyền về kết quả thực hiện công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hành chính. Các đơn vị nghiệp vụ thuộc VKSND tối cao, VKSND các cấp cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí của Ngành theo quy định của pháp luật và của Ngành.

3.1.5. Hằng năm, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc VKSND tối cao mở các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về phương pháp, kỹ năng kiểm sát bản án, quyết định nhằm phát hiện vi phạm và kỹ năng thực hiện thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm cho đội ngũ Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức được phân công nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính trong toàn Ngành.

3.2. Hiệu lực thi hành

3.2.1. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Chỉ thị số 04/2012/CT-VKSTC-VPT1 ngày 17/5/2012.

3.2.2. Quá trình thực hiện Chỉ thị này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, Viện kiểm sát các cấp tổng hợp, phản ánh với VKSND tối cao (thông qua Vụ 9 và Vụ 10) để báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao có hướng dẫn, giải thích kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Các đồng chí Lãnh đạo VKSNDTC;
- Các đơn vị: Vụ 9, Vụ 10, Vụ 12 VKSNDTC;
- Các VKSND cấp cao;
- Các VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, Vụ 9.

VIỆN TRƯỞNG




Nguyễn Hòa Bình

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 10/CT-VKSTC

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu10/CT-VKSTC
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành06/04/2016
Ngày hiệu lực06/04/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThủ tục Tố tụng
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 06/08/2021
Cập nhật3 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 10/CT-VKSTC

Lược đồ Chỉ thị 10/CT-VKSTC 2016 công tác kháng nghị phúc thẩm giám đốc thẩm tái thẩm vụ việc dân sự


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 10/CT-VKSTC 2016 công tác kháng nghị phúc thẩm giám đốc thẩm tái thẩm vụ việc dân sự
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu10/CT-VKSTC
                Cơ quan ban hànhViện kiểm sát nhân dân tối cao
                Người kýNguyễn Hòa Bình
                Ngày ban hành06/04/2016
                Ngày hiệu lực06/04/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThủ tục Tố tụng
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 06/08/2021
                Cập nhật3 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Chỉ thị 10/CT-VKSTC 2016 công tác kháng nghị phúc thẩm giám đốc thẩm tái thẩm vụ việc dân sự

                    Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 10/CT-VKSTC 2016 công tác kháng nghị phúc thẩm giám đốc thẩm tái thẩm vụ việc dân sự