Chỉ thị 14/1998/CT-UB vận động toàn dân tham gia quản lý giáo dục giúp đỡ người vi phạm pháp luật Bắc Kạn đã được thay thế bởi Quyết định 2368/QĐ-UBND 2014 kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Bắc Kạn 1997 2013 và được áp dụng kể từ ngày 24/12/2014.
Nội dung toàn văn Chỉ thị 14/1998/CT-UB vận động toàn dân tham gia quản lý giáo dục giúp đỡ người vi phạm pháp luật Bắc Kạn
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/1998/CT-UB | Bắc Kạn, ngày 16 tháng 04 năm 1998 |
CHỈ THỊ
VỀ mỞ cuỘc vẬn đỘng toàn dân tham gia quẢn lý, giáo dỤc, cẢm hÓA giúp đỠ nhỮng ngưỜi vi phẠm pháp luẬt trên đỊa bàn dân cư
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã phối hợp với Mặt trận tổ quốc chỉ đạo các Ban, ngành, các tổ chức đoàn thể quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc góp phần quan trọng đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nhiều người vi phạm pháp luật sau khi được giáo dục cải tạo trở về với cộng đồng đã được các tổ chức đoàn thể, nhân dân giúp đỡ về đời sống, sắp xếp việc làm cuộc sống mau chóng ổn định đã hòa nhập với cộng đồng đã trở thành những công dân tốt.
Bên cạnh đó cũng có ít người sau khi đã mãn hạn cải tạo và số vi phạm pháp luật nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự lại tiếp tục sa vào con đường làm ăn không lương thiện, vi phạm pháp luật, thậm chí phạm tội rất nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân rất cơ bản là các tổ chức, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở chưa thực sự chú trọng giáo dục, quản lý, cảm hóa và giúp đỡ họ nên họ lại sa vào con đường lầm lỗi, phạm tội.
Để đẩy mạnh việc thực hiện Nghị định 19/CP ngày 06/4/1996 của Chính phủ về giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với các đối tượng nêu trên trở thành phong trào quần chúng tham gia, quản lý giáo dục, cảm hóa giúp đỡ những người vi phạm pháp luật trên địa bàn dân cư, UBND tỉnh chỉ thị các cấp chính quyền, các Sở, ban, ngành, đoàn thể:
1- Tăng cường giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ những người, vi phạm pháp luật, nhằm nâng cao ý thức cộng đồng cho cán bộ công nhân viên chức và quần chúng nhân dân để mọi người tích cực tham gia vào công tác quản lý giáo dục đối với các đối tượng thuộc diện giáo dục tại xã, phường, thị trấn góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm từ cơ sở, đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự ở từng địa bàn dân cư.
2- Động viên đông đảo quần chúng tham gia quản lý, giáo dục, cảm hóa và giúp đỡ những người vi phạm pháp luật, nêu cao tinh thần tương thân tương ái, độ lượng, trọng nghĩa tình - không mặc cảm thành kiến với người phạm tội tạo công ăn việc làm để giúp họ tiến bộ.
Làm cho những người vi phạm pháp luật thấy rõ sai phạm, tự giác sửa chữa để trở thành người lương thiện sống hóa nhập với cộng đồng bản, làng phường, xã. Đồng thời cũng cương quyết đấu tranh cô lập những phần tử ngoan cố không chịu cải tạo tiếp tục đi vào con đường phạm tội.
3- Cuộc vận động này tiến hành trong 2 năm (1998-1999) trên phạm vi toàn tỉnh, lấy địa bàn cơ sở là cơ quan xí nghiệp, trường học, xã, phường, bản, làng, xóm, thôn và gia đình.
4- Thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động toàn dân tham gia quản lý giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ những người vi phạm pháp luật trên địa bàn dân cư, do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, đại diện Ban, ngành: Mặt trận tổ quốc tỉnh, Sở y tế, Sở Lao động - TB&XH, Sở Giáo dục, Sở VH-TT, Đoàn thanh niên CSHCM tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Hội cựu chiến binh, Ủy ban -BVCS bà mẹ trẻ em là thành viên Ban chỉ đạo.
5- Cuộc vận động này phải đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp, cần phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, phối hợp với MTTQ và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội phát động quần chúng tích cực tham gia cuộc vận động. UBND các cấp phải gắn các nội dung cuộc vận động đối với việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trong từng thời gian và nhiệm vụ củng cố lực lượng an ninh cơ sở. Đồng thời phải gắn với cuộc vận động đoàn kết toàn dân xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư do UBTWMTTQ Việt Nam phát động. Mỗi huyện, thị chọn một số xã, phường, thị trấn làm điểm để rút kinh nghiệm triển khai ra diện, 6 tháng, 1 năm có sơ kết, tổng kết cuộc vận động.
- Các cơ quan: Sở văn hoá thông tin, Báo Bắc Kạn, Đài phát thanh truyền hình, có kế hoạch tuyên truyền, giới thiệu kinh nghiệm những đơn vị, cá nhân tốt tạo khí thế quần chúng hăng hái tham gia cuộc vận động.
- Giao trách nhiệm cho Công an tỉnh là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện về UBND tỉnh (ban chỉ đạo cuộc vận động toàn dân tham gia quản lý, giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ những người vi phạm pháp luật tỉnh Bắc Kạn).
6- Kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được trích 1 phần tư ngân sách của xã, phường, thị trấn, từ kinh phí của các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội và được huy động từ sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, của nhân dân./.
Nơi nhận: | T/M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN |