Chỉ thị 20/CT-UB

Chỉ thị 20/CT-UB về thực hiện tiết kiệm năm 1995 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Chỉ thị 20/CT-UB thực hiện tiết kiệm năm 1995 đã được thay thế bởi Quyết định 6728/QĐ-UB-NC bãi bỏ văn bản pháp luật tài chính ngân hàng giá thuế hết hiệu lực do UBND thành phố ban hành từ 02/7/1976 đến 31/12/1996 và được áp dụng kể từ ngày 14/12/1998.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 20/CT-UB thực hiện tiết kiệm năm 1995


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 20/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 1995

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN TIẾT KIỆM NĂM 1995.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều các văn bản về thực hành triệt để tiết kiệm. Thành phố cũng đã ra nhiều chỉ thị mà gần đây nhất là chỉ thị số 27/CT-UB-TM ngày 30/6/1994 về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát trong quản lý, sử dụng tài sản công. Nhìn chung các văn bản nói trên đến nay vẫn chưa được quán triệt đầy đủ, việc triển khai thực hiện còn nhiều mặt hạn chế, chưa hình thành được phong trào quần chúng tự giác hưởng ứng, chủ yếu vẫn là các biện pháp hành chính nên chưa đáp ứng mục tiêu đề ra.

Quyết định số 829/TTg ngày 30/12/1994 của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương và biện pháp điều hành những lĩnh vực then chốt trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 1995 trong đó có đề cập đến việc địa phương và đơn vị cơ sở sau khi nhận được kế hoạch phải có phương án tiết kiệm chi, đăng ký với cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chánh. Số tiền tiết kiệm được để lại cho đơn vị sử dụng vào những việc có hiệu quả thiết thực.

Để thực hiện chủ trương trên một cách có hiệu quả thiết thực, đồng thời cũng là biện pháp tích cực để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương trong tình hình thu ngân sách địa phương đang gặp nhiều khó khăn hiện nay, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị các ngành, các cấp thực hiện tốt các nội dung sau đây :

1/ Căn cứ theo kế hoạch chi ngân sách, kế hoạch tài chánh năm 1995 được Ủy ban nhân dân thành phố giao, các Sở Ban ngành, cơ quan đơn vị cần rà soát xác định khoản chi có khả năng tiết kiệm, đề ra các biện pháp thực hiện. Phấn đấu đạt chỉ tiêu 7% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm xây lắp, mua sắm thiết bị, kiến thiết cơ bản khác… và 5% kinh phí hành chính sự nghiệp theo hướng cụ thể như sau :

a) Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh :

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước cần :

- Xem xét lại định mức tiêu hao sản phẩm, thực hành tiết kiệm từ 5% trở lên số vật tư, nguyên liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Hạn chế các chi phí tiếp khách, tổ chức hội nghị khách hàng, chi phí ký kết các hợp đồng mua bán, công tác phí, mua sắm trang bị đồ đạc, dụng cụ làm việc xa hoa đắt tiền.

- Thực hiện nghiêm chỉnh việc mua bán phải có hóa đơn chứng từ hợp lệ do Bộ Tài chánh phát hành (trường hợp không có hóa đơn thì phải có chứng từ kê khai rõ ràng, trung thực về nội dung, thời gian và địa chỉ có xác nhận của người mua, bán). Việc mua bán thiết bị, nguyên liệu có giá trị lớn đều phải tổ chức Hội đồng định giá để xem xét quyết định.

- Không sử dụng công quỹ để thưởng cho các cá nhân và các cơ quan khác. Trường hợp dùng quỹ khen thưởng để thưởng cho cá nhân và cơ quan khác do hoàn thành tốt các hợp đồng kinh tế, mang lại hiệu quả kinh tế cao thì phải ghi chép phản ánh trung thực trong các chứng từ, sổ sách và phải có chữ ký của người nhận tiền thưởng.

- Phản ánh trung thực việc chi trả tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, thực hiện việc nộp thuế thu nhập theo đúng quy định.

- Không để tình trạng công nợ dây dưa kéo dài làm ảnh hưởng đến vốn sản xuất kinh doanh, đến giá thành sản phẩm và tích lũy ngân sách.

- Sử dụng vốn khấu hao để lại và quỹ phát triển sản xuất có hiệu quả để đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

b) Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản :

- Các cơ quan quản lý Nhà nước không ghi vào kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản các công trình chưa có luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt. Nghiêm cấm việc sử dụng vốn lưu động, các khoản thuế phải nộp ngân sách (đối với doanh nghiệp Nhà nước), kinh phí hành chính sự nghiệp (đối với cơ quan hành chính sự nghiệp) để thực hiện các công trình xây dựng cơ bản.

- Trong tình hình vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, các ngành phải có biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí trong các giai đoạn xây dựng cơ bản từ chuẩn bị đầu tư, khâu thiết kế, đến thi công xây lắp. Các công trình mới đều phải thực hiện đúng theo chỉ thị số 12/CT-UB-KT ngày 11/3/1995 của Ủy ban nhân dân thành phố. Mức tiết kiệm phải bảo đảm 7% tổng vốn đầu tư đối với công trình xây dựng năm 1995.

c) Trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp :

Phải nghiêm túc thực hiện chi tiêu theo kế hoạch và giới hạn trong nguồn kinh phí đã được phân bổ với tinh thần tiết kiệm triệt để qua các khâu :

c.1.- Tổ chức hội nghị :

Không tổ chức các hội nghị mang tính chất phô trương hình thức. Việc chi tiêu hội nghị phải theo đúng các chế độ quy định và phải được bố trí trong kế hoạch chi hàng năm. Cơ quan tài chánh khi duyệt dự toán đơn vị phải loại trừ các khoản chi không cần thiết như quà tặng đại biểu, cấp tiền ăn trưa hoặc tổ chức ăn trưa từ nguồn ngân sách Nhà nước.

c.2.- Tiếp khách :

Việc tiếp khách phải phù hợp theo từng loại khách, không tổ chức chiêu đãi, quà cáp, biếu xén gây lãng phí vượt quá các tiêu chuẩn quy định. Đối với khách nước ngoài, việc tiếp khách phải chu đáo, lịch sự theo truyền thống phong tục Việt Nam nhưng không vượt quá các tiêu chuẩn quy định chung.

c.3.- Mua sắm, sử dụng ôtô con :

Năm 1995 và một số năm tới phải hạn chế tối đa việc mua sắm ôtô con trong các cơ quan Nhà nước, đoàn thể, hội quần chúng. Trường hợp cần thiết phải được Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố cho phép và phải bố trí trong kế hoạch chi hàng năm, phải được cơ quan tài chánh duyệt giá, khi mua phải có chứng từ hợp lệ. Cơ quan tài chánh không được cấp kinh phí bổ sung để mua sắm ôtô ngoài kế hoạch đã ghi.

Việc sử dụng ôtô con phải đúng đối tượng quy định, không dùng xe công vào việc riêng. Việc duy tu, bảo dưỡng xe phải được tiến hành đúng định kỳ để đảm bảo tăng tuổi thọ xe, nâng cao hiệu quả sử dụng.

c.4.- Sử dụng điện, nước, điện thoại, fax :

Các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp cần hết sức tiết kiệm điện, nước. Các cơ quan sử dụng điện nước quá định mức thì không được cấp thêm kinh phí để thanh toán. Nghiêm cấm việc dùng công quỹ của Nhà nước để thanh toán tiền điện, tiền nước cho cán bộ, công nhân viên. Điện thoại, điện báo, fax chỉ sử dụng cho việc công và đảm bảo tiết kiệm. Cơ quan tài chánh phải loại trừ các khoản thanh toán điện thoại tại nhà riêng không đúng đối tượng quy định.

c.5.- Các tài sản Nhà nước giao hoặc mua sắm bằng công quỹ phải được hạch toán đầy đủ vào sổ sách và bảo quản cẩn thận, phải tiến hành kiểm kê định kỳ theo quy định. Những trường hợp hư hỏng, mất mát phải xác định trách nhiệm để bồi thường. Cơ quan tài chánh chỉ xét cấp kinh phí để mua sắm thay thế những tài sản đã sử dụng hết thời gian quy định và không còn sử dụng được nữa. Những công trình sửa chữa lớn phải thực hiện theo đúng điều lệ quản lý xây dựng cơ bản theo Nghị định số 177/CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ.

2/ Về tổ chức thực hiện :

a) Từng Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân Quận Huyện và từng cơ quan đơn vị thành lập tiểu ban chỉ đạo tiết kiệm và chống lãng phí (đối với thành phố thì thiết lập Ban chỉ đạo do cơ quan tài chánh làm thường trực) để giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xây dựng và triển khai kế hoạch tiết kiệm, theo dõi đôn đốc thực hiện… Tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt chủ trương tiết kiệm và nội dung chỉ thị này trong toàn bộ cán bộ công nhân viên.

b) Báo cáo kế hoạch và đăng ký chỉ tiêu tiết kiệm với cơ quan chủ quản và cơ quan tài chánh các cấp, chậm nhất là đến hết ngày 15/5/1995.

Giao cơ quan tài chánh (Sở Tài chánh thành phố đối với cấp thành phố và phòng tài chánh đối với cấp quận, huyện) với tư cách là thành viên thường trực bộ phận chỉ đạo tiết kiệm chịu trách nhiệm tổng hợp kế hoạch tiết kiệm và đăng ký lên cấp trên.

c) Toàn bộ số tiền tiết kiệm của các cơ quan sau khi đăng ký phải được thực hiện ngay và gởi hàng quý vào tài khoản tiết kiệm của thành phố mở tại Kho bạc. Số tiền tiết kiệm này sẽ được cấp lại cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Khi đăng ký tiết kiệm, các đơn vị cần kèm theo phương án sử dụng số tiền tiết kiệm để Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt. Riêng đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, số tiền tiết kiệm trong giá thành hoặc phí lưu thông sẽ tăng lãi cho đơn vị.

d) Giao Sở Tài chánh kiểm tra xuất toán những khoản chi trái nội dung chỉ thị này, đồng thời nghiên cứu đề xuất Thường trực Ủy ban ra quyết định cắt giảm một tỷ lệ thích hợp đối với từng lĩnh vực cụ thể đối với những đơn vị không đăng ký kế hoạch và chỉ tiêu tiết kiệm theo tinh thần chỉ thị này.

Trong tình hình ngân sách địa phương đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, việc thực hiện tiết kiệm là một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở Ban, Ngành, Quận Huyện quán triệt và tổ chức thực hiện tốt chỉ thị này.-

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Trương Tấn Sang

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 20/CT-UB

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu20/CT-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/05/1995
Ngày hiệu lực20/05/1995
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 14/12/1998
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 20/CT-UB

Lược đồ Chỉ thị 20/CT-UB thực hiện tiết kiệm năm 1995


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 20/CT-UB thực hiện tiết kiệm năm 1995
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu20/CT-UB
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýTrương Tấn Sang
                Ngày ban hành10/05/1995
                Ngày hiệu lực20/05/1995
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 14/12/1998
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Chỉ thị 20/CT-UB thực hiện tiết kiệm năm 1995

                    Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 20/CT-UB thực hiện tiết kiệm năm 1995