Chỉ thị 21/CT-UB

Chỉ thị 21/CT-UB năm 1980 về việc một số biện pháp cấp bách nhằm ổn định tình hình lương thực tại thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Chỉ thị 21/CT-UB biện pháp cấp bách nhằm ổn định tình hình lương thực tại thành phố đã được thay thế bởi Quyết định 4340/QĐ-UB-NC bãi bỏ văn bản pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ 02/7/1976 đến 31/12/1996 và được áp dụng kể từ ngày 21/08/1998.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 21/CT-UB biện pháp cấp bách nhằm ổn định tình hình lương thực tại thành phố


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 21/CT-UB

TP.Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 5 năm 1980

 

CHỈ THỊ

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẤP BÁCH NHẰM ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH LƯƠNG THỰC TẠI THÀNH PHỐ

Việc ổn định tình hình lương thực ở thành phô hiện nay là một yêu cầu hết sức cấp bách của quần chúng lao động, vấn đề ổn định tình hình lương thực chẳng những chỉ giải quyết nhu cầu đời sống hàng ngày của hàng triệu dân thành phố mà còn là vấn đề chính trị, nhằm củng cố và giữ vững lòng tin của quần chúng đối với chánh quyền cách mạng. Vì vậy nhiệm vụ ổn định tình hình lương thực tại thành phố là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp ủy Đảng, Chánh quyền và đoàn thể.

Để ổn định tình hình lương thực hiện nay, Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ thị cho các ngành, các cấp thực hiện một số công tác cấp bách như sau:

1) Phải đẩy mạnh sản xuất vụ hè thu ở các huyện ngoại thành và các quận vè nội thành, Ủy ban nhân dân các huyện, quận, phường, xã và Sở Nông nghiệp cần bám sát các thôn ấp, các tập đoàn sản xuất, chỉ đạo chặt chẽ và kịp thời việc làm đất, gieo cấy đúng thời vụ, hết diện tích. Tận dụng hết đất đai để trồng hoa màu hoặc những cây có bột như: chuối, rong giềng … để hỗ trợ cho lương thực.

2) Đẩy mạnh sản xuất tự túc, các cơ quan, ban, ngành và đoàn thể trong thành phố (kể cả các cơ quan Trung ương đóng tại thành phố) phải thực hiện nghiêm túc thông tư số 06/TT-UB ngày 18-4-1980 của Ủy ban Nhân dân thành phố về sản xuất tự túc lương thực. Cần giáo dục cho cán bộ, công nhân viên và nhân dân thông suốt chủ trương sản xuất tự túc lương thực của Nhà nước.

3) Các huyện ngoại thành phải tăng cường công tác thu thuế, thu nợ và thu mua theo hợp đồng 2 chiều bằng hiện vật. Kiên quyết không để thiếu nợ thuế, thất thu thuế. Những trường hợp thiếu nợ thì phải động viên giáo dục để trả và có biện pháp tích cực, kiên quyết để thu hết nợ.

4) Cần mở rộng màng lưới kinh doanh lương thực theo giá thỏa thuận để bán cho các hộ dân mà Nhà nước không đủ lương thực bán theo giá cung cấp. Ngành lương thực và hệ thống hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tiêu thụ đều phải tích cực triển khai thu mua lương thực theo giá thỏa thuận, đảm bảo mỗi phường sẵn sang có một lượng gạo hằng ngày từ 500 – 1000kg; nhằm giữ được giá trị thị trường. Phải tổ chức thu mua tốt ở các huyện ngoại thành, vừa đi mua theo giá thỏa thuận lương thực ngoài kế hoạch của các tỉnh đồng bằng. Chú ý khai thác nguồn lương thực phụ như: khoai lang, khoai mì vừa bán ăn tươi, vừa chế biến dể dự trữ, tạo lực lượng bổ sung lương thực cho người, lại bổ sung thực phẩm để chăn nuôi gia súc.

5) Cần khuyến khích người sản xuất cũng như tiểu thương các tỉnh đưa lúa gạo về thành phố. Trong phạm vi thành phố, các ngành công an, quản lý thị trường… không được gây bất cứ khó khăn nào ảnh hưởng đến nguồn gạo nhập về: thu thuế phải đúng chính sách, không xét bắt bừa bãi, các chợ đầu mối bán buôn lương thực, không được tùy tiện đặt ra các thủ tục phiền phức làm ảnh hưởng đến nguồn hàng vào. Phải có những biện pháp quản lý phù hợp để vừa nắm được hàng, vừa hướng dẫn và đấu tranh quản lý được giá và nguồn hàng không bị tắt.

6) Tăng cường công tác quản lý thị trường lương thực theo nội dung thông báo số 02/TT-QLTT ngày 6-2-1980 của Ban Quản lý thị trường thành phố. Trong điều kiện căng thẳng về lương thực hiện nay, cần nhắc thêm một số điểm sau đây:

– Đối với người mua về ăn thì để đi bình thường không đòi hỏi giấy tờ phiền phức và không thu thuế.

– Đối với những tư thương mua gom, đầu cơ, tích trữ phá giá thị trường thì dù có vận chuyển với khối lượng ít cũng phải quản lý và xử lý nghiêm ngặt.

Trong việc quản lý nguồn hàng ra, cần phải hết sức chú ý các khu vực bến xe, bến tàu, đặc biệt là các ga xe lửa (Bình Triệu, Hòa Hưng, Sài Gòn) và bến Cảng Sàigòn. Phải có sự hợp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng thuế vụ, công an, kiểm soát kinh tế, và phải thống nhất dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và của ngành dọc, nhưng tránh gây phiền hà đối với những người mua về ăn với khối lượng ít.

Hết sức chú ý công tác quản lý tại chợ ngăn chặn bọn đầu cơ tích trữ lương thực. Động viên quần chúng kết hợp với chánh quyền và các lực lượng kiểm soát kinh tế, phát hiện và trừng trị những tên đầu cơ nâng giá lương thực, đưa ra xử công khai những tên đầu cơ phá rối thị trường lương thực vừa qua. Đối với tiểu thương buôn bán lương thực tại chợ cần củng cố theo tổ ngành hàng, thường xuyên quản lý và giáo dục, hướng dẫn giá cả, quy định rõ việc ghi chép sổ sách mua bán và niêm yết giá.

Trước mắt, trong tình hình giá lương thực vẫn còn cao như hiện nay, cần họp tiểu thương buôn bán gạo để bàn kế hoạch đấu tranh kéo giá xuống từng bước, không nên áp dặt một giá cố định nào theo ý muốn chủ quan của ta để tránh hiện tượng giấu giếm gạo làm cho thị trường căng thẳng thêm.

7) Đi đôi với các hoạt động quản lý thị trường lương thực, ngành lương thực thành phố cần đẩy mạnh bán ra cho nhân dân, trước hết là cho cán bộ công nhân viên, những người ăn theo và các hộ lao động nghèo theo tiểu chuẩn hàng tháng.

8) Hết sức chú ý công tác tuyên truyền giáo dục về chính sách lương thực sâu rộng trong nhân dân và trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước, làm cho các cán bộ công nhân viên yên tâm và thấy được mình là đối tượng được ưu tiên trong việc phân phối lương thực, từ đó không đổ xô ra thị trường mua gạo trong lúc giá lương thực có biến động, vừa bị đắt đỏ lại gây thêm hoang mang cho quần chúng.

Đối với nhân dân, cần giải thích rõ chính sách lương thực của Nhà nước (Nghị quyết 9/CP về lương thực của Hội đồng Chính phủ) đến từng tổ dân phố để mọi người nắm vững chủ trương, chính sách và không bị bọn xấu lợi dụng kích động.

9) Phải hết sức cảnh giác đối với các nguồn tin, thất thiệt, kịp thời phát hiện những nơi phát sinh ra các tin đồn nhảm gây kích động trong quần chúng để có biện pháp đối phó, trấn áp và dập tắt ngay trong phạm vi hẹp không để cho lan rộng ra toàn thành phố.

10) Ủy ban Nhân dân các quận, huyện và các ban, ngành và đoàn thể ở thành phố, đặc biệt là một số ngành: lương thực, văn hóa thông tin, hợp tác xã tiêu thụ và mua bán và lực lượng kiểm soát kinh tế, quản lý thị trường, thuế vụ cần tổ chức hội nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm việc đối phó với tình hình biến động lương thực vừa qua để kịp thời biểu dương những đơn vị làm tốt, phê phán những đơn vị thiếu trách nhiệm. Các ngành, các cấp cần có kế hoạch cụ thể để thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị này, phấn đấu ổn định tình hình lương thực ở thành phố và sẵn sang ứng phó kịp thời với mọi diễn biến của thị trường lương thực của thành phố.

Vấn đề lương thực hiện nay ở thành phố cũng như của cả nước đang có nhiều khó khăn. Để khắc phục những khó khăn này đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; vừa phải ra sức đẩy mạnh sản xuất lương thực, vừa phải tăng cường công tác quản lý và thực hành tiết kiệm. Bọn đế quốc cấu kết với bọn bành trướng, bằng những âm mưu thâm độc, chúng vẫn ra sức tìm những sơ hở của ta để đục khoét, phá hoại và gây thêm cho ta nhiều khó khăn về kinh tế. Trong tình hình như vậy, các ngành, các cấp phải thường xuyên cảnh giác trước mọi diễn biến của thị trường, có kế hoạch kịp thời, sắc bén và tổ chức chặt chẽ để đối phó, ngăn chặn mọi hành động phá hoại về kinh tế của bọn phản động.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/ THƯỜNG TRỰC




Phan Văn Khải

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 21/CT-UB

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu21/CT-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/05/1980
Ngày hiệu lực22/05/1980
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/08/1998
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 21/CT-UB

Lược đồ Chỉ thị 21/CT-UB biện pháp cấp bách nhằm ổn định tình hình lương thực tại thành phố


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 21/CT-UB biện pháp cấp bách nhằm ổn định tình hình lương thực tại thành phố
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu21/CT-UB
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýPhan Văn Khải
                Ngày ban hành22/05/1980
                Ngày hiệu lực22/05/1980
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/08/1998
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Chỉ thị 21/CT-UB biện pháp cấp bách nhằm ổn định tình hình lương thực tại thành phố

                          Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 21/CT-UB biện pháp cấp bách nhằm ổn định tình hình lương thực tại thành phố