Chỉ thị 21/CT-UB

Chỉ thị 21/CT-UB năm 1984 về việc phát triển chăn nuôi heo, gia cầm tại thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Chỉ thị 21/CT-UB phát triển chăn nuôi heo, gia cầm đã được thay thế bởi Quyết định 4340/QĐ-UB-NC bãi bỏ văn bản pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ 02/7/1976 đến 31/12/1996 và được áp dụng kể từ ngày 21/08/1998.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 21/CT-UB phát triển chăn nuôi heo, gia cầm


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 21/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 5 năm 1984

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI HEO, GIA CẦM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phố chúng ta có nhiều khả năng phát triển chăn nuôi heo, gà, vịt, nhất là chăn nuôi công nghiệp vì có điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật về sản xuất thức ăn gia súc, thuốc thú y, chuồng trại, đàn giống, kinh nghiệm của nhân dân và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề.

- Sau ngày thành phố được giải phóng, Thành ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố đã có chủ trương xây dựng vành đai thực phẩm, khuyến khích phát triển chăn nuôi, do đó đàn gia súc, gia cầm hàng năm đều có tăng. Tuy vậy, tốc độ phát triển còn chậm so với khả năng và nhiệm vụ xây dựng vành đai thực phẩm của thành phố, chuồng trại còn bò trống và ngày cành xuống cấp, năng lực sản xuất thức ăn gia súc và thuốc thú y chưa sử dụng hết, khó khăn chủ yếu là thiếu thức ăn gia súc về cả số lượng, chất lượng và giá cả ngày càng tăng; nên người chăn nuôi không có mức thu nhập thỏa đáng đã hạn chế phát triển phong trào chăn nuôi heo, gia cầm của thành phố.

Để phát huy khả năng chăn nuôi của nhân dân thành phố, nhằm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu 250.000 – 270.000 con heo, từ 4 đến 5 triệu con gia cầm trong năm 1984 – 1985, tạo cơ sở để đưa tổng đàn heo lên 500.000 con, đàn gia cầm lên 10 triệu con trong những năm sau, và cũng nhằm để thực hiện Nghị quyết của Thành ủy về phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên ; Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị về việc tổ chức phát triển nhanh chăn nuôi heo và gia cầm tại thành phố Hồ Chí Minh như sau :

I- Sở Nông nghiệp cùng với Ủy ban Nhân dân các quận, huyện bàn bạc nhanh chóng sắp xếp lại tổ chức chuyên trách chăm lo và hướng dẫn phát triển chăn nuôi heo, gà, vịt ở các 3 khu vực quốc doanh, tập thể và gia đình; nhằm đáp ứng các yêu cầu :

a) Đẩy mạnh phong trào chăn nuôi heo, gia cầm để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu chăn nuôi 1984 – 1985 mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần 3 đề ra, góp phần xây dựng vành đai thực phẩm cho thành phố ngày một ổn định.

b) Tăng cường công tác thu mua nắm sản phẩm để cung ứng ngày càng nhiều thịt, trứng cho nhu cầu tiêu dùng, xuất khẩu của thành phố, từng bước ổn định giá thịt, trứng trên thị trường thành phố.

c) Kết hợp phát triển chăn nuôi, xây dựng vành đai thực phẩm với phát triển kinh tế gia đình, coi đây là một trong những biện p[háp quan trọng giúp gia đình cán bộ công nhân viên tăng thu nhập cải thiện đời sống.

d) Tạo ra một lượng phân hữu cơ đáng kể để phục vụ cho yêu cầu thâm canh tăng năng suất cây trồng ở ngoại thành.

II- Từ những yêu cầu đã nêu trên, trong những năm trước mắt các ngành, các quận, huyện phải quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thường vụ Thành ủy, Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố đối với việc khuyến khích chăn nuôi như sau :

- Phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phong trào chăn nuôi phát triển (thức ăn, giống, thuốc thú y).

- Nhà nước không thu bất cứ khoản lãi nào đối với ngành và người chăn nuôi, tất cả các khoản này cần dành hết vào thu nhập của người chăn nuôi, tạo điều kiện cho người chăn nuôi có mức thu nhập thoả đáng, nhứt là đối với đơn vị và người chăn nuôi con giống.

- Trên cơ sở cân đối chung, hàng năm thành phố sẽ dành một khoản ngoại tệ và quỹ hàng hoá thích đáng để đầu tư hỗ trợ cho ngành chăn nuôi tạo nguồng nguyên liệu làm thức ăn gia súc và nhập những vật tư cần thiết. Ngoài ra từng quận, huyện cũng phải phấn đấu để tự cân đối trong địa phương mình, dành một mức đầu tư đáng kể để phát triển phong trào chăn nuôi tại chỗ.

III- Các biện pháp thực hiện

1. Tổ chức lại toàn bộ ngành chăn nuôi heo, gia cầm : theo hướng đẩy mạnh xây dựng vành đai thực phẩm gắn chặt với phát triển kinh tế gia đình, thực hiện sự phân công phân cấp từ thành phố đến quận, huyện :

- Ban phân vùng kinh tế cùng với Sở Nông nghiệp, Ủy ban Khoa học kỹ thuật và Trung tâm Giống nông nghiệp thành phố sớm hoàn thành quy hoạch tổng thể ngành chăn nuôi. Chú trọng quy hoạch từng con, từng khâu, từng vùng và phân công cấp quản lý.

- Sở Nông nghiệp : Tập trung đi vào hướng sản xuất giống là chính để đảm bảo cung cấp giống heo, gà ngày càng nhiều với chất lượng tốt, hỗ trợ tích cực cho chăn nuôi quốc doanh quận, huyện và phong trào chăn nuôi tập thể và gia đình ; còn việc sản xuất kinh doanh giao nộp sản phẩm thịt trứng đối với các trại chăn nuôi quốc doanh thì tạm thời đảm bảo một mức độ nhất định, theo cơ cấu đàn hợp lý của từng trại.

- Quận, huyện : Dưới sự lãnh đạo của cấp Ủy, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện cần chỉ đạo chặt chẽ việc phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành đoàn thể, nhất là giữa khâu phân phối lưu thông đối với nông nghiệp để nhanh chóng phục hồi, phát triển phong trào chăn nuôi tại địa phương, thực hiện các chủ trương về phát triển sản xuất quản lý sản phẩm và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên như đã nêu trên (nhất là đối cán bộ công nhân viên chức có thể chăn nuôi gia đình, cán bộ về hưu và gia đình thuộc diện chính sách).

Phối hợp với Sở Nông nghiệp, các quận huyện cần tiến hành cũng cố lại hệ thống chăn nuôi quốc doanh quận huyện. Ngoài ra theo kế hoạch được giao, các quận, huyện nghiên cứu các huy động vốn nhân dân, xây dựng hợp tác xã tín dụng nông nghiệp, áp dụng phương thức “Nhà nước – nhân dân cùng làm” tổ chức phát triển mạng lưới sản xuất và cung cấp giống heo, gà, vịt để tự giải quyết con giống tại chỗ cho phong trào chăn nuôi của địa phương (có thể tham khảo vận dụng hình thức của hợp tác xã nuôi gà Vĩnh An, Quận 5) ; đồng thời nghiên cứu tổ chức thu gom phân chuồng đảm bảo thêm nguồn thu cho người chăn nuôi và phục vụ thâm canh trồng trọt.

- Đẩy mạnh phong trào chăn nuôi gia công để mở rộng sản xuất thịt, trứng :

- Sở Nông nghiệp giúp các quận, huyện nghiên cứu vận dụng phương thức gia công chăn nuôi của Xí nghiệp thức ăn gia súc và gia công chăn nuôi để nhân rộng ra (có rút kinh nghiệm cải tiến) trình Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố về tổ chức hệ thống gia công chăn nuôi từ thành phố đến quận, huyện. Sử dụng tích cực hình thức cung ứng cám, thức ăn gia súc chế biến, thuốc thú ý… cho chăn nuôi của cán bộ, công nhân viên chức theo giá ổn định, ký hợp đồng nắm lại nguồn thịt này.

Trong phương thức gia công nên tạo mọi điều kiện thuận ợi cho nhười chăn nuôi ; nghiên cứu giảm giá thức ăn gia súc, giá con giống, bảo hiểm thú ý, nâng giá thu mua sản phẩm hợp lý, bao tiêu sản phẩm gia công… để người chăn nuôi có một mức thu nhập thỏa đáng và yên tâm chăn nuôi và giao lại sản phẩm cho Nhà nước.

2. Tiến hành tổ chức cải tạo ngành sản xuất thức ăn gia sức và quản lý thị trường nguyên liệu thức ăn gia súc để đảm bảo Nhà nước nắm và quản lý tốt nguồn thức ăn gia súc, đẩy mạnh gia công chăn nuôi, thu hồi sản phẩm, từng bước góp phần ổn định giá thị trường thịt, trứng:

- Bằng các hình thức phù hợp cải tạo tổ chức lại các cơ sở sản xuất, chế biến thức ăn gia súc tư nhân, từng bước đưa vào quốc doanh, công tư hợp doanh, hoặc các hình thức tập thể, chấm dứt tư nhân tổ chức sản xuất thức ăn gia súc.

- Quản lý nguồn nguyên liệu thức ăn gia súc trên địa bàn thành phố: nguồn cám các tỉnh xay xác tại thành phố; nguồn phế phụ phẩm công nghiệp sử dụng làm thức ăn gia súc: bã bia, bã khoai mì, bánh dầu, bột cá… của các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn thành phố cần phải tập trung giao bán lại cho Sở Nông nghiệp thành phố với giá cả thống nhất, hợp lý được hai bên thỏa thuận. Còn việc mua bán nguyên liệu thức ăn gia súc của tư thương tại các chợ đầu mối phải đưa vào thực hiện 5 quản để nắm ngày càng có kết các nguồn nguyên liệu này.

- Giao nhiệm vụ cho Sở Nông nghiệp chủ trì phối hợp cùng các ngành có liên quan chuẩn bị đề án cải tạo ngành thức ăn gia súc trình thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố duyệt ban hành.

- Ủy ban Vật giá thành phố cùng Ban Quản lý thị trường thành phố chuẩn bị đề án quản lý giá các loại nguyên liệu thức ăn gia súc như đã nêu ở trên.

3. Giải quyết thức ăn gia súc :

a) Giao nhiệm vụ cho Sở Tài chánh cùng Sở Nông nghiệp, Sở Lương thực tính toán cân đối trình Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố quyết định vấn đề dành đất hoặc trích sản lượng lương thực cho chăn nuôi, bao gồm cả chánh sách thu mua thịt nghĩa vụ.

b) Tấm cám phế phẩm của Sở Lương thực, Công ty kinh doanh lương thực phải giao cho Sở Nông nghiệp theo giá thống nhất được Ủy ban Nhân dân thành phố duyệt. Cho cấp phép dành lại 15-20% số cám tấm để ngành lương thực giải quyết chăn nuôi chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên chức của đơn vị.

c) Thông qua kế hoạch hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố sẽ dành một quỹ hàng hoá tương ứng để đảm bảo thu mua cung ứng đủ định lượng nguyên liệu thức ăn gia súc phục vụ kế hoạch chăn nuôi hàng năm.

Thành phố sẽ sử dụng quỹ hàng hoá tập trung và giao nhiệm vụ cho các ngành chức năng ký kết, còn việc tiếp nhận sẽ phân công cho Sở Nông nghiệp và các quận huyện theo kế hoạch cụ thể. Ngoài ra, trong trường hợp cần tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp chủ động, Ủy ban nhân dân thành phố trích riêng quỹ hàng hoá giao cho Sở Nông nghiệp trực tiếp ký kết hợp đồng với các địa phương, đơn vị bạn theo kế hoạch hợp tác liên kết kinh tế.

Việc triển khai công tác thu mua và tiếp nhận nguyên liệu thức ăn gia súc như nói trên sẽ do Sở Nông nghiệp và các quận, huyện thực hiện theo kế hoạch thống nhất, và phân công như sau :

Sở Nông nghiệp : lo cho khu vực quốc doanh thành phố và hỗ trợ cho quốc doanh quận, huyện nhất là các cơ sở sản xuất con giống.

Quận, huyện : Phát triển phong trào chăn nuôi tại địa phương.

Cần tránh khuynh hướng tập trung, quan liêu hoặc mạnh ai nấy làm, tranh mua nguyên liệu đẩy giá lên.

d) Năm 1984 Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố chấp thuận yêu cầu 130.000 tấn thức ăn gia súc phục vụ kế hoạch chăn nuôi với cách tạm quy đổi tương ứng 130.000 tấn lúa và các loại màu được đưa vào kế hoạch hợp tác liên kết kinh tế với các tỉnh, cụ thể :

- Nguồn bắp, khoai mì lát, bánh dầu đậu phông, đậu nành sẽ đưa vào kế hoạch hợp tác của thành phố.

- Về luá : Ngoài phần Sở Nông nghiệp tư lo bằng cách hợp tác xây dựng các nhà máy thức ăn gia súc, cơ sở sấy nông sản cho các tỉnh; thành phố giao nhiệm vụ cho Sở Lương thực, Công ty kinh doanh lương thực trích trong kế hoạch hợp tác thu mua lúa dư ở các tỉnh được Trung ương cho phép, cung ứng cho Sở Nông nghiệp để trao đổi nguyên liệu thức ăn gia súc dùng trong chăn nuôi theo yêu cầu được thành phố duyệt.

- Về bột cá lạt :

* Sở Thuỷ sản phối hợp cùng ủy ban Nhân dân Huyện Duyên Hải và Sở Nông nghiệp tổ chức thu mua 1.000 tấn tại Duyên hải.

* Xí nghiệp Đông lạnh xuất khẩu liên kết với Sở Nông nghiệp mua ở Minh Hải 3-4.000 tấn.

* Sở Thủy sản liên kết với Sở Nông nghiệp mua ở Kiên Giang và Campuchia 3.000 – 4.000 tấn.

Sở Nông nghiệp cần phối hợp với các ngành để triển khai thực hiện.

e) Giao nhiệm vụ cho :

+ Ủy ban Kế hoạch thành phố cùng Sở Nông nghiệp, Ban hợp tác kinh tế thành phố trên cơ sở cân đối giữa yêu cầu phát triển chăn nuôi và khả năng giải quyết thức ăn gia súc tại chỗ, chuẩn bị phương án hợp tác thu mua nguyên liệu thức ăn gia súc ở các tỉnh, kế hoạch phân công, phân cấp cụ thể cho các ngành, các quận huyện trong việc thu mua thức ăn gia súc trình Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố duyệt và chính thức ghi thành chỉ tiêu pháp lệnh để các ngành, các đơn vị thực hiện.

+ Ủy ban Kế hoạch thành phố trao đổi với cácngành, cân đối lại khả năng về nguồn phụ phẩm bột cá, bột thịt, tấm cám, bột lông vũ… của các đơn vị thành phố để ghi thành chỉ tiêu pháp lệnh giao nộp các phụ phẩm này cho ngành Nông nghiệp. Đồng thời cân đối vốn ngoại tệ cho ngành chăn nuôi nhập Premix, thuốc thú y, con giống kể cả một số nhu cầu vật tư, thiết bị tối cần thiết v.v…

+ Ủy ban Vật giá thành phố phối hợp với Ủy ban Kế hoạch thành phố, Sở Nông nghiệp, Tổng Công ty xuất nhập khẩu và các ngành liên quan tính toán lại giá cả các loại nguyên liệu thức ăn gia súc của ngành giao cho Nông nghiệp theo kế hoạch thống nhất ổn định trong năm để đảm bảo ổn định giá sản phẩm chăn nuôi một cách hợp lý.

4. Về con giống : Giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp :

- Có kế hoạch sử dụng tốt các đàn giống cao sản hiện có, đồng thời tiến hành việc lai tạo giống heo cao sản với các giống heo Thuộc Nhiêu, Ba Xuyên, Móng Cái đưa ra nuôi ở ngoại thành.

- Cùng Ủy ban Kế hoạch thành phố cân đối dự trù nhập gối đầu các giống gia súc, gia cầm cần thiết mà xin Trung ương không có, trình Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố duyệt ngoại tệ đầu tư cho ngành.

- Trao đổi với các quận, huyện sớm quy hoạch hệ thống sản xuất giống, nên hỗ trợ và phân công cho quận, huyện xây dựng các trại giống heo gà để tự cung ứng cho con giống cho phong trào chăn nuôi tại chỗ.

- Công ty gia cầm chuẩn bị đề án xây dựng hệ thống giống ông bà tại thành phố để chủ động con giống, thành phố sẽ đầu tư sớm xây dựng công trình này.

- Ủy ban Khoa học kỹ thuật thành phố dành một phần ngân sách khoa học đầu tư cho việc nghiên cứu lai tạo các giống heo gia cầm.

5. Về thuốc thú y :

Sở Nông nghiệp cùng Ủy ban Kế hoạch thành phố cân đối trình Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố duyệt đầu tư ngoại tệ nhập nguyên liệu sản xuất thuốc thú y và thuốc đặc trị.

- Giá hàng nhập khẩu phục vụ phong trào chăn nuôi của thành phố cũng như hàng nhập làm quỹ đối lưu với các tỉnh (như thuốc thú ý đặc trị…) phải được xác định theo tỷ giá hối xuất ngoại tệ do Ủy ban Nhân dân thành phố duyệt.

6. Về xây dựng cơ bản :

- Ủy ban Kế hoạch thành phố cân đối lại vốn đầu tư xây dựng cơ bản phục hồi các chuồng trại chăn nuôi, cơ sở chế biến thức ăn gia súc, thú y khu vực quốc doanh cho hợp lý và chuẩn bị kế hoạch bổ sung để tất cả các đơn vị triển khai nhiệm vụ được giao.

- Ủy ban Kế hoạch thành phố cùng với Sở Nông nghiệp, Sở Xây dựng, Ngân hàng thành phố, lên kế hoạch hỗ trợ vốn, vật tư cho phong trào chăn nuôi tập thể và gia đình, cung cấp cấu kiện lắp ghép cho các cơ sở mới phát triển chăn nuôi, đồng thời cân đối vật liệu làm lồng gà để phục vụ phong trào gia công nuôi gà công nghiệp trong thành phố.

7. Về vốn chăn nuôi : Chủ yếu là vốn vay Ngân hàng, chỉ sử dụng một tỷ lệ nhất định vốn ngân sách.

Ngân hàng thành phố cần có kế hoạch tích cực hơn nữa phục vụ toàn diện và đồng bộ phong trào chăn nuôi quốc doanh, tập thể và gia đình ; đồng thời cùng các quận, huyện, cơ quan, đoàn thể, Sở Văn hoá và thông tin phát động phong trào gây quỹ tiết kiệm phục vụ chăn nuôi, xây dựng hợp tác xã tín dụng v.v…

8. Yêu cầu các tổ chức đoàn thể quần chúng nhứt là Hội Liên hiệp phụ nữ đi sâu vận động và tổ chức chăn nuôi gia đình ; đứng ra tổ chức thu mua nắm lại toàn bộ sản phẩm làm ra bằng mọi hình thức phù hợp từ hình thức ký hợp đồng đến ứng vốn trước hoặc mua đứt bán đoạn ở ngành Thương nghiệp kể cả quốc doanh, hợp tác xã, cấp thành cũng như quận, huyện, phường xã. Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa phải cùng với ngành Nông nghiệp, Ngân hàng, Tài chánh và Hội Liên hiệp phụ nữ bảo trợ tích cực chăn nuôi gia đình và nắm lại cho được sản phẩm, phải quán triệt quan điểm chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên, ngành thương nghiệp phải bảo trợ tiêu thụ sản phẩm không để người chăn nuôi lỗ hoặc thu nhập ít, mà thương nghiệp lại có lãi nhiều.

Hết sức xem xét giá cả thật phù hợp. Kiên quyết loại trừ tư thương tranh mua với thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, không để cho tư thương nâng giá, hoặc ép giá đối với người chăn nuôi.

9. Giao cho Sở Nông nghiệp và các đơn vị trực thuộc (Công ty chăn nuôi heo I, Công ty chăn nuôi heo II, Công ty gia cầm) phối hợp với các đoàn thể, Sở Thương nghiệp cùng quận huyện rút kinh nghiệm gia công chăn nuôi vừa qua, việc phân phối cám và thức ăn gia súc cho chăn nuôi gia đình của thành phố, cũng như học tập cách làm của tỉnh bạn làm nhanh kế hoạch trình Thường trực Ủy ban Nhân dân duyệt, kế hoạch này gắn chặt với việc triển khai Nghị quyết của Thành uỷ về đời sống.

Phải củng cố tổ chức, tăng cường cán bộ cho các Công ty và các bộ phận có liên quan cả tư tưởng và con người để đảm bảo thực hiện có kết quả chỉ thị này.

Tổ chức phát triển nhanh, mạnh, vững chắc ngành chăn nuôi heo, gia cầm tại thành phố là một trong những công tác trọng tâm, và là yêu cầu bức thiết của thành phố.

Nhận được chỉ thị này, lãnh đạo các quận, huyện, Sở, Ban, Ngành và đoàn thể thành phố phải nhanh chóng xây dựng các phương án triển khai theo kế hoạch được giao một cách nghiêm túc. Sở Nông nghiệp, Ủy ban Kế hoạch thành phố có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp, hướng dẫn việc triển khai chỉ thị này, và thường xuyên báo cáo kết quả về Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố để kịp thời chỉ đạo.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Phan Văn Khải

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 21/CT-UB

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu21/CT-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành30/05/1984
Ngày hiệu lực30/05/1984
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/08/1998
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 21/CT-UB

Lược đồ Chỉ thị 21/CT-UB phát triển chăn nuôi heo, gia cầm


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 21/CT-UB phát triển chăn nuôi heo, gia cầm
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu21/CT-UB
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýPhan Văn Khải
                Ngày ban hành30/05/1984
                Ngày hiệu lực30/05/1984
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/08/1998
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Chỉ thị 21/CT-UB phát triển chăn nuôi heo, gia cầm

                          Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 21/CT-UB phát triển chăn nuôi heo, gia cầm