Chỉ thị 23/2005/CT-UBND

Chỉ thị 23/2005/CT-UBND về tăng cường các biện pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người do tỉnh An Giang ban hành

Chỉ thị 23/2005/CT-UBND các biện pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm An Giang đã được thay thế bởi Chỉ thị 07/2007/CT-UBND phòng chống dịch cúm gia cầm tỉnh An Giang và được áp dụng kể từ ngày 23/04/2007.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 23/2005/CT-UBND các biện pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm An Giang


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2005/CT-UBND

Long Xuyên, ngày 08 tháng 11 năm 2005

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ ĐẠI DỊCH CÚM Ở NGƯỜI

Hiện nay, tình hình dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) trên người đang diễn biến rất phức tạp ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 34/2005/CT-TTg ngày 15/10/2005 và công điện số 1686/TTg-NN ngày 01/11/2005 về việc thực hiện đồng bộ có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống khi xảy ra dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người và Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 15/2005/NQ-CP ngày 04/11/2005 về các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm A ở người.

Để thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ về việc ngăn chặn dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người trên địa bàn tỉnh An Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Cấm nuôi gia cầm (bao gồm: gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, bồ câu, chim…) trong nội ô tại thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, các thị trấn và các khu đông dân cư. Cấm chăn nuôi gà thả rong. Cấm tập trung chim cảnh tại các quán giải khát và tạm ngừng việc tổ chức hội thi chim cảnh.

2. Cấm chăn thả vịt trên đồng ruộng và trên kênh rạch, nếu vi phạm thì xử lý tiêu hủy không hỗ trợ. Nơi nào còn vịt chạy đồng thì Chủ tịch UBND xã nơi đó phải bị xử lý kỷ luật.

3. Cấm buôn bán gia cầm sống hoặc giết mổ gia cầm tại các chợ, các điểm không đúng qui định của pháp luật về thú y. Chỉ cho bán gia cầm sau khi đã giết mổ, chế biến đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chậm nhất đến 31 tháng 12 năm 2005 mỗi huyện, thị, thành phố phải xây dựng cho được một lò giết mổ gia cầm tập trung với qui mô phù hợp, trong đó ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ phần xây dựng.

4. Nghiêm cấm vận chuyển, buôn bán, sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa được kiểm dịch. Phải lập ngay các chốt kiểm dịch có sự tham gia của cán bộ thú y, công an, quản lý thị trường tại các đầu mối giao thông chính, các cửa ngõ vào nội thành, nội thị, tại các vùng nguy cơ dịch. Nếu phát hiện vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa được kiểm dịch thì tịch thu, tiêu hủy không hỗ trợ, xử lý cả phương tiện vận chuyển vi phạm.

Cấm tẩu tán, vứt xác và cho người khác gia cầm đã mắc bệnh hoặc chết chưa rõ nguyên nhân; Từ nay trở đi nghiêm cấm việc chế biến và bán các loại tiết canh gia súc, gia cầm.

5. Tạm dừng ngay việc đưa trứng vào ấp để sản xuất con giống, để ấp trứng lộn và nuôi mới đối với tất cả các loại gia cầm trên phạm vi toàn tỉnh đến 28/2/2006. Các hộ kinh doanh trứng lộn phải dừng kinh doanh trứng lộn, nếu kiểm tra phát hiện thì xử lý tiêu hủy và không hỗ trợ.

6. Cấm nhập khẩu các loại gia cầm, chim cảnh, sản phẩm gia cầm tươi sống và lông vũ chưa qua xử lý hoá chất. Ban Chỉ đạo chống buôn lậu và gian lận thương mại tỉnh phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Hải quan và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra và kiểm soát biên giới, ngăn chặn gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm dịch theo qui định của pháp luật thú y.

7. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế phối hợp tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh tiêu độc, khử trùng phòng chống dịch cúm gia cầm trên toàn tỉnh trong khoảng thời gian từ ngày 15/11/2005 đến ngày 31 tháng 12 năm 2005.

8. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phản ánh dịch cúm gia cầm. Yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm nguy hiểm các cấp thông báo trên phương tiện thông tin chỉ 1 hoặc 2 số điện thoại đường dây nóng và người trực điện thoại có toàn quyền xử lý công việc.

Thiết lập mạng lưới giám sát gia cầm bệnh, kể cả người mắc bệnh do cúm gia cầm để xử lý kịp thời và dập tắt ngay ổ dịch. Nhà nước có chính sách khen thưởng và xử phạt đối với người phát hiện gia cầm chết và người nuôi gia cầm chết mà không thông báo.

Sau ngày 30/11/2005, nếu gia cầm vẫn chưa được tiêm phòng thì bắt buộc tiêu hủy, không hỗ trợ.

Tạm dừng đóng cửa rừng Trà Sư, giám sát dịch bệnh, theo dõi và lấy mẫu xét nghiệm các loại chim trong rừng Trà Sư, thực hiện vệ sinh tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

9. Thành lập ngay các tổ công tác liên ngành cấp tỉnh và cấp huyện bao gồm: Quản lý thị trường (tổ trưởng), Y tế, Thú y, Công an để kiểm tra, giám sát, xử lý thật nghiêm những trường hợp vi phạm qui định của pháp luật.

Tổ công tác này hoạt động liên tục đến ngày 28/02/2006, có kinh phí hoạt động riêng. Giao Sở Tài chính hướng dẫn định mức chi và mức bồi dưỡng cho lực lượng này. Nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động này thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo.

10. Phối hợp với cơ quan báo đài, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội từ tỉnh đến huyện, thị, thành phố có hình thức tuyên truyền, vận động giáo dục cụ thể đến từng khóm, ấp, tổ dân phố, trường học, hộ dân… để mọi người dân có nhận thức đúng, chấp hành những qui định của pháp luật, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.

11. Các hộ chăn nuôi vịt đã thực hiện tiêm đủ hai liều vắcxin, thực hiện nuôi nhốt, cam kết không nuôi vịt, nếu có khó khăn về thị trường tiêu thụ và có yêu cầu xin tiêu hủy thì được hỗ trợ 10.000 đồng/con.

Hỗ trợ các hộ mua bán, giết mổ gia cầm, các lò ấp trứng và các hộ chăn nuôi gia cầm chuyển nghề: đào tạo nghề, cho vay vốn, mức vay cụ thể do UBND huyện, thị, thành phố quyết định tùy theo quy mô và ngành nghề chuyển đổi.

12. Sở Y tế, các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế phải chuẩn bị tốt và đầy đủ mọi điều kiện về con người, cơ sở vật chất, phương tiện thuốc men để phòng chống dịch, phải dập tắt dịch tại chỗ và ngay từ khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên.

Trên đây là các công tác trọng tâm, cấp bách nhằm ngăn chặn dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người trên địa bàn tỉnh, yêu cầu Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Thương mại (QLTT), Tài Nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa Thông tin, Đài Phát thanh truyền hình An Giang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố phải đích thân chỉ đạo, tổ chức thực hiện ngay, hàng tuần báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Cục Kiểm tra Văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT.BCĐ PCDGCTW;
- TT.TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban ngành đoàn thể cấp tỉnh;
- Báo AG, Đài PTTHAG, Phân xã AG - phổ biến;
- Chánh, Phó VP.UB;
- Phòng KT, TH, XDCB, VHXH, NC, VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Kim Yên

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 23/2005/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu23/2005/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/11/2005
Ngày hiệu lực18/11/2005
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 23/04/2007
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 23/2005/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 23/2005/CT-UBND các biện pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm An Giang


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 23/2005/CT-UBND các biện pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm An Giang
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu23/2005/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh An Giang
                Người kýPhạm Kim Yên
                Ngày ban hành08/11/2005
                Ngày hiệu lực18/11/2005
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 23/04/2007
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Chỉ thị 23/2005/CT-UBND các biện pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm An Giang

                      Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 23/2005/CT-UBND các biện pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm An Giang