Chỉ thị 39/CT-UB

Chỉ thị 39/CT-UB về chấn chỉnh công tác thu mua hàng nông sản xuất khẩu lưu thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Chỉ thị 39/CT-UB chấn chỉnh công tác thu mua hàng nông sản xuất khẩu lưu thông đã được thay thế bởi Quyết định 4340/QĐ-UB-NC bãi bỏ văn bản pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ 02/7/1976 đến 31/12/1996 và được áp dụng kể từ ngày 21/08/1998.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 39/CT-UB chấn chỉnh công tác thu mua hàng nông sản xuất khẩu lưu thông


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 39/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 11 năm 1987

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC THU MUA HÀNG NSXK LƯU THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ban Thường vụ Thành ủy đã có chủ trương chấn chỉnh công tác thu mua hàng xuất khẩu lưu thông trên địa bàn thành phố (thông báo số 26/TB-UB ngày 18-6-1987 và số 38/TB-UB ngày 7-10-1987). Căn cứ chủ trương trên, Ủy ban Nhân dân thành phố quy định cụ thể việc tổ chức thực hiện như sau :

1) Để phát triển ngành hàng nông lâm hải sản xuất khẩu, thành phố đã khẳng định phải tăng cường hợp tác kinh tế với các tỉnh bạn trên cơ sở cùng đầu tư, liên doanh, liên kết bằng nhiều hình thức ; từ các kết quả liên doanh, thành phố sẽ tạo được nguồn hàng xuất khẩu ổn định, lâu dài nhằm khai thác và tăng năng lực chế biến của mình tạo cho hàng xuất khẩu của thành phố có giá trị cao hơn…

2) Đối với các loại nông sản và hàng hóa khác của các tỉnh bạn lưu thông về rp, việc thu mua phải được tổ chức một cácg trật tự, nghiêm cấm việc tranh mua, đẩy giá cao, nghiêm cấm các tổ chức không có chức năng thu mua, tự tiện lập các trạm thu mua bất hợp pháp không giấy phép, cấm việc dùng tư nhân tùy tiện sai chính sách và các chế độ quy định, buông lỏng quản lý để cho họ chi phối thao túng v.v… Để thực hiện cho được chủ trương này, đối với các mặt hàng nông sàn (trừ lúa, gạo) :

a) Ở một số quận, huyện nơi mà hàng nông sản từ các tỉnh lưu thông về thành phố tương đối tập trung vào một số chợ đầu mối như Thủ Đức, Bình Chánh, Bình Thạnh và quận 6, Sở Thương nghiệp tổ chức và hướng dẫn các công ty thương nghiệp thành phố và quận, huyện tổ chức trạm thu mua theo quy hoạch và phân công hợp lý.

b) Tại một số quận, huyện khác, ở một số chợ cũng có hàng nông sản từ các tỉnh lưu thông về thành phố nhưng lượng hàng không lớn thì tùy tình hình cụ thể của mỗi nơi, Sở Thương nghiệp hướng dẫn thương nghiệp quận, huyện việc tổ chức thu mua (hoặc hình thành trạm thu mua chuyên trách hoặc phân công cho một đơn vị thương nghiệp kết hợp thu mua…).

c) Riêng một vài vùng ngoài thành phố, được đầu tư chuyên canh tác một số loại nông sản xuất khẩu (đậu phọng, điều, tiêu) thì đơn vị nào đầu tư đơn vị đó kết hợp với địa phương sở tại tổ chức thu mua.

3) Sở Thương nghiệp cơ quan chức năng quản lý Nhà nước, căn cứ các quy định hiện hành của trung ương và thành phố và các quy định nói trong văn bản này, định ra các quy chế về tổ chức thu mua hàng nông sản trên địa bàn thành phố (cấp giấy phép thu mua, quy định các nội dung hoạt động, chỉ đạo thống nhất về giá cả, hướng dẫn và kiểm tra kiểm soát hoạt động của các tổ chức được phép thu mua…)

Vốn thu mua do cơ quan chủ quản thu xếp với tài chánh và ngân hàng theo các quy định hiện hành. Trường hợp quận, huyện thiếu vốn thì thương nghiệp thành phố hỗ trợ hoặc huy động của ngành ngoại thương (quận, huyện và thành phố).

Mặt hàng thu mua được : Giao cho Tổng công ty xuất nhập khẩu thành phố những hàng đủ tiêu chuẩn dưới nhiều hình thức (bán lại, ủy thác…); hàng không đủ tiêu chuẩn thì thương nghiệp tiêu thụ nội địa. Đơn vị có hàng nông sản xuất khẩu phải làm đầy đủ nghĩa vụ với trung ương và thành phố về quyền sử dụng ngoại tệ theo quy định.

4) Căn cứ các quy định trong văn bản này, chỉ những đơn vị được Sở Thương nghiệp thành phố cấp giấy phép thu mua hàng nông sản lưu thông trên địa bàn thành phố mới được hoạt động.

Ủy ban Nhân dân các quận, huyện cùng các cơ quan quản lý thị trường, công an kinh tế các cấp có nhiệm vụ phối hợp với Sở Thương nghiệp tổ chức triển khai thực hiện chỉ thị này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT/ CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Lê Văn Triết

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 39/CT-UB

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu39/CT-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành02/11/1987
Ngày hiệu lực02/11/1987
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/08/1998
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 39/CT-UB

Lược đồ Chỉ thị 39/CT-UB chấn chỉnh công tác thu mua hàng nông sản xuất khẩu lưu thông


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 39/CT-UB chấn chỉnh công tác thu mua hàng nông sản xuất khẩu lưu thông
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu39/CT-UB
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýLê Văn Triết
                Ngày ban hành02/11/1987
                Ngày hiệu lực02/11/1987
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/08/1998
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Chỉ thị 39/CT-UB chấn chỉnh công tác thu mua hàng nông sản xuất khẩu lưu thông

                          Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 39/CT-UB chấn chỉnh công tác thu mua hàng nông sản xuất khẩu lưu thông