Chỉ thị 39/CT-UB

Chỉ thị 39/CT-UB năm 1990 về kiểm soát và thu thuế hàng ngoại nhập lưu thông trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Chỉ thị 39/CT-UB kiểm soát thu thuế hàng ngoại nhập lưu thông địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã được thay thế bởi Quyết định 48/2009/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản thành phố Hồ Chí Minh và được áp dụng kể từ ngày 07/07/2009.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 39/CT-UB kiểm soát thu thuế hàng ngoại nhập lưu thông địa bàn thành phố Hồ Chí Minh


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 39/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 1990

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC KIỂM SOÁT VÀ THU THUẾ HÀNG NGOẠI NHẬP LƯU THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ.

Để góp phần thực hiện có kết quả kế hoạch đấu tranh chống hàng ngoại nhập lậu vào thành phố, căn cứ Chỉ thị 133-CT ngày 05/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng chấn chỉnh việc trao đổi hàng hóa qua biên giới và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chánh (công văn số 1108/TC-CTN ngày 28/7/1990, công văn số 1294/TC-CTN ngày 28/8/1990) về việc thực hiện việc kiểm soát hàng nhập khẩu lưu thông trong nước, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị thực hiện việc kiểm soát và thu thuế hàng ngoại nhập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau :

I. THỐNG NHẤT CÁC THỦ TỤC QUẢN LÝ HÀNG NHẬP KHẨU LƯU THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ.

1/ Vận chuyển hàng nhập khẩu :

a) Trường hợp vận chuyển hàng nhập khẩu với số lượng, loại hàng đủ theo số lượng, loại hàng đã kê khai khi làm thủ tục nộp thuế nhập khẩu (mậu dịch hoặc phi mậu dịch) : phải có các chứng từ hợp lệ sau đây :

- Giấy hoàn thành thủ tục Hải quan (bản chính)

- Biên lai đã nộp thuế nhập khẩu mậu dịch hoặc thuế hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch (bản chính).

- Hợp đồng kinh tế, mua bán hợp lệ (nếu có)

- Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho.

b) Trường hợp vận chuyển hàng nhập khẩu với một phần số lượng hàng đã kê khai nộp thuế nhập khẩu, hoặc mua lại của đơn vị kinh tế để vận chuyển đi, yêu cầu kèm theo các chứng từ hợp lệ sau đây :

- Bản sao biên lai đã nộp thuế nhập khẩu mậu dịch, phi mậu dịch có liên quan đến lô hàng vận chuyển.

- Giấy trích chuyển vận do cơ quan thuế nơi hàng xuất phát cấp ghi rõ số lượng, loại hàng được vận chuyển, số, ngày của biên lai đã nộp thuế (bản sao nêu trên) phương tiện và thời gian vận chuyển.

- Hợp đồng mua bán hợp lệ (đối với những lô hàng lớn)

- Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (nếu mua của các tổ chức kinh tế quốc doanh), hoặc hóa đơn bán hàng (do Bộ Tài chính phát hành và có con dấu của cơ quan thuế nơi đơn vị bán đăng ký kinh doanh) nếu mua của các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh hay tư thương.

c) Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu không phải do cơ quan Hải quan kiểm soát, thu thuế thì phải có biên bản khám nhận, quyết định xử lý của cơ quan thuế kèm theo biên lai nộp thuế, nộp phạt (nếu có).

2/ Tàng trữ hàng nhập khẩu :

Các đơn vị kinh tế, các hộ kinh doanh, tư nhân có tàng trữ hàng nhập khẩu với số lượng lớn cho yêu cầu kinh doanh, phải khai báo với cơ quan thuế nơi có kho hàng cất giữ hàng nhập khẩu và xuất trình các chứng từ hợp lệ kèm theo (bao gồm các loại chứng từ nêu ở điểm a hoặc b của mục 1).

Khi xuất hàng đi nơi khác, phải làm thủ tục xin cấp giấy trích chuyển vận của cơ quan thuế sở tại.

3/ Bày bán hàng nhập khẩu :

Các hộ buôn bán hàng nhập khẩu phải mở sổ sách ghi chép theo dõi đầy đủ hàng hóa mua vào, bán ra, tồn kho, bảo quản và sử dụng hóa đơn bán hàng theo đúng quy định tại Chỉ thị 292 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, cơ quan thuế địa phương có trách nhiệm phân loại đối tượng kinh doanh phải chấp hành chế độ sổ sách kế toán, giám sát, quản lý chặt chẽ việc sử dụng hóa đơn bán hàng, chống mọi trường hợp lợi dụng.

Hàng hóa phải có 1 trong các chứng từ sau đây :

- Hóa đơn mua hàng kèm theo giấy trích chuyển vận hoặc chứng từ và biên lai đã nộp thuế ở tại gốc.

- Nếu hàng nhập khẩu vận chuyển, tàng trữ, bày bán không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì xem và xử lý như hàng lậu thuế.

II. XỬ LÝ VÀ THU THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU.

1/ Đối với người kinh doanh hàng nhập khẩu :

Bao gồm kinh doanh buôn chuyến và kinh doanh cố định : phải thu đủ thuế buôn chuyến hoặc thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức theo đúng thuế suất và doanh thu thực tế.

Trường hợp đã nộp thuế buôn chuyến tại gốc nơi vận chuyển hàng đi, tại thành phố chỉ thu chênh lệch về số lượng (nếu có). Riêng đối với kinh doanh buôn chuyến 2 mặt hàng rượu, bia, thu cả phần chênh lệch về giá, nếu giá thu thuế tại gốc quá thấp, thấp hơn 70% giá tính thuế ở thành phố.

2/ Xử lý vi phạm đối với hàng nhập khẩu trốn thuế :

Ngoài việc phải nộp thuế buôn chuyến hoặc thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức, cơ sở và người kinh doanh hàng nhập khẩu trong khi vận chuyển, tàng trữ hoặc bày bán, nếu không chứng minh được hàng nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu (mậu dịch hoặc phi mậu dịch) sẽ bị xử lý vi phạm như sau :

a) Đối với số lượng hàng hoàn toàn chưa nộp thuế nhập khẩu : Khi phát hiện phải lập biên bản, xác định rõ vi phạm.

Xem như hàng lậu thuế hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch. Cơ quan thuế xử lý thu phạt tội trốn lậu thuế, mức phạt tối thiểu bằng 1 lần số thuế hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch theo giá tính thuế tại thành phố.

b) Đối với số lượng hàng chưa nộp đủ thuế nhập khẩu

Được xem là chưa nộp đủ thuế nhập khẩu, nếu :

- Chưa nộp đủ về số lượng so với chứng từ hợp lệ kèm theo.

- Giá tính thuế thấp hơn giá chuẩn của Bộ Tài chính ban hành (đối với hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch).

- Thuế suất thấp hơn quy định.

Cơ quan thuế xử lý thu phạt tội khai man lậu thuế, mức phạt cộng với số thuế đã nộp tối thiểu bằng 1 lần số thuế nhập khẩu phải nộp.

(Trên cơ sở tính đủ thuế nhập khẩu về số lượng, giá tính thuế chuẩn, thuế suất trừ (-) đi số thuế nhập khẩu đã nộp).

Việc quản lý về mặt thủ tục và xử lý vi phạm đối với hàng nhập khẩu là một trong những biện pháp quan trọng của kế hoạch đấu tranh chống hàng ngoại nhập lậu vào thành phố.

Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các ngành, các cấp, đoàn thể chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị này. Cục Thuế Nhà nước thành phố tổ chức triển khai cụ thể, có kế hoạch phối hợp với Ban Quản lý thị trường thành phố, Công an thành phố và báo cáo các khó khăn để Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố kịp thời chỉ đạo.-

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Hữu Nhơn

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 39/CT-UB

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu39/CT-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành02/10/1990
Ngày hiệu lực02/10/1990
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThuế - Phí - Lệ Phí, Xuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 07/07/2009
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 39/CT-UB

Lược đồ Chỉ thị 39/CT-UB kiểm soát thu thuế hàng ngoại nhập lưu thông địa bàn thành phố Hồ Chí Minh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 39/CT-UB kiểm soát thu thuế hàng ngoại nhập lưu thông địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu39/CT-UB
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýVương Hữu Nhơn
                Ngày ban hành02/10/1990
                Ngày hiệu lực02/10/1990
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThuế - Phí - Lệ Phí, Xuất nhập khẩu
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 07/07/2009
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Chỉ thị 39/CT-UB kiểm soát thu thuế hàng ngoại nhập lưu thông địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

                      Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 39/CT-UB kiểm soát thu thuế hàng ngoại nhập lưu thông địa bàn thành phố Hồ Chí Minh