Chỉ thị 46/CT-UB quản lý chu đáo, cấm di chuyển, tháo gỡ thiết bị máy móc, thay đổi nhiệm vụ thiết kế cơ sở sản xuất đã tiếp quản đã được thay thế bởi Quyết định 4340/QĐ-UB-NC bãi bỏ văn bản pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ 02/7/1976 đến 31/12/1996 và được áp dụng kể từ ngày 21/08/1998.
Nội dung toàn văn Chỉ thị 46/CT-UB quản lý chu đáo, cấm di chuyển, tháo gỡ thiết bị máy móc, thay đổi nhiệm vụ thiết kế cơ sở sản xuất đã tiếp quản
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/CT-UB | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 8 năm 1977 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC QUẢN LÝ CHU ĐÁO, CẤM DI CHUYỂN, THÁO GỠ THIẾT BỊ MÁY MÓC, THAY ĐỔI NHIỆM VỤ THIẾT KẾ CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐÃ TIẾP QUẢN
Thành phố chúng ta còn gặp nhiều khó khăn trong việc khôi phục và phát triển sản xuất công nghiệp. Có nhiều cơ sở thuộc ngành công nghiệp trung ương và địa phương do các ngành, sở, quận, huyện quản lý, tiếp quản từ sau 30-4-1975, đến nay vẫn chưa có nhiệm vụ sản xuất.
Nhìn chung các cấp, các ngành có trách nhiệm, chưa chú ý thích đáng việc quản lý, bảo quản tài sản các cơ sở đã tiếp quản nói trên. Nhiều nơi tự động tháo gỡ một số thiết bị trong dây chuyền sản xuất di chuyển đi nơi khác hoặc dẹp qua một bên để lấy diện tích mặt bằng làm việc khác (làm cho kho tàng, văn phòng cơ quan, xưởng cơ khí, …) ; có nơi thay đổi hẳn nhiệm vụ thiết kế sản xuất của cơ sở (như ở xưởng cơm sấy, giặt ủi, kẹo, nước đá, …). Tình hình này đã gây lãng phí rất lớn về tài sản xã hội chủ nghĩa. Một số cơ quan trung ương quản lý các cơ sở loại này cũng đã vi phạm tương tự ; Ủy ban nhân dân Thành phố đã có kiến nghị lên Ban Bí thư Trung ương Đảng (công văn số 771/VB-UB ngày 13-4-1977).
Mặc dù Ủy ban nhân dân Thành phố đã có nhiều lần lưu ý các ngành, các cấp nhắc nhở uốn nắn, nhưng tình hình chưa được cải biến cơ bản.
Để chấm dứt tình trạng này, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị đình chỉ ngay những việc làm tùy tiện vi phạm nguyên tắc quản lý tài sản xã hội chủ nhgĩa đã nói trên ; trước mắt, các cấp, các ngành cần khẩn trương thực hiện một số việc sau đây :
a- Đối với những máy móc thiết bị đã lỡ bị tháo gỡ, cần được bảo quản, cho dầu mỡ, che chắn giữ gìn, không để ngoài trời, nơi ẩm ướt gây hư hỏng, sét rỉ, không làm thất lạc phụ tùng, chi tiết máy, thiết bị và giữ nguyên mặt bằng diện tích theo như thiết kế trước đây của cơ sở.
b- Tiến hành điều tra nắm lại các cơ sở sản xuất (cả những kho tàng) đã bị tháo gỡ, di chuyển máy móc, thay đổi nhiệm vụ, làm mất dấu vết cũ (cả của công và của tư nhân) … Nhằm mục đích, khi tạo được điều kiện cần thiết, Thành phố có thể khôi phục được ngay những cơ sở này để bảo đảm sản xuất được những mặt hàng truyền thống đa dạng của thành phố.
c- Chỉ thị có tính chất pháp quy để các quận, huyện liên hệ kiểm tra, đôn đốc thực hiện đối với các cơ quan trung ương và địa phương đang quản lý các cơ sở loại này hiện có tại địa phương mình.
d- Các ngành, sở, quận, huyện báo cáo về Ủy ban hân dân Thành phố tình hình chấp hành chỉ thị trên đây.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |