Chỉ thị 97/CT-UB

Chỉ thị 97/CT-UB năm 1979 về giải quyết công việc làm cho những người hiện nay chưa có việc do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Chỉ thị 97/CT-UB giải quyết công việc làm người chưa có việc đã được thay thế bởi Quyết định 6699/QĐ-UB-NC bãi bỏ văn bản pháp luật lĩnh vực văn hóa xã hội hết hiệu lực do UBND thành phố ban hành từ 02/7/1976 đến 31/12/1996 và được áp dụng kể từ ngày 14/12/1998.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 97/CT-UB giải quyết công việc làm người chưa có việc


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 97/CT-UB

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 06 năm 1979

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC LÀM CHO NHỮNG NGƯỜI HIỆN NAY CHƯA CÓ VIỆC

Từ sau ngày giải phóng đến nay, Đảng và chính quyền các cấp ở thành phố đã có nhiều cố gắng giải quyết nạn thất nghiệp trầm trọng do chế độ cũ để lại. Hàng chục vạn người đã được tổ chức đi hồi hương, xây dựng vùng kinh tế mới, thu nhận vào làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị Nhà nước. Những người mắc các bệnh tật, tệ nạn xã hội cũ được chữa trị, giáo dục, cải tạo, đưa vào đội ngũ những người lao động chân chính. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn khoản 25 vạn người chưa có việc làm. Đây là một lực lượng lao động quan trọng, trong đó có nhiều người có sức khoẻ, có tay nghề, chịu lao động, nếu khéo sắp xếp tổ chức, khai thác các nguồn vật tư, nguyên liệu, phế liệu, phế phẩm, đất đai, tài nguyên của thành phố và của các tỉnh bạn thì có thể đưa lực lượng lao động này vào sản xuất ra của cải vật chất, chẳng những bảo đảm được đời sống cho bản thân họ, mà còn tạo điều kiện cho họ góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội, hạn chế một số mặt tiêu cực cùa đời sống xã hội, đảm bảo trật tự trị an của thành phố.

Quán triệt tinh thần nghị quyết số 201-CP của Hội đồng Chính phủ và chỉ thị số 85/TTg ngày 12-3-1979 của Thủ tướng Chính phủ, để giải quyết công việc làm cho những người có khả năng lao động còn chưa có việc làm ở thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị:

I. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC LÀM:

1/ Mọi người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đều có quyền có công ăn việc làm và đều có nghĩa vụ lao động. Đảng và chính quyền các cấp chịu trách nhiệm nắm chắc lực lượng lao động, bố trí tổ chức, sắp xếp công việc làm cho người lao động, phát huy tài, sức của họ, cống hiến một cách có lợi nhất cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước mắt, phải tập trung giải quyết, sắp xếp công việc làm cho những người chưa có việc để từng bước ổn định đời sống của nhân dân.

2/ Chính quyền nhân dân các cấp, nhất là Ủy ban nhân dân phường, xã phải điều tra nắm lại lực lượng lao động về tuổi, giới tính, tay nghề, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình từng người để làm cơ sở cho việc sắp xếp công việc làm. Phải phát huy tinh thần tự lực tự cường, khai thác triệt để mọi tiềm năng sẵn có của địa phương, phát triển thêm nhiều cơ sở sản xuất, gia công, chế biến tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở dịch vụ, sửa chữa... tạo thêm nhiều công việc làm tại chỗ để sắp xếp cho những người nội trợ, yếu sức, gia đình thương binh liệt sĩ, neo đơn, những người có tay nghề phù hợp với các ngành sản xuất ở thành phố và chuyển một số tiểu thương sang sản xuất.

3/ Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố đã có kế hoạch mở ra nhiều công trường, nông trường, lâm trường tại thành phố và ở các tỉnh, có khả năng thu hút hàng vạn lao động, vừa để giải quyết đời sống cho họ, vừa cung cấp nguyên vật liệu, lâm sản, thực phẩm cho các ngành sản xuất và đời sống của nhân dân thành phố. Cần tích cực huy động lao động, chú trọng những người có sức khỏe, có tay nghề phù hợp, tổ chức những tổ, đội lao động chuyên nghiệp đi làm lao động thủy lợi, khai hoang xây dựng nông trường và vùng ven thành phố, khai thác lâm sản ở Lòng Hồ, Sông Bé, Đồng Nai, xây dựng cơ sở nông nghiệp ở Đaknong, Lâm Đồng, v.v...

4/ Sau khi đã tích cực vận động, giáo dục, sắp xếp công việc làm phù hợp, còn có những người chây lười lao động, làm ăn phi pháp (buôn bán chợ trời, buôn vé chợ đen, ..), mặc dầu có khuyên răn, giáo dục nhưng vẫn không chịu tham gia lao động thì thực hiện biện pháp bắt buộc lao động. Cần phải quán triệt chủ tương của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố: Tập trung tổ chức giải quyết công việc làm cho những người chưa có việc là chủ yếu, áp dụng biện pháp bắt buộc lao động trong những trường hợp hết sức cần thiết, đúng đối tượng, tránh tràn lan, cũng là nhằm mục đích giáo dục, thúc đẩy những người cố tình trốn tránh lao động hiểu rõ và tự nguyện làm nghĩa vụ lao động để chuyển hướng theo con đường lao động làm ăn chân chính.

5/ Đối với bọn phạm pháp hình sự, bọn lưu manh, côn đồ du đãng, đầu cơ, buôn lậu và những người mắc các tệ nạn xã hội không thuộc diện nói trên, thì phải tiếp tục tập trung giáo dục, cải tạo, điều trị bịnh theo chủ trương của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành.

Riêng đối với bọn lưu manh chuyên nghiệp, bọn can án hình sự nhiều lần, Sở Công an phải tổ chức quản lý đưa đi giáo dục cải tạo lâu dài xa thành phố.

II. BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ:

1/ Chi cục Thống kê cùng Sở Lao động dựa vào tổ dân phố từng phường có kế hoạch tiến hành điều tra nắm chắc lực lượng lao động của thành phố nhằm phục vụ cho việc bố trí lại lực lượng lao động, ổn định dân cư, phát triển kinh tế, giải quyết đời sống cho nhân dân. Công tác điều tra cơ bản tình hình lao động thành phố phải hoàn thành trong năm 1979.

Trước mắt, phải hướng dẫn cho Ủy ban nhân dân phường, xã tiến hành điều tra lập danh sách những người chưa có việc làm: tuổi, nghề nghiệp, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, v.v.. làm cơ sở cho việc giải quyết công việc làm.

2/ Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường, xã cần tập trung chỉ đạo có kế hoạch phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể làm tốt một đợt tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong nhân dân, làm cho những người chưa có việc làm thực sự tự nguyện lao động, làm ăn chính đáng ; tiến hành vận động nhân dân, phát huy tinh thần làm chủ tập thể, đoàn kết tương trợ lẫn nhau, phát huy sáng kiến, huy động khả năng sẵn có của nhân dân tự tổ chức công việc làm ăn với sự giúp đỡ của chính quyền.

Các cơ quan thông tin, báo chí cần tích cực hỗ trợ cho phường, xã trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân.

3/ Sở Lao động và Ủy ban nhân dân các quận, huyện cần nghiên cứu rút kinh nghiệm những nơi đã làm tốt như phường 10 (quận 3), phường 22 (quận 6), phường 7 (quận 11), phường 5 (quận Bình Thạnh), phường 4 (quận Gò Vấp).. để phổ biến, hướng dẫn cho các phường, xã tiến hành giải quyết công việc làm cho nhân dân. Sau đó, định kỳ sơ kết và tiếp tục chỉ đạo thực hiện chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố. Cần nghiên cứu có biện pháp tập trung vào một số phường ở một số quận còn nhiều lực lượng lao động để giải quyết cho được trong một thời gian ngắn nhất.

4/ Các ngành chức năng của thành phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện phải thường xuyên theo dõi, kịp thời giải quyết những khó khăn cho phường, xã trong việc cung cấp vật tư, nguyên liệu, phế liệu, phế thải, giải quyết các chính sách gia công, giá cả, thu mua, tiêu thụ sản phẩm, tiền công. Đối với những cơ sở tiểu thủ công có trang bị máy móc, kỹ thuật, cần có địa điểm, Sở Quản lý nhà đất phải ưu tiên giải quyết chỗ cho cơ sở sản xuất này.

5/ Đối với những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, sau khi đã được Ủy ban nhân dân phường, xã giáo dục, giải thích, sắp xếp công việc làm phù hợp rồi, mà vẫn trốn tránh, lười biếng không chịu lao động hoặc tiếp tục làm ăn phi pháp thì Ủy ban nhân dân phường, xã mời đến cảnh cáo, quy định thời hạn 15 ngày phải tham gia lao động theo sự sắp xếp của chính quyền địa phương hoặc tự kiếm công việc làm và báo cáo với chính quyền phường, xã. Nếu quá hạn, vẫn không chịu làm việc thì áp dụng biện pháp bắt buộc lao động.

Ủy ban nhân dân quận, huyện xét duyệt danh sách và ký lệnh bắt buộc lao động tại chỗ theo đề nghị của Ủy ban nhân dân phường, xã.

Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt và ký lệnh bắt buộc lao động xa thành phố và lệnh tập trung cải tạo theo đề nghị của Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

Việc phân loại, xét duyệt danh sách, thời hạn bắt buộc lao động hoặc tập trung cải tạo phải theo đúng quy định trong chỉ thị số 85-TTg của Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 1531/QĐ-UB ngày 25-11-1977 của Ủy ban nhân dân thành phố. Phải làm thận trọng, không để sai sót, nhầm lẫn.

Những người bị bắt buộc lao động tại chỗ hoặc xa thành phố vẫn được hưởng mọi quyền lợi như những người công dân khác. Người được xóa kỷ luật thì không ghi lý lịch việc bị bắt buộc lao động.

Những người bị bắt buộc lao động tại chỗ do Ủy ban nhân dân phường, xã giao việc, do Công an, Đoàn thanh niên và Lao động phường, xã quản lý.

Những người bị bắt buộc lao động xa thành phố do Ủy ban nhân dân quận, huyện giao việc, Công an quận, huyện kết hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản quận, huyện quản lý và tổ chức cho họ lao động.

6/ Sở Công an cùng với Sở Lao động, Sở Thương binh và xã hội, Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan hữu quan chịu trách nhiệm nghiên cứu rút kinh nghiệm các trại lao động cải tạo tập trung đã làm tốt, xây dựng đề án chấn chỉnh các trại hiện có, giải quyết các chế độ, chính sách đối với trại viên, đào tạo bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý trại và kiến nghị đầu tư xây dựng những trại mới, trình Ủy ban nhân dân thành phố duyệt trong tháng 7-1979.

III. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN:

Để thực hiện phương hướng nhiệm vụ và các biện pháp nói trên cần thành lập ở thành phố, quận, huyện, phường, xã mỗi nơi một “Ban chỉ đạo sắp xếp việc làm” để chuyên lo vấn đề này.

Ở cấp thành phố: Ban chỉ đạo gồm:

- Truởng ban: đ/c Phan Văn Khải, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố,

- Phó ban thường trực: đ/c Lâm Văn Sáu, Giám đốc Sở Lao động.

- Phó ban: đ/c Cáp Xuân Diệm, Phó Giám đốc Sở Công an.

- Ủy viên: đại diện Ban Cải tạo thành phố, Liên hiệp xã thành phố, Công ty vật tư tổng hợp, Sở Thương nghiệp, Liên hiệp Công đoàn, Thành đoàn Thanh niên, Thành hội phụ nữ, Nông hội thành phố.

Ở cấp quận, huyện:

- Truởng ban: một đ/c Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện.

- Phó ban thường trực: một đ/c phụ trách lao động quận huyện.

- Phó ban: một đ/c phụ trách Công an quận, huyện.

- Ủy viên: đại diện các đoàn thể cấp quận, huyện và một số ban chuyên môn cần thiết.

Ở cấp phường, xã:

- Truởng ban: đ/c Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã.

- Phó ban: đ/c phụ trách Công an phường, xã.

- Ủy viên: đại diện các đoàn thể và cán bộ lao động.

Các Ban chỉ đạo cấp thành và quận, huyện chủ yếu sử dụng bộ máy sở, ban lao động giúp việc, khi cần có thể lấy thêm một vài cán bộ biệt phái của các ngành chuyên môn.

Nhận được chỉ thị này, Sở Lao động, Sở Công an, các ban, ngành, sở, chính quyền các cấp cùng với các đoàn thể chịu trách nhiệm thi hành và báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân thành phố.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Lê Đình Nhơn

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 97/CT-UB

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu97/CT-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/06/1979
Ngày hiệu lực29/06/1979
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 14/12/1998
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 97/CT-UB

Lược đồ Chỉ thị 97/CT-UB giải quyết công việc làm người chưa có việc


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 97/CT-UB giải quyết công việc làm người chưa có việc
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu97/CT-UB
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýLê Đình Nhơn
                Ngày ban hành29/06/1979
                Ngày hiệu lực29/06/1979
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 14/12/1998
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Chỉ thị 97/CT-UB giải quyết công việc làm người chưa có việc

                    Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 97/CT-UB giải quyết công việc làm người chưa có việc