Văn bản khác 4079/CTPH-BVHTTDL-BGTVT

Chương trình 4079/CTPH-BVHTTDL-BGTVT năm 2015 phối hợp công tác giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Giao thông vận tải phục vụ phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020

Nội dung toàn văn Chương trình 4079/CTPH-BVHTTDL-BGTVT phối hợp công tác phục vụ phát triển du lịch 2015


BỘ VĂN HÓA, THTHAO
VÀ DU LỊCH -
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4079/CTPH-BVHTTDL-BGTVT

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2015

 

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP CÔNG TÁC

GIỮA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VÀ BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát trin du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của B Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định s318/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ vviệc tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch;

Căn cứ Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ vviệc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đy phát triển du lịch;

Căn cứ kết quả triển khai Chương trình phối hợp công tác số 4050/Ctr-BVHTTDL-BGTVT về phục vụ phát triển du lịch giai đoạn 2013-2015 ký ngày 13/11/2012 giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giao thông vận tải;

Để tăng cường công tác phối hợp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý ngành Du lịch và ngành Giao thông vận tải; nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch và Bộ Giao thông vận tải thống nhất ký Chương trình phối hợp công tác phục vụ phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020 với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tăng cường công tác phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giao thông vận tải nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển, hài hòa, đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thông, dịch vụ vận tải và du lịch; góp phần phát triển du lịch bền vững, đưa du lịch trthành ngành kinh tế mũi nhọn; tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng thụ hưởng của nhân dân; bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội;

b) Tăng cường khả năng hội nhập và năng lực cạnh tranh quốc tế; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, an toàn, hiệu quả, văn minh, thân thiện và khẳng định thương hiệu; góp phần đưa Việt Nam thật sự trở thành điểm đến hấp dẫn trong khu vực Châu Á và trên thế giới;

c) Nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị cung ứng dịch vụ du lịch và vận tải, phát huy năng lực phục vụ và hiệu ứng lan tỏa của các công trình giao thông, tạo động lực kích thích tương hỗ giữa hai ngành Du lịch và Giao thông vận tải;

d) Đảm bảo sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phối hợp giữa hai ngành Du lịch và Giao thông vận tải nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc, tháo gỡ rào cản, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và sự phát triển của hai ngành;

đ) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch và giao thông vận tải; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia và thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước, đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Yêu cầu

Công tác phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giao thông vận tải phải đảm bảo:

- Hiệu quả, thiết thực, khả thi, kịp thời;

- Chủ động, tích cực, thường xuyên, chặt chẽ;

- Tuân thủ quy định của pháp luật.

II. PHẠM VI

Chương trình này đề cập đến nội dung phối hợp cơ bản giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giao thông vận tải trong các hoạt động phát triển, đảm bảo an toàn giao thông, hiện đại hóa sở hạ tầng giao thông, du lịch, dịch vụ vận tải phục vụ cho phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020.

III. NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP

1. Sự phối hợp giữa hai Bộ phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi Bộ trong khuôn khổ quy định của pháp luật;

2. Bảo đảm phát huy vai trò, trách nhiệm của hai Bộ; đề cao sự chủ động hp tác, tăng cường trao đổi thông tin trong giải quyết công việc;

3. Phát huy sức mạnh tổng hợp trong phát triển cơ shạ tầng giao thông, dịch vụ vận tải và du lịch phục vụ cho phát triển du lịch vì lợi ích chung quốc gia.

IV. NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM HỢP TÁC

1. BVăn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Chủ động cung cấp, trao đổi thông tin với Bộ Giao thông vận tải về chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án phát triển ngành Du lịch đặc biệt là các hoạt động nghiên cứu thị trường; kế hoạch khai thác phương tiện vận tải, dịch vụ vận tải phục vụ phát triển sản phẩm du lịch; các hoạt động xúc tiến quảng bá, thu hút khách du lịch; các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch lớn của ngành. Chủ động cung cấp thông tin về hình ảnh, ấn phẩm, tác phẩm nghệ thuật để tuyên truyền, quảng bá văn hóa, hình ảnh, đất nước, con người, thương hiệu Việt Nam tại các sân bay, bến cảng và trên phương tiện vận tải của Việt Nam;

b) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng bổ sung, sửa đổi các văn bn quản lý nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo hướng cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi phát triển giao thông vận tải và du lịch; xây dựng, ban hành, công nhận các tiêu chuẩn xếp hạng phương tiện vận tải khách du lịch: ô tô chuyên dụng, phương tiện thủy nội địa, tàu hỏa, toa xe vận tải khách du lịch; trạm dừng nghỉ, cảng hành khách phục vụ du lịch...;

c) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch, nâng cao chất lượng vận tải khách du lịch;

d) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng, đề xuất, ban hành các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phục vụ du lịch và các loại hình du lịch có sử dụng các phương tiện vận tải chất lượng cao; xây dựng và triển khai thực hiện các đề án phát triển giao thông vận tải gắn với du lịch nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biển đảo, vùng dân tộc thiểu số góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền quốc gia;

đ) Chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về giao thông vận tải trong hoạt động vận tải khách du lịch; tăng cường quản lý người điều khiển phương tiện vận tải khách du lịch đảm bảo tuân thủ pháp luật về trật tự an toàn giao thông;

e) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, thực hiện văn hóa giao thông, thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi tham gia giao thông cho đối tượng khách du lịch trong nước và quốc tế khi đi du lịch tại Việt Nam; bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật về giao thông vận tải cho đội ngũ cán bộ, công chức, hưng dẫn viên, người lao động trong ngành Du lịch; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức của đội ngũ thuyền viên, người điều khiển phương tiện cũng như cán bộ, nhân viên ngành giao thông vận tải về pháp luật du lịch, về thái độ ứng xử văn minh, lịch sự trong lĩnh vực du lịch; tổ chức các phong trào quần chúng về trật tự an toàn giao thông khi tham gia du lịch.

2. Bộ Giao thông vận tải

a) Chủ động cung cấp thông tin liên quan về ngành Giao thông vận tải cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như: chiến lược, kế hoạch, chương trình, quy hoạch, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải; thông tin về hợp tác vận tải song phương, đa phương và kế hoạch triển khai các Hiệp định vận tải với các nước; chính sách về phát triển thị trường vận tải, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển dịch vụ vận tải và phương tiện vận tải khách du lịch; kế hoạch phát triển thị trường, mở rộng đường bay trong nước và quốc tế... để ngành Du lịch có cơ sở định hướng, xây dựng kế hoạch khai thác phát triển ngành;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải du lịch, đảm bảo an toàn giao thông du lịch; Chủ trì tổ chức các chương trình thanh tra, kiểm tra tại các tuyến giao thông trọng điểm để kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải khách du lịch; chất lượng dịch vụ, vệ sinh môi trường tại các trạm dừng nghỉ dọc các tuyến đường cao tốc, nhà ga, bến cảng...; áp dụng các biện pháp phòng ngừa tai nạn, ùn tắc, bảo đảm an toàn và tạo thuận lợi cho khách du lịch tham gia giao thông tại các cung đường dẫn vào các khu, điểm du lịch đặc biệt vào các dịp nghỉ lễ cao điểm; chỉ đạo tổ chức rà soát, lp đặt bin báo, chỉ dn giao thông rõ ràng, phù hp trên các tuyến đường du lịch;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng, đề xuất ban hành các chính sách thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả khai thác các công trình giao thông và dịch vụ vận tải, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, mrộng thị trường, thu hút khách du lịch, cụ thể:

- Về đường bộ: tiếp tục chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông, tăng khả năng kết nối tới các trọng điểm du lịch, các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; phát triển các trạm dừng nghỉ đạt tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh, văn minh lịch sự trên các tuyến quốc lộ; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản thủ tục hành chính cho việc khai thác sản phẩm du lịch sử dụng phương tiện đường bộ đặc biệt là loại hình du lịch bằng xe tự lái; chủ trì, hướng dẫn việc triển khai các Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch;

- Về đường sắt: Ưu tiên, khuyến khích đầu tư, nâng cấp hạ tầng đường sắt, nhà ga; dịch vụ vận tải đường sắt, nâng cấp chất lượng các toa xe khách đạt chuẩn quốc tế, đầu tư một số toa tàu cao cấp chuyên phục vụ khách du lịch; nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải đường sắt;

- Về đường không: Chủ trì, định hướng nghiên cu thị trường để khuyến khích xúc tiến việc tăng tần suất khai thác, mmới các đường bay trực tiếp từ các thị trường quốc tế trọng điểm tới các điểm du lịch của Việt Nam cũng như tăng kết nối hàng không giữa các điểm du lịch trong nước; hướng dẫn, triển khai các thỏa thuận về vận tải hàng không, các chính sách hỗ trợ của Việt Nam nhằm thu hút các hãng hàng không khai thác đường bay đi/đến Việt Nam; tạo điều kiện phát triển loại hình vận tải khách du lịch bằng đường hàng không, các hoạt động hàng không chung bằng tàu bay chuyên dụng; tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải hàng không, chất lượng dịch vụ tại các cảng hàng không, sân bay;

- Về đường biển: Có chính sách ưu đãi quy hoạch và thu hút đầu tư xây dựng các cảng, nhà ga chuyên đón khách du lịch tàu biển đạt chuẩn quốc tế; tăng cường chất lượng dịch vụ tại các cảng đang đón khách du lịch tàu biển; có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư xây dựng các cảng du thuyền quốc tế và du thuyền chất lượng cao phục vụ khách du lịch;

- Về đường thủy nội địa: Xây dựng, nâng cấp các cảng, bến thủy nội địa đón, trả khách, đặc biệt là các cảng, bến tại các khu vực phục vụ khách du lịch; có chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích phát triển, nâng cao chất lượng phương tiện vận tải phục vụ vận tải khách du lịch trên các tuyến đường thủy nội địa trong nước và quốc tế; tăng cường công tác đăng kiểm, thanh tra, kiểm tra và áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn đối với việc vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa;

d) Tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn giao thông trong vận tải khách du lịch; tăng cường quản lý người điều khiển phương tiện vận tải khách du lịch đảm bảo tuân thủ pháp luật về trật tự an toàn giao thông;

đ) Chỉ đạo các đơn vị trong ngành, các doanh nghiệp vận tải, các hãng hàng không phối hợp với ngành Du lịch triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước nhằm huy động các nguồn lực để thu hút khách du lịch đến Việt Nam; khai thác hiệu quả hạ tầng giao thông và phương tiện vận tải:

- Khuyến khích các hãng hàng không Việt Nam, các hãng hàng không quốc tế phối hợp với Tổng cục Du lịch để cung cấp tập gấp, tờ rơi, bản đồ du lịch, ấn phẩm du lịch, trình chiếu các tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, các tác phẩm nghệ thuật khác của Việt Nam và các clip giới thiệu về du lịch Việt Nam trên các chuyến bay đến và đi từ Việt Nam;

- Chđạo các cảng hàng không ưu tiên bố trí vị trí, không gian hp lý theo quy định khai thác cảng hàng không để ngành Du lịch tổ chức thông tin, lắp đặt các hộp đèn, quảng bá hình ảnh, sản phẩm và gii thiệu du lịch Việt Nam, cung cấp tờ gấp, bản đồ du lịch tới khách du lịch trong nước và quốc tế;

- Khuyến khích các hãng hàng không Việt Nam, các hãng hàng không quốc tế tăng cường phối hợp với ngành Du lịch tổ chức các chương trình xúc tiến điểm đến, phát động thị trường; tham gia các hội chợ du lịch quốc tế lớn thường niên ở trong và ngoài nước; đón các đoàn Famtrip, Presstrip quốc tế đến Việt Nam khảo sát điểm đến...;

e) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng kiến thức cho người điều khiển phương tiện và đội ngũ lao động trong lĩnh vực vận tải khách du lịch về thái độ ứng xử văn minh, thân thiện đối với khách du lịch; tổ chức công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, ứng xử văn minh lịch sự cho khách du lịch, đội ngũ lao động trong ngành du lịch khi tham gia giao thông ở Việt Nam.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc trong việc phối hợp, thống nhất triển khai nội dung hợp tác, đảm bảo thiết thực, hiệu quả;

2. Giao Tổng cục Du lịch và Vụ Vận tải là hai đơn vị đầu mối của hai Bộ phối hợp triển khai thực hiện Chương trình phối hợp công tác. Căn cứ vào kế hoạch công tác của hai Bộ, Tổng cục Du lịch và Vụ Vận tải có trách nhiệm xây dựng chương trình hoạt động hàng năm trình Bộ trưng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và triển khai thực hiện;

3. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giao thông vận tải phối hợp với hai đơn vị đầu mối của hai Bộ xây dựng kế hoạch triển khai hàng năm để tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp công tác này;

4. Định kỳ 6 tháng, Lãnh đạo đơn vị đầu mối của hai Bộ có trách nhiệm tổ chức họp trao đổi thông tin, góp ý kiến về các vấn đề liên quan đến nội dung phối hợp để rà soát, kiểm tra, đôn đốc triển khai các hoạt động, tổng hợp tình hình phối hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưng Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện Chương trình;

5. Định kỳ 2 năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giao thông vận tải tổ chức họp sơ kết để kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện kế hoạch và xây dựng kế hoạch cho thời gian tiếp theo.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình này do mỗi Bộ tự đảm nhận theo quy định hiện hành.

VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Chương trình phối hợp này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI




Đinh La Thăng

BỘ TRƯỞNG
BỘ VĂN HÓA, THTHAO VÀ DU LỊCH




Hoàng Tuấn Anh


Nơi nhận:
- Thủ tưng Chính ph(để báo cáo);
-
Các Phó Thủ tướng Chính ph(để báo cáo);
- Lãnh đạo Bộ VHTTDL;
- Lãnh đạo Bộ GTVT;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Tng cục, Cục, Vụ, đơn vị liên quan thuộc Bộ VHTTDL, B GTVT thực hiện);
- Lưu: VT, TCDL (Bộ VHTTDL), Phòng TTTT (Bộ GTVT).100.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 4079/CTPH-BVHTTDL-BGTVT

Loại văn bản Văn bản khác
Số hiệu 4079/CTPH-BVHTTDL-BGTVT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 02/10/2015
Ngày hiệu lực 02/10/2015
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 9 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 4079/CTPH-BVHTTDL-BGTVT

Lược đồ Chương trình 4079/CTPH-BVHTTDL-BGTVT phối hợp công tác phục vụ phát triển du lịch 2015


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Chương trình 4079/CTPH-BVHTTDL-BGTVT phối hợp công tác phục vụ phát triển du lịch 2015
Loại văn bản Văn bản khác
Số hiệu 4079/CTPH-BVHTTDL-BGTVT
Cơ quan ban hành Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hoá
Người ký ***, Hoàng Tuấn Anh, Đinh La Thăng
Ngày ban hành 02/10/2015
Ngày hiệu lực 02/10/2015
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 9 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Chương trình 4079/CTPH-BVHTTDL-BGTVT phối hợp công tác phục vụ phát triển du lịch 2015

Lịch sử hiệu lực Chương trình 4079/CTPH-BVHTTDL-BGTVT phối hợp công tác phục vụ phát triển du lịch 2015

  • 02/10/2015

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 02/10/2015

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực