Nội dung toàn văn Chương trình hành động 738/BGTVT-KHĐT thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 738/BGTVT-KHĐT | Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2013 |
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP NGÀY 07/01/2013 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ DỰ TOÁN NSNN NĂM 2013
Mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu:
Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 31/2012/QH13 ngày 23/11/2012 và được Chính phủ triển khai tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ với những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 với mục tiêu tổng quát:
"Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo".
Trên cơ sở mục tiêu trên cùng với nhiệm vụ chủ yếu của Ngành năm 2013, Bộ Giao thông vận tải ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 đồng thời giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo những nội dung sau:
1. Vận tải
- Đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa tăng trưởng 8-9%; vận chuyển khách tăng 9%-10% so với năm 2012. Hàng thông qua cảng biển tăng 12% so với năm 2012.
- Tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ để giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức phương án vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại trong các dịp lễ tết.
- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý vận tải; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan, các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải, xếp dỡ; đẩy mạnh vận tải đa phương thức, vận tải khách công cộng ở các thành phố và vận tải khách liên tỉnh; xây dựng và thực hiện chiến lược cạnh tranh vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải toàn ngành; ban hành cơ chế giá hợp lý; kiến nghị Chính phủ có chính sách giãn nợ và giảm lãi suất tiền vay ngân hàng cho các doanh nghiệp hoạt động vận tải. Trong đó, tập trung vào một số công việc cụ thể cho từng lĩnh vực vận tải như sau:
+ Lĩnh vực vận tải hàng không: phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành rà soát lại toàn bộ cơ chế giá hàng không trên cơ sở đó xây dựng giá thành phù hợp, cân đối, bù đắp chi phí trong hoạt động vận tải hàng không.
+ Lĩnh vực vận tải hàng hải: phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành rà soát, xem xét lại việc tổ chức khai thác đội tàu biển Việt Nam, từ đó có những giải pháp thích hợp để khắc phục khó khăn; nghiên cứu các giải pháp khai thác có hiệu quả hệ thống cảng biển Việt Nam.
+ Lĩnh vực vận tải đường bộ: phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành rà soát các cơ chế chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo cho các doanh nghiệp vận tải hành khách, hàng hóa cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn và nâng cao chất lượng dịch vụ.
+ Lĩnh vực vận tải đường sắt; nghiên cứu, rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy định hiện hành tạo hành lang pháp lý để khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có.
(Vụ Vận tải; các Tổng cục/Cục chuyên ngành các Tổng công ty 91, Sở GTVT).
2. Công nghiệp
- Công nghiệp ô tô: phấn đấu tăng trưởng 12% về giá trị sản xuất và 7% về doanh thu.
- Công nghiệp tàu thủy: Dự kiến năm 2013 công nghiệp ngành GTVT do tiếp tục gặp nhiều khó khăn về thị trường, tiêu thụ sản phẩm, vốn sản xuất kinh doanh nên cần tập trung củng cố, tái cơ cấu mô hình tổ chức, tái cơ cấu về tài chính nhằm duy trì ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, phấn đấu giữ vững thị trường truyền thống, chú trọng nâng cao năng lực công nghiệp sửa chữa và dịch vụ kỹ thuật
(Vụ KHCN, Vụ QLDN, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy, Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam)
3. Xây dựng cơ bản
- Xây dựng và triển khai kế hoạch ngân sách nhà nước trung hạn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đảm bảo việc phân bổ ngân sách gắn với chiến lược, định hướng phát triển trong từng thời kỳ, đảm bảo tính bền vững, phản ánh được thứ tự ưu tiên trong phân bổ nguồn ngân sách trung hạn đối với từng lĩnh vực trong ngành.
- Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước giao. Đẩy nhanh tiến độ các dự án đã được bố trí vốn, các dự án huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước (BOT, PPP…) đang triển khai để sớm hoàn thành đưa vào khai thác phát huy hiệu quả đầu tư.
- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư của Nhà nước, ưu tiên bố trí cho các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn, các dự án trọng điểm, cấp bách, hiệu quả, có khả năng hoàn thành năm 2013; bố trí vốn hoàn trả vốn đã được ngân sách ứng trước. Hạn chế tối đa khởi công dự án mới sử dụng vốn ngân sách nhà nước; Kiên quyết điều chuyển hoặc thu hồi vốn đầu tư đối với các công trình, dự án chậm triển khai, không hiệu quả, phân bổ vốn và sử dụng không đúng đối tượng; Chủ động rà soát, điều hòa, điều chỉnh vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ năm 2013 trong phạm vi quản lý để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án; đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn ODA. Tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm chất lượng, hiệu quả công trình.
- Tiếp tục hoàn chỉnh thủ tục đàm phán với các nhà tài trợ ODA để sớm kí kết Hiệp định vay vốn các dự án đầu tư đã có danh mục trong tài khóa; đàm phán, phối hợp chuẩn bị các dự án thuộc danh mục đầu tư trong tài khóa tới, tăng cường năng lực quản lý và sử dụng vốn ODA, tăng cường công tác chỉ đạo và hỗ trợ, giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc các dự án ODA, vốn vay ưu đãi.
- Rà soát các danh mục dự án đầu tư, trên cơ sở đó xây dựng danh mục và thứ tự ưu tiên đối với các dự án trọng điểm cần hoàn thành sớm bao gồm các tuyến đường bộ kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, các tuyến đường trục và các sân bay bến cảng đường sắt có ý nghĩa quan trọng đối với hội nhập kinh tế quốc tế trình Chính phủ trong quý II năm 2013.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để huy động các nguồn lực. Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư phát triển; huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước để bổ sung vốn đầu tư xây dựng thực hiện các dự án quan trọng, cấp thiết của ngành. Tiếp tục rà soát hoàn thiện cơ chế thí điểm theo hình thức hợp tác công tư (PPP). Đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh để triển khai các dự án mở rộng Quốc lộ 1 và nâng cấp đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư đồng thời bảo đảm chất lượng công trình. Tăng cường chấp hành pháp luật cơ chế chính sách, nâng cao trách nhiệm kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán trong đầu tư công. Áp dụng nghiêm ngặt các chế tài trong giám sát thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình.
- Thực hiện tái cơ cấu đầu tư với trọng tâm là đầu tư công theo hướng nguồn vốn của nhà nước tập trung để đầu tư các công trình, dự án hạ tầng giao thông trọng yếu, có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
(Đính kèm phụ lục dự án dự kiến khởi công, hoàn thành năm 2013)
(Vụ Kế hoạch đầu tư, Ban ĐTCT, các Vụ Tài chính, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng CTGT và các Vụ tham mưu, các Tổng cục/Cục chuyên ngành, các Ban Quản lý dự án, các Sở Giao thông vận tải)
4. Công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông
- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông theo Quyết định 311/QĐ-BGTVT ngày 3/12/2012;
- Xây dựng, trình phê duyệt đề án về đẩy mạnh phân cấp, xã hội hóa quản lý duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông.
- Tổ chức thực hiện giai đoạn 2 việc lập lại trật tự hành lang ATGT đường bộ, đường sắt theo Quyết định 1856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng, trình phê duyệt đề án về các cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông, bao gồm cả ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông.
- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, các định mức kinh tế kỹ thuật quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù nạo vét luồng hàng hải; cơ chế khoán gọn bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
(Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Vụ Tài chính, các Vụ tham mưu, các Tổng cục/Cục chuyên ngành, Văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ)
5. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các đề án chiến lược, quy hoạch và các đề án khác
- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
+ Tham gia sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
+ Tập trung xây dựng 03 dự án luật, Luật chuyên ngành: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hàng hải Việt Nam theo kế hoạch; rà soát, xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động giao thông vận tải đảm bảo đáp ứng kịp thời những yêu cầu đặt ra với ngành theo quyết định số 21/QĐ-BGTVT ngày 4/1/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2013 của Bộ.
+ Tham gia, phối hợp với các Bộ KH&ĐT, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên & Môi trường nghiên cứu, xây dựng, rà soát, điều chỉnh cơ chế chính sách liên quan đến công tác đầu tư xây dựng theo hình thức huy động vốn tham gia ngoài NSNN như BOT, BT, PPP..., công tác GPMB, công tác quản lý chất lượng...
+ Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách thí điểm đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP). Trước mắt là sửa đổi Quyết định 71/2010/QĐ-TTg và Nghị định 108/2009/NĐ-CP ngay trong năm 2013.
+ Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
+ Hoàn thiện, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các đề án năm 2013 trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ GTVT.
(Chi tiết danh mục các văn bản quy phạm pháp luật theo Quyết định số 21/QĐ-BGTVT ngày 4/1/2013)
- Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và các đề án khác:
+ Tiếp tục rà soát, cập nhật các chiến lược, quy hoạch và hoàn chỉnh các quy hoạch chuyên ngành cho phù hợp với chiến lược phát triển giao thông vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
+ Xây dựng, hoàn thiện các đề án để trình và được phê duyệt đúng tiến độ theo chương trình công tác của Bộ.
+ Chú trọng nâng cao chất lượng và năng lực dự báo.
+ Tiếp tục tích hợp, lồng ghép các yếu tố của biến đổi khí hậu trong quá trình xây dựng, rà soát, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải (triển khai Quyết định 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu).
(Danh mục các đề án, quy hoạch và đề án khác theo quyết định số 32/QĐ-BGTVT ngày 5/1/2013)
(Vụ Pháp chế, Vụ KHĐT, Ban ĐTCT, các Vụ tham mưu, Văn phòng Bộ, Tổng cục/Cục, Cục Quản lý xây dựng & Chất lượng CTGT, các Tổng công ty 91, Viện Chiến lược&PTGTVT và các đơn vị tư vấn)
6. Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và an toàn lao động
- Triển khai quyết liệt các giải pháp, nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông để góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT) trên cả ba (03) tiêu chí từ 5-10% so với năm 2012; thực hiện chủ đề năm an toàn giao thông 2013 là “Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông”.
- Cùng với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 18/CT-TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”, Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm TTATGT và Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31/9/2008 về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại hai thành phố Hà Nội và Thành phố HCM.
- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông thuộc các lĩnh vực đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng không.
- Tiếp tục tham mưu xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là các Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính ưong lĩnh vực giao thông vận tải.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các qui định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong hoạt động vận tải.
- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các dự án an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông, xử lý các điểm đen trên đường bộ, đường ngang mất an toàn trên đường sắt; nâng cao chất lượng của công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, chống tiêu cực trong hoạt động này; công tác giám sát tải trọng xe trên đường bộ.
- Tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo đảm an toàn lao động; thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình chấp hành quy định về an toàn lao động; có chế tài xử lí nghiêm khắc các trường hợp xảy ra mất an toàn lao động.
(Vụ An toàn giao thông, Vụ Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý xây dựng & chất lượng CTGT, các Cục quản lý chuyên ngành và các cơ quan đơn vị thuộc Bộ)
7. Công tác cải cách hành chính
- Kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính của Bộ (khối cơ quan Bộ, các Cục, Tổng cục) theo hướng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ chức phù hợp với nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 07/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Tiếp tục triển khai chương trình hành động của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, ban hành và chỉ đạo thực hiện Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020 của Bộ.
- Tiếp tục rà soát, nghiên cứu cắt giảm, bổ sung các thủ tục hành chính để đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ, tránh trùng lặp, chồng chéo, tuân thủ thực hiện đơn giản tiện lợi.
- Công bố, công khai, minh bạch đầy đủ, kịp thời thông tin, thủ tục hành chính đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người dân.
- Các Cục, Vụ quản lý Nhà nước, đơn vị trực thuộc tăng cường chức năng tham mưu cho lãnh đạo Bộ để thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ tham mưu trong công tác quản lý Nhà nước.
- Chỉ đạo sử dụng có hiệu quả nguồn lực, nguồn kinh phí được giao.
(Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, các cơ quan đơn vị thuộc Bộ)
8. Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
- Triển khai thực hiện Kết luận số 50-KL/TW ngày 29/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ.
- Thực hiện giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện giám sát đặc biệt và có biện pháp xử lý đối với công ty thành viên hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, không có hiệu quả.
- Đẩy nhanh việc tăng vốn điều lệ cho các doanh nghiệp trực thuộc Bộ để tăng khả năng tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
- Phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan, hỗ trợ các nhà thầu trong nước nâng cao năng lực để tham gia nhiều hơn vào các dự án hạ tầng giao thông.
- Tăng cường sử dụng xi măng trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông với mục tiêu ưu tiên sử dụng sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước, giải quyết xi măng tồn kho, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hạn chế nhập siêu, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
- Tập trung thực hiện các biện pháp thiết thực, hiệu quả để đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án, chương trình trong phạm vi quản lý nhất là với vốn đầu tư từ NSNN, TPCP, chương trình mục tiêu quốc gia đúng quy định nhằm giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường cho các doanh nghiệp.
(Vụ Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp GTVT, Vụ Tài chính, Vụ KHĐT, Vụ Tổ chức cán bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty thuộc Bộ)
9. Khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo
Về Khoa học công nghệ:
- Rà soát, giải quyết dứt điểm các nhiệm vụ KHCN còn tồn đọng từ năm 2006 đến hết năm 2012.
- Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành phục vụ tốt các hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động của các tổ chức, cá nhân.
- Bám sát định hướng mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN giai đoạn 2011-2015, trong năm 2013 tập trung nghiên cứu các lĩnh vực sau:
+ Nghiên cứu ứng dụng ITS (Hệ thống quản lý giao thông thông minh) phù hợp với điều kiện của Việt Nam về cấu trúc, dịch vụ, tiêu chuẩn áp dụng,...
+ Nghiên cứu áp dụng công nghệ mới trong xây dựng công trình ngầm ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng vật liệu mới trong xây dựng đường giao thông phù hợp với điều kiện Việt Nam.
+ Nghiên cứu chế tạo và hoàn thiện thiết bị phục vụ xây dựng các công trình GTVT theo công nghệ hiện đại nhằm thay thế hàng nhập khẩu phục vụ chương trình nội địa hóa sản phẩm;
- Triển khai tập huấn hệ thống Quy chuẩn, Tiêu chuẩn mới ban hành liên quan đến ngành GTVT.
- Tập trung chuyển đổi các tiêu chuẩn ngành theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Trên cơ sở yêu cầu của công tác quản lý và thực tế sản xuất, xác định và tổ chức biên soạn một số tiêu chuẩn liên quan tới xây dựng công trình cầu, đường, bến cảng, lắp ráp ô tô, biên dịch và hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định của quốc tế trong lĩnh vực hàng không, vận tải biển. Triển khai xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật về giao thông thông minh (ITS).
Về giáo dục đào tạo:
- Tiếp tục triển khai Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT giai đoạn 2011 - 2020 được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1576/QĐ-BGTVT ngày 19/7/2011; trong đó, triển khai các Kế hoạch, Đề án sau:
+ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015 được phê duyệt tại Quyết định số 2379/QĐ-BGTVT ngày 24/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
+ Kế hoạch xây dựng đội ngũ trí thức ngành GTVT đến năm 2015 ban hành theo Quyết định số 68/QĐ-BGTVT ngày 10/01/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT;
+ Kế hoạch thu hút, đào tạo, sử dụng nhân tài ngành GTVT đến năm 2015 được phê duyệt tại Quyết định số 71/QĐ-BGTVT ngày 10/01/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT;
+ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ ngành Giao thông vận tải đến năm 2015 được phê duyệt tại Quyết định số 1045/QĐ-BGTVT ngày 10/05/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT;
+ Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Giao thông vận tải phục vụ hội nhập quốc tế đến năm 2015 được phê duyệt tại Quyết định số 1188/QĐ-BGTVT ngày 28/5/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT;
- Chỉ đạo các trường thuộc Bộ triển khai các Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của trường đã được phê duyệt; xây dựng Đề án xã hội hóa các hoạt động giáo dục - đào tạo của trường.
- Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội giai đoạn 2011 - 2015.
- Triển khai các nghề trọng điểm được hỗ trợ đầu tư từ CTMT quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 cho 8 trường thuộc Bộ GTVT.
- Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị nội dung cho Hội thi Giáo viên dạy nghề giỏi Ngành GTVT tổ chức vào năm 2013 nhằm nâng cao trình độ sư phạm, kiến thức chuyên môn của đội ngũ giáo viên các trường trong Ngành.
(Vụ Khoa học công nghệ, Vụ TCCB, Viện Chiến lược và PTGTVT, Viện KHCN, TEDI, TEDIS, các đơn vị thuộc Bộ, các trường thuộc Bộ)
10. Bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu; hỗ trợ người khuyết tật, người cao tuổi tham gia giao thông
- Tập trung triển khai Đề án tăng cường công tác bảo vệ môi trường giao thông vận tải giai đoạn 2013 - 2015.
- Tiếp tục tổ chức triển khai các đề án, kế hoạch hành động đã được Chính phủ và Bộ phê duyệt bao gồm:
+ Đề án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 06/6/2011;
+ Đề án “Kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố lớn” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 17/6/2010;
+ Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 02/10/2012.
+ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30/8/2012;
+ Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2011 - 2015 được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 199/QĐ-BGTVT ngày 26/01/2011.
- Tiếp tục triển khai Luật Người khuyết tật, Luật Người cao tuổi trong lĩnh vực giao thông vận tải.
- Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát:
+ Việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
+ Việc thực hiện các quy định của pháp luật về người cao tuổi trong lĩnh vực giao thông vận tải trong đó tập trung vào việc giảm giá vé, phí dịch vụ khi tham gia giao thông công cộng đối với người cao tuổi.
+ Việc thực hiện các quy định của pháp luật về người khuyết tật trong lĩnh vực giao thông vận tải bao gồm: Miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cộng; Thưc hiện lộ trình cải tạo công trình công cộng; Phương án, trang bị, cải tạo phương tiện giao thông công cộng bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận.
(Vụ Môi trường chủ trì, các Vụ tham mưu, các Cục/Tổng cục, Tập đoàn, Tổng công ty 91)
11. Hợp tác quốc tế
- Tiếp tục công tác đàm phán ký kết các điều ước quốc tế; Hiệp định vận tải biển song phương Việt Nam - Tanzania, Hiệp định vận tải biển song phương Việt Nam - Myanmar, Sửa đổi Hiệp định vận tải biển song phương Việt Nam - Philippines đã ký năm 2012, Hiệp định vận tải biển song phương Việt Nam - Ấn Độ, Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Việt Nam - các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Việt Nam - Italia, Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ, Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Việt Nam - Phần Lan, Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Việt Nam - Tây Ban Nha, Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Việt Nam - Triều Tiên…
- Tiếp tục kiến nghị Chính phủ tham gia đại diện tại PCA (Hiệp định hợp tác đối tác toàn diện Việt Nam - EU). Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ có liên quan triển khai các nội dung hợp tác GTVT do phía EU đề xuất thực hiện sớm trong khuôn khổ Hiệp định PCA trong khi chờ Hiệp định được phê chuẩn.
- Chú trọng chiều sâu các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế song phương và đa phương trong các lĩnh vực hàng hải, hàng không, đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa để thông qua đó phát triển các phương thức vận tải hiệu quả, an toàn, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tăng cường triển khai thực hiện kết nối GTVT trong khuôn khổ ASEAN và các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS).
- Xúc tiến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tại các nước, thị trường đối tác chiến lược. Đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực giao thông vận tải để phát huy hiệu quả của điều ước quốc tế trong lĩnh vực GTVT mà Việt Nam đã tham gia, tích cực tham gia ký kết gia nhập các điều ước quốc tế trong lĩnh vực GTVT có vai trò thực sự quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc ngành GTVT mở rộng thị trường tại các nước trong khu vực: Lào, Campuchia, Myanma...
- Tham gia sâu hơn vào hoạt động của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực GTVT như Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Tổ chức hợp tác đường sắt quốc tế (OSZD) để tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của các tổ chức này trong công tác an toàn, an ninh hàng hải, hàng không, đường sắt.
(Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch đầu tư, Ban ĐTCT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục chuyên ngành, các Tổng công ty 91)
12. Về công tác thanh tra, kiểm tra và phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hành chính và chuyên ngành GTVT về các mặt: chất lượng công trình giao thông; an toàn thi công, an toàn lao động; chấp hành các điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải; công tác đào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ tại các cơ sở đào tạo, đặc biệt là lái xe khách và xe tải nặng; chống tiêu cực trong công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện.
- Hoàn thiện Nghị định thay thế Nghị định số 136/2004/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành GTVT để trình Chính phủ phê duyệt; xây dựng các Thông tư liên quan đến công tác tổ chức và hoạt động của lực lượng Thanh tra chuyên ngành GTVT sau khi Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành GTVT.
- Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các Đề án: “Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra của Bộ GTVT”, Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành giao thông vận tải”; xây dựng và ban hành các quy định về trình tự, nội dung tiến hành các cuộc thanh tra có đặc thù riêng: Thanh tra công tác đầu tư XDCB, thanh tra tài chính, các lĩnh vực thanh tra chuyên ngành... để áp dụng chung trong hoạt động thanh tra GTVT.
- Hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ xác định các chỉ tiêu tiết kiệm cụ thể trong từng lĩnh vực và báo cáo thường xuyên kết quả thực hiện.
- Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt trong công tác bảo đảm việc làm, đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động toàn ngành; tổ chức các phong trào thi đua bảo đảm hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.
- Các tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể các cấp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Nghị quyết, Kết luận của các Hội nghị Trung ương lần thứ 4, thứ 5, thứ 6 - Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI.
(Thanh tra Bộ, Vụ Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng CTGT, Vụ Kế hoạch đầu tư, các Tập đoàn, Tổng công ty 91 và các cơ quan đơn vị thuộc Bộ)
Theo chức năng, nhiệm vụ và các công việc được giao trong Chương trình hành động này, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị xây dựng chương trình hành động của đơn vị mình, tổ chức thực hiện nghiêm túc và báo cáo đánh giá tổng kết gửi về Bộ trước ngày 01/11/2013 để tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20/11/2013 theo quy định.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN KHỞI CÔNG NĂM 2013
STT | TÊN DỰ ÁN | CĐT | Ban QLDA | Vốn | THỜI GIAN (QUÍ) |
A | Các dự án Bộ GTVT bố trí kế hoạch vốn (39 dự án) |
|
|
|
|
I | Các dự án ODA (11 dự án) |
|
|
|
|
1 | Đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện | Tcục ĐBộ | Ban 2 | JICA | I |
2 | Cao tốc Bến Lức - Long Thành | VEC |
| JICA+ADB | III |
3 | Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi | VEC |
| JICA+WB | II |
4 | Kết nối khu vực trung tâm vùng ĐB Mê Kông | Bộ GTVT | Cửu Long CIMP |
|
|
| - Cầu Cao Lãnh |
|
| EDCF+ADB | III |
| - Cầu Vàm Cống |
|
| ÚC+ADB | IV |
| - Tuyến nối Cao Lãnh - Vàm cống |
|
| EDCF | III |
5 | QL217 |
|
| ADB | I |
6 | Dự án xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi | Bộ GTVT | Cửu Long CIMP | EDCF | IV |
7 | 16 cầu yếu (dự án tín dụng) | Tổng cục ĐBVN | Ban 6 | JICA |
|
8 | Dự án ATGT QL3 (các gói thầu vốn dư (số 6, 8, 9: cải tạo hạng mục trên QL18; trên QL3: Km44+700 - Km51+00 và Km63+200 - Km64+500), tỉnh Thái Nguyên và 02 cầu vượt bộ hành thuộc Sóc Sơn và Đông Anh, Hà Nội) | Tổng cục ĐBVN | ATGT | JICA | I |
9 | Dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện) - Hợp phần A | Cục HHVN | Ban HH 2 | JICA | I |
10 | Hầm Chui Thanh Xuân (thuộc dự án đường vành đai III - GĐ 2) |
| PMU TLong | JICA | III |
11 | Nút giao đường dẫn cầu Thanh Trì với QL5 (thuộc dự án cầu Thanh Trì) |
| PMU TLong | JICA | IV |
II | Các dự án BOT (mở rộng QL1 (15 dự án)) |
|
|
| Dự kiến quí II và quí IV |
1 | - MR đoạn từ Vũng Áng - Bắc TP Đồng Hới Km587-Km649 |
|
| BOT |
|
2 | - MR đoạn từ Bắc, Nam TP Đồng Hới - cuối Quảng Bình (Km657- Km717+300) |
|
| BOT |
|
3 | - MR đoạn qua Quảng Trị (Km717+300-Km792+360) |
|
| BOT |
|
4 | - MR qua TT Huế - La Sơn (Km792+360-Km904+600) |
|
| BOT |
|
5 | - Hầm Phú Gia, Phước Tượng (do chậm 2012) |
|
| BOT |
|
6 | - Mở rộng đoạn qua Quảng Nam (Km942-Km1027) |
|
| BOT |
|
7 | - Đoạn qua Quảng Ngãi (Km1027- Km1125) |
|
| BOT |
|
8 | - MR đoạn Km1125-Km1195, tỉnh Bình Định |
|
| BOT |
|
9 | - MR đoạn Km1195-Km1265, tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên |
|
| BOT |
|
10 | - MR đầu Khánh Hòa (Km1373) đến Km1443 |
|
| BOT |
|
11 | - NC MR đoạn Km1443 đến cuối tỉnh Khánh Hòa (km1525) |
|
| BOT |
|
12 | - MR đoạn đầu Bình Thuận - Phan Thiết (Km1592-Km1708) |
|
| BOT |
|
13 | - Tăng cường mặt đường đoạn Phan Thiết - cuối Bình Thuận (Km1708-Km1790) |
|
| BOT |
|
14 | - Tăng cường mặt đường đoạn đầu Đồng Nai - Biên Hòa (Km 1708-Km 1790) |
|
| BOT |
|
15 | - MR đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp (Km2078-Km2100) |
|
| BOT |
|
III | Các dự án vốn NSNN KH2013 (13 dự án) |
|
|
|
|
1 | Dự án cải tạo nâng cấp QL279 đoạn Phố Ràng - Khau Co Km67- Km158, tỉnh Lào Cai (GĐ1 làm đoạn Phố Ràng-Tân An từ Km67- Km92) | Sở GTVT Lào Cai |
| NSNN |
|
2 | TDA2 đoạn tránh ngập thủy điện Hồi Xuân thuộc dự án QL15 đoạn qua tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa | TCục ĐBVN |
| NSNN |
|
3 | Dự án đầu tư xây dựng kiên cố hóa sạt lò QL91 đoạn qua địa phận tỉnh An Giang | Tổng cục ĐBVN |
| NSNN |
|
4 | Đầu tư xây dựng nền mặt đường QL14C (GĐ2) đoạn qua tỉnh Gia Lai (Km124+900-Km202) (trước mắt làm 24km gồm 3 đoạn: Km 124-Km130; Km152-Km160; Km196-Km202) | Sở GTVT Gia Lai |
| NSNN |
|
5 | Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 37 đoạn Gia Phù - Cò Nòi, tỉnh Sơn La (Giai đoạn 1 làm đoạn qua Đèo Chẹn) | Sở GTVT Sơn La |
| NSNN |
|
6 | Đầu tư nâng cấp QL37 đoạn từ Km280-Km340 - Yên Bái (trước mắt làm đoạn qua đèo Đát Quang và Dốc Mỵ Km315-Km330) | Sở GTVT Yên Bái |
| NSNN |
|
7 | Nâng cấp mở rộng QL1D đoạn Ngã Ba Phú Tài - Ngã Ba Long Vân Tỉnh Bình Định | Sở GTVT Bình Định |
| NSNN |
|
8 | Đầu tư xây dựng công trình cải tạo nâng cấp QL63 đoạn Km74+200-Km112+782 tỉnh Cà Mau (trước mắt làm đoạn Km110+323-Km112+782) | Sở GTVT Cà Mau |
| NSNN |
|
9 | Dự án đầu tư cải tạo nâng cấp Quốc lộ 38B đoạn từ QL10 đến QL1A, địa phận tỉnh Nam Định (Giai đoạn 1 làm đoạn Km88- Km106+740) | Sở GTVT Nam Định |
| NSNN |
|
10 | Dự án nâng cấp mở rộng QL38B đoạn Km48+575-Km56+475, tỉnh Hà Nam | Sở GTVT Hà Nam |
| NSNN |
|
11 | Dự án đầu tư nâng cấp QL279 đoạn Việt Vinh - Nghĩa Đô (Km0- Km36) tỉnh Hà Giang | Sở GTVT Hà Giang |
| NSNN |
|
12 | Đầu tư mở rộng nâng cấp QL49B đoạn Thuận An - Tư Hiền - QL1A | TT Huế |
| NSNN |
|
13 | Dự án cải tạo, nâng cấp QL8A đoạn Km37 - Km85+300, tỉnh Hà Tĩnh (trước mắt làm đoạn Km37- Km52+300 và 4 cầu yếu) | Tổng cục ĐBVN | Ban 4 | NSNN |
|
IV | Các dự án BT, BOT khác (2 dự án) |
|
|
|
|
1 | Dự án BT đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan | Ban HCM |
| BT |
|
2 | BOT cải tạo mặt đường QL5 | Tổng cục ĐBVN |
| BOT |
|
B | Các dự án của các Tổng công ty, đơn vị khác (8 dự án) |
|
|
|
|
1 | Tuyến đường sắt đô thị Hà Nội - tuyến số 1 (Giáp Bát - Gia Lâm) | ĐSVN |
| JICA | IV |
2 | Gói thầu CP1, CP3 dự án nâng cấp đường sắt HN-Lào Cai |
| ADB+AFD | I | |
3 | Sửa chữa đường HCC-Cảng HK Phú Bài | Tổng công ty Cảng HKVN dự kiến |
|
|
|
4 | Xây dựng nhà ga hành khách - CHK Vinh |
|
|
| |
5 | Nhà Vip A - CHKQT Nội Bài |
|
|
| |
6 | Sửa chữa đường HCC 25R-07L Cảng HKQT Tân Sơn Nhất |
|
|
| |
7 | Sửa chữa nhà ga trong nước-CHK QT Tân Sơn Nhất |
|
|
| |
8 | Cảng HK Cát Bi (hợp phần Khu bay) | UBND Tp Hải Phòng |
|
|
|
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN HOÀN THÀNH NĂM 2013
STT | TÊN DỰ ÁN | CĐT | Ban QLDA | Quí | |
A | Các dự án do Bộ GTVT bố trí kế hoạch vốn (51 dự án) |
|
|
| |
I | Các dự án TPCP (42 dự án) |
|
|
| |
1 | Pac Po - Cao Bằng | Bộ GTVT | Ban HCM | II | |
2 | Kon Tum - Pleiku | Bộ GTVT | Ban HCM | IV | |
3 | QL14 đoạn qua TP PleiKu | Bộ GTVT | Ban HCM | IV | |
4 | QL14 đoạn qua TP Buôn Ma Thuột | Bộ GTVT | Ban HCM | IV | |
5 | Mỹ An - Cao lãnh | Bộ GTVT | Ban HCM | II | |
6 | QL4A đoạn đường nối QL 4A với QL 3, Tránh TX Cao Bằng | Cao Bằng |
| III | |
7 | Đường 12B (km18- km47+300) | Hòa Bình |
| IV | |
8 | QL4C TT Yên Minh | Hà Giang |
| III | |
9 | QL14C Đoạn qua Đắc Lắc, Đắc Nông (GĐ1) | Tổng cục ĐBVN | Ban 5 | III | |
10 | QL14 đoạn qua TX Kon Tum | Bộ GTVT | Ban HCM | III | |
11 | Quốc lộ 57 (Mỏ Cầy - Vĩnh Long) | Bộ GTVT | Ban QLDA 7 | I | |
12 | Quốc lộ 54 Vĩnh Long | Sở GTVT Vĩnh Long |
| II | |
13 | QL27 (Các đoạn còn lại) Km 174- Km272+800 | T Cục ĐBVN | Ban QLDA 2 | IV | |
14 | Quốc lộ 4D (Km0-Km89) | Sở GTVT Lai Châu |
| III | |
15 | QL53 đoạn Km 139 - Km168 | T Cục ĐBVN | Ban QLDA 7 | II | |
16 | Đường Mường Nhé - Pắc Ma - A Pa Chải (Thuộc Điện Biên) | Sở GTVT Điện Biên |
| II | |
17 | Quốc lộ 50 (Gò Công- Mỹ Tho) | T Cục ĐBVN | Ban QLDA 7 | IV | |
18 | QL46 kéo dài, đoạn tránh TP Vinh nối QL1 | Sở GTVT Nghệ An |
| II | |
19 | Tuyến tránh Huế | T Cục ĐBVN | Ban QLDA 6 | IV | |
20 | QL 28 đoạn tránh ngập thủy điện Đồng Nai 3 và 4 tỉnh Đắc Nông | Sở GTVT Đắc Nông |
| IV | |
21 | QL 28 đoạn tránh ngập thủy điện Đồng Nai 3 và 4 đoạn qua tỉnh Lâm Đồng (chỉ tính phần của Bộ GTVT) | Sở GTVT Lâm Đồng |
| III | |
22 | QL24 đoạn Km0- Km8 | Sở GTVT Quảng Ngãi |
| IV | |
23 | QL34 (Km 0-Km 36), tỉnh Cao Bằng | Sở GTVT Cao Bằng |
| II | |
24 | QL15A (Đoạn nối TP Hà Tĩnh - đường HCM Phúc Đồng) | Sở GTVT Hà Tĩnh |
| III | |
25 | QL21 đoạn Km 74 - Km 95 | Sở GTVT Hòa Bình |
| II | |
26 | Bền vững hóa CT do mưa lũ gây ra năm 2009 trên đường HCM đoạn Quảng Bình - Kon Tum (TP1) | T Cục ĐBVN | Ban QLDA 4 | III | |
27 | Bền vững hóa CT do mưa lũ gây ra năm 2009 trên đường HCM đoạn Quảng Bình - Kon Tum (TP2) | T Cục ĐBVN | Ban QLDA 5 | III | |
28 | QL4A Khu vực Lạng Sơn (Km 16+231-km66) | Sở GTVT Lạng Sơn |
| II | |
29 | QL14 đoạn qua TT Gia Nghĩa | Bộ GTVT | Ban HCM | IV | |
30 | Đường nối Quốc lộ 4C và 4D (đoạn km 194-km211, km258-271) | Sở GTVT Lào Cai |
| IV | |
31 | Phà Đại Ngãi (2 bến phà Trà Vinh) | Bộ GTVT | Ban QLDA 7 | I | |
32 | Xây dựng đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai (đoạn Bình Minh - cầu Kim Thành) trước mất hoàn thành phân kì 2 làn xe | Sở GTVT Lào Cai |
| IV | |
33 | Cảng Cửa Việt | Cục HHVN |
| IV | |
34 | Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường làn CHKQT Nội Bài | TCTy CHKVN |
| III | |
35 | Tuyến đường sắt đoạn Hạ Long - Cái Lân (đã xong tuyến chính, còn gói thầu phụ trợ) |
| Cục ĐSVN | III | |
36 | QL 50 thành phần I (Đoạn qua Long An) | Bộ GTVT | TCTy Cửu Long | IV | |
37 | An toàn GT giữa đường sắt và đường bộ (Hạng mục do TCT đường sắt VN thực hiện) | ĐSVN |
| II | |
38 | Quốc lộ 55 (Km96+300-Km205+140) | Sở GTVT Bình Thuận |
| IV | |
39 | QL10 (Ninh Phúc - cầu Đền Hộ) | Sở GTVT Ninh Bình |
| IV | |
40 | Tuyến N1 (QL91 đoạn Tịnh Biên - Châu Đốc) | T Cục ĐBVN | Ban QLDA 7 | III | |
41 | QL28 đoạn tránh ngập thủy điện Đồng Nai 3 và 4 đoạn qua tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông | Sở GTVT Lâm Đồng và Sở GTVT Đắk Nông |
| IV | |
42 | Cầu Gián Khẩu (dự án mở rộng QL1A đoạn cầu Đoan Vĩ - cửa phía Bắc và phía Nam TP.Ninh Bình - Dốc Xây (giai đoạn 2) | Sở GTVT Ninh Bình |
| I | |
II | Các dự án NSNN (9 dự án) |
|
|
| |
1 | Mở rộng QL 1 đoạn Dốc Xây - Thanh Hóa | Thanh Hóa |
| I | |
2 | Mở rộng QL 1 đoạn Diễn Châu - Quán Hành | Nghệ An |
| IV | |
3 | Dự án tăng cường ATGT trên các tuyến QL (các gói thầu số: 1, 2 QL3; số 3, 4 QL5; số 5 QL10) | Tổng cục ĐBVN | ATGT | I-III | |
4 | 17 cầu yếu (Dự án tín dụng) | Tổng cục ĐBVN | Ban 6 |
| |
5 | Cảng Cái Mép - Thị Vải (gói số 2 và số 4) | Bộ GTVT | Ban 85 |
| |
- | Gói thầu số 2: Cảng Thị Vải |
|
| I | |
- | Gói thầu số 4: Cung cấp, lắp đặt thiết bị vận hành cảng |
|
| III | |
- | Gói thầu số 5: đường nối QL51 - cảng Cà Mau |
|
| I | |
6 | QL 39 (Phần vốn Bộ GTVT) | Hưng Yên |
| III | |
7 | Tuyến tránh TX Bạc Liêu | Sở GTVT Bạc Liêu |
| III | |
8 | Quốc lộ 25 đoạn Km 99+432 - Km113 | Tổng Cục ĐBVN | Ban QLDA-Sở GTVT Gia Lai | III | |
9 | Cầu Chanh - QL37 | Hải Dương |
| III | |
B | Các dự án của các Tổng công ty (2 dự án) |
|
|
| |
1 | Nhà ga hành khách-CHK Tuy Hòa | Tổng công ty cảng HKVN |
| III | |
2 | Dự án ATGT đường sắt (vốn khẩn cấp: Cầu Gềnh, Tam Bạc, Thị Cầu) | ĐSVN |
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|