Công văn 14364/BTC-CST

Công văn 14364/BTC-CST điều chỉnh thuế xuất khẩu mặt hàng khoáng sản do Bộ Tài chính ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 14364/BTC-CST điều chỉnh thuế xuất khẩu mặt hàng khoáng sản


BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14364/BTC-CST
V/v điều chỉnh thuế xuất khẩu mặt hàng khoáng sản

Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2012

 

Kính gửi:

- Các Bộ: Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bình Định, Bình Thuận, Đắk Nông, Lâm Đồng;
- Các Tập đoàn: Vinacomin, Hóa chất Việt Nam;
- Các Hiệp hội: Titan, Thép, Gỗ và lâm sản Việt Nam.

 

Ngày 14/11/2011, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 157/2011/TT-BTC ban hành Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế để áp dụng từ ngày 01/01/2012. Theo đó, danh mục biểu thuế xuất khẩu gồm 87 nhóm mặt hàng chịu thuế, chủ yếu là các mặt hàng khoáng sản, tài nguyên, phế liệu kim loại đen, màu và một số mặt hàng là nguyên liệu thô không khuyến khích xuất khẩu.

Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản;

Thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22/12/2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai thác khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính và tái cơ cấu của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tại Thông tư số 231/TB-VPCP ngày 02/7/2012 của Văn phòng Chính phủ;

Qua rà soát chính sách thuế xuất khẩu hiện hành, khảo sát tình hình thực hiện tại một số đơn vị sản xuất, chế biến xuất khẩu khoáng sản;

Bộ Tài chính dự thảo Thông tư sửa đổi thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng tài nguyên khoáng sản (tài liệu kèm theo).

Đề nghị quý cơ quan, đơn vị nghiên cứu, tham gia ý kiến và gửi về Bộ Tài chính trước ngày 26/10/2012.

Trân trọng sự phối hợp công tác của quý cơ quan, đơn vị.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Website BTC (để xin YK);
- Vụ PC;
- Lưu: VT, Vụ CST (PXNK).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 

PHƯƠNG ÁN

ĐIỀU CHỈNH THUẾ SUẤT THUẾ XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI CÁC MẶT HÀNG KHOÁNG SẢN
(kèm theo công văn số 14364/BTC-CST ngày 19/10/2012 của Bộ Tài chính)

Thực hiện Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22/12/2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai thác khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tham dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, Bộ Tài chính đã tiến hành rà soát chính sách thuế xuất khẩu hiện hành, khảo sát tình hình thực hiện tại một số đơn vị sản xuất, chế biến xuất khẩu khoáng sản. Trên cơ sở đó, xây dựng phương án dự kiến sửa đổi thuế suất thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng khoáng sản như sau:

1. Căn cứ của việc sửa đổi thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng khoáng sản:

- Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22/12/2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai thác khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tại điểm b khoản 3 mục II Nghị quyết số 103/NQ-CP có nêu: “Tiếp tục nghiên cứu đổi mới chính sách tài chính đối với hoạt động khoáng sản; điều chỉnh kịp thời, hợp lý các loại thuế, khung thuế, biểu thuế, phí, lệ phí liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản với mục tiêu tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước đối với các khoáng sản quan trọng, nhằm đảm bảo lợi ích hài hoà giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; không xuất khẩu quặng thô.

- Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản. Tại khoản 6 Chỉ thị số 02/CT-TTg có nêu:

+ Cho phép xuất khẩu khối lượng tinh quặng ilmenit tồn kho đến hết tháng 6/2012. Từ 01/7/2012 không xuất khẩu quặng titan chưa qua chế biến sâu và việc xuất khẩu phải được chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ;

+ Không xuất khẩu quặng và tinh quặng chì – kẽm; quặng và tinh quặng cromit; quặng mangan và tinh quặng mangan; quặng đồng; quặng apatit; quặng đất hiếm;

+ Không xuất khẩu đá hoa trắng, đá granit ở dạng đá khối.

2. Nguyên tắc điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu

Đối với những khoáng sản không được phép xuất khẩu đã được nêu tại Quyết định số 2427/QĐ-TTg Chỉ thị số 02/CT-TTg và Nghị quyết số 103/NQ-CP việc điều chỉnh tăng thuế suất được thực hiện theo lộ trình để tránh tăng đột biến khi thu thuế xuất khẩu đối với những trường hợp được Thủ tướng Chính phủ thấp thuận cho phép xuất khẩu (như: khoáng sản có tên trong danh mục được xuất khẩu, đã qua chế biến nhưng không thể đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định do nguyên nhân khách quan; khoáng sản tồn kho của các mỏ có giấy phép khai thác đã hết hiệu lực; khoáng sản không thuộc danh mục được xuất khẩu, nhưng trong nước không có nhu cầu tiêu thụ hoặc không tiêu thụ hết; khoáng sản xuất khẩu để đối lưu nhập khẩu hàng hoá cần thiết cho nhu cầu sản xuất trong nước) và doanh nghiệp có thông tin để định hướng đầu tư và sản xuất. Cụ thể:

- Đợt điều chỉnh này trong năm 2012 (để áp dụng từ nay và năm 2013): Tăng cao hơn so với mức thuế suất thuế xuất khẩu hiện hành, nhưng chưa tăng lên bằng ngay mức trần của khung thuế suất do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) quy định.

- Từ năm 2014 trở đi: Căn cứ tình hình thực tế xuất khẩu và chủ trương của Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ trao đổi với các Bộ ngành có liên quan để điều chỉnh tăng bằng mức trần của khung thuế xuất khẩu của UBTVQH.

3. Các mặt hàng dự kiến điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu:

1. Quặng Mangan và tinh quặng Mangan:

- Khung thuế suất theo Biểu khung thuế xuất khẩu của UBTVQH và Mức thuế suất hiện hành: khung thuế suất quy định là 15%-40%; mức thuế suất (theo qui định tại Thông tư số 157/2011/TT-BTC) là 15%.

- Định hướng về thuế xuất khẩu trong thời gian tới: Quặng mangan có tổng trữ lượng đã khảo sát trên 10 triệu tấn. Trong nước hiện chưa có công nghệ chế biến sâu mà khai thác chủ yếu là quặng thô. Theo số liệu của TCHQ, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011 và 2 tháng đầu năm 2012 của mặt hàng này là 107,4 ngàn tấn năm 2011 và 1,8 ngàn tấn 2 tháng đầu năm 2012.

- Theo Quyết định 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011, Chỉ thị số 02/CT-TTg và Nghị quyết số 103/NQ-CP thì quặng mangan  tinh quặng mangan không được phép xuất khẩu để giành nguyên liệu cho sản xuất trong nước.

Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng quặng Mangan và tinh quặng mangan như sau:

+ Năm 2012 - Năm 2013: từ 15% lên 30%;

+ Từ năm 2014 trở đi: từ 30% lên 40% (bằng với mức trần của Biểu khung)

2. Quặng titan và tinh quặng ti tan

- Khung thuế suất theo Biểu khung thuế xuất khẩu của UBTVQH và Mức thuế suất hiện hành: Khung thuế suất là 10%-40%; mức thuế suất thuế xuất khẩu được qui định tại Thông tư số 157/2011/TT-BTC như sau:

Mặt hàng

Thuế suất (%)

- Inmenit hoàn nguyên (TiO2 ≥ 56% và FeO ≤ 11%):

15%

- Xỉ titan (TiO­2 ≥ 85%):

10%

- Rutile nhân tạo và rutile tổng hợp (TiO­2 ≥ 83%):

15%

- Loại khác:

30%

- Định hướng về thuế xuất khẩu trong thời gian tới:

+ Trữ lượng quặng titan và tinh quặng titan tính đến 01/2012 khoảng 658 triệu tấn khoáng vật nặng (ilmenit, zircon, rutil, anataz, leucoxen, monazit), bao gồm 78,6 triệu tấn zircon. Hiện tại, mới có một số cơ sở chế biến luyện xỉ titan và gang ở Thái Nguyên, Bình Định, Quảng Trị bước đầu hoạt động nhưng chưa có hiệu quả. Các dự án chế biến sâu đến pigment tại Bình Thuận, Hà Tĩnh chưa được đầu tư; hiện nay, hầu hết quặng khai thác sau khi tuyển đều được xuất khẩu. Trong nước hiện nay có một số công ty sản xuất, chế biến xỉ titan từ tinh quặng ilimite để xuất khẩu. Thông tư số 08/2008/TT-BCT ngày 18/6/2008 của Bộ Công Thương về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản (tại Phụ lục 02 của Thông tư này) quy định xỉ titan hàm lượng TiO2 < 85% không được xuất khẩu.

+ Theo số liệu của TCHQ, trong năm 2011 và 2 tháng đầu năm 2012, mặt hàng này có kim ngạch xuất khẩu là 396,6 ngàn tấn và 88,8 ngàn tấn (chủ yếu xuất khẩu ở dạng xỉ titan với mức thuế suất là 10%).

+ Theo Chỉ thị số 02/CT-TTg thì Thủ tướng Chính phủ chỉ cho phép xuất khẩu khối lượng tinh quặng ilmenit tồn kho đến hết tháng 6/2012. Từ 01/7/2012 không xuất khẩu quặng titan chưa qua chế biến sâu.

Bộ Tài chính điều chỉnh tăng thuế suất của quặng titan và tinh quặng titan (bao gồm cả Inmenit hoàn nguyên ) theo lộ trình như sau:

Mặt hàng

Thuế suất hiện hành (%)

Thuế suất dự kiến điều chỉnh (%)

2012-2013

2014

- Inmenit hoàn nguyên (TiO2 ≥ 56% và FeO ≤ 11%):

15%

30

40

- Loại khác:

30%

30

40

3. Mặt hàng alumina

- Khung thuế suất theo Biểu khung thuế xuất khẩu của UBTVQH và Mức thuế suất hiện hành: Khung thuế suất thuế là 0-10%. Hiện nay, mặt hàng ô xít nhôm (Alumin) không có tên trong danh mục Biểu thuế xuất khẩu hiện hành vì vậy khi xuất khẩu sẽ áp dụng mức thuế xuất khẩu là 0%.

- Ngày 2/7/2012, Văn phòng Chính phủ có thông báo số 231/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về tình hình kinh doanh, tài chính và tái cơ cấu của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận về chính sách thuế đối với một số kiến nghị của Vinacomin như sau: “Chưa thu thuế xuất khẩu sản phẩm alumin trong thời gian 2 dự án này vận hành thử nghiệm”.

Triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính bổ sung mặt hàng alumin vào Biểu thuế xuất khẩu với mã số 2818.20.00, mức thuế suất 0%.

4. Các loại Cát tự nhiên, trừ cát chứa kim loại thuộc chương 26

- Khung thuế suất theo Biểu khung thuế xuất khẩu của UBTVQH và mức thuế suất hiện hành: Khung thuế suất là 5% - 30%. Mức thuế suất hiện hành là 17%. 

- Các mỏ cát thuỷ tinh có tổng trữ lượng 750 triệu tấn với hàm lượng SiO2 rất cao và hàm lượng Fe2O3 thấp. Gần đây tình trạng khai thác và xuất khẩu cát tràn lan tại ĐBSCL và nhiều nơi trên cả nước gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường, đặc biệt là việc “chảy máu” tài nguyên dẫn đến nguy cơ Việt Nam phải nhập khẩu cát. Kể từ năm 2009 do phía Campuchia ra lệnh đóng cửa mỏ cát, nhu cầu nhập khẩu cát phía Singapore tăng mạnh, cộng với nhu cầu cát xây dựng trong nước đang hút và tăng giá mạnh khiến nhiều doanh nghiệp bất chấp chỉ đạo của Chính phủ và chính quyền các tỉnh vẫn đổ xô khai thác cát. Hậu quả của việc khai thác cát quá mức đã làm thay đổi dòng chảy, nhiều nhà cửa, công trình đường giao thông, ruộng vườn... của cư dân nằm dọc hai bờ sông Tiền, sông Hậu xói lở đổ xuống sông.

Nhằm hạn chế việc xuất khẩu cát tràn lan, gây ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên trong nước, Bộ Tài chính tăng mức thuế xuất khẩu các loại cát tự nhiên từ 17% lên 30%.

5. Mặt hàng Niken Mattes

Bộ Tài chính nhận được công văn số 57/2012/BPNM ngày 10/8/2012 của Công ty TNHH Mỏ Niken Bản Phúc đề nghi áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng Niken Matte là 5% như xuất khẩu hợp kim niken hoặc bổ sung sản phẩm Niken Matte vào biểu thuế xuất khẩu với mức thuế suất là 5%. Về kiến nghị này, Bộ Tài chính dự kiến như sau:

- Niken Matte là sản phẩm hợp kim niken với thành phần gồm khoảng 37% niken, 13% đồng và xấp xỉ 1% coban. Trong ngành công nghiệp khai thác niken trên thế giới hiện nay, Niken Matte là sản phẩm cuối cùng của hầu hết các mỏ niken có quy mô công nghiệp. Việc tinh luyện Niken Matte thành Niken 99% được tập trung vào một số nhà máy chuyên cung cấp tinh lọc niken có sản lượng niken lớn như Canada, Úc, Nga, Trung quốc vì muốn tách các kim loại Niken, đồng, coban ra từ Niken Matte phải đầu tư một nhà máy tinh chế với số vốn hàng tỷ đô la mỹ và cần phải có đủ nguồn nguyên liệu để duy trì việc sản xuất. Tối thiểu để xây dựng một nhà máy tinh chế phải đạt được nguồn nguyên liệu đầu vào là 857.000 tấn tinh quặng/năm và trữ lượng quặng thô phải đạt tối thiểu 7.500.000 tấn quặng/năm và phải đủ nguồn quặng cho khoảng thời gian tối thiểu 20 năm để bảo đảm thu hồi vốn đầu tư.

Quy trình sản xuất Niken Matte như sau: Quặng nguyên khai hàm lượng 0,4% - 2,5% Ni được tuyển luyện thành tinh quặng Ni có hàm lượng từ 7% đến trên 10% Ni (trung bình 9,5%). Tinh quặng niken được luyện kim để tạo ra hỗn hợp niken với hàm lượng từ 32% - 52% Ni (hay còn gọi là Niken Matte). Đây là sản phẩm trung gian của quá trình luyện kim từ tinh quặng niken cho đến hợp kim Niken ở dạng tấm, khối, thỏi. Tham khảo danh mục hàng hóa của Tổ chức hải quan thế giới thì mặt hàng Niken mattes được phân loại vào phân nhóm 7501.10 (Niken sten).

Hiện nay, trong nước duy nhất có công ty TNHH Mỏ Niken Bản Phúc có nhà máy chế biến Niken Mattes từ tinh quặng niken. Dự kiến 2013 sẽ đi vào sản xuất với công suất 16.000 tấn/năm Niken Mattes. Sản phẩm Niken Mattes sẽ phải xuất khẩu sang các nước có nhà máy tinh chế ra Niken 99%.

Theo thông tin từ công ty Niken Bản Phúc thì trong nước không có nhu cầu sử dụng Niken Mattes vì không có nhà máy tinh luyện. Mỏ Bản Phúc có trữ lượng quặng được Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản nhà nước phê duyệt chỉ đạt 2.600.000 tấn quặng, tức là chỉ đạt 1,7 % trữ lượng quặng cần thiết cho Nhà máy Tinh chế niken kim loại.

- Khung thuế suất theo Biểu khung thuế xuất khẩu của UBTVQH và mức thuế suất hiện hành: Mặt hàng Niken Matte (Niken sten) thuộc phân nhóm 7501.10.00, không có tên trong danh mục Biểu thuế xuất khẩu hiện hành nên áp dụng mức thuế suất là 0%. Khung thuế xuất khẩu của UBTVQH là 0 – 30%.

- Dự kiến của Bộ Tài chính: Hiện nay, theo Biểu thuế xuất khẩu thì mặt hàng Niken không hợp kim và hợp kim ở dạng thỏi, ở dạng thanh, que và hình có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 5%; Quặng và tinh quặng Niken là 20% trong khi mặt hàng Niken Matte (Niken sten) có mức thuế suất 0% là chưa hợp lý. Vì vậy, Bộ Tài chính dự kiến bổ sung mặt hàng Niken Sten (Niken mattes) vào danh mục Biểu thuế xuất khẩu với mã số hàng hóa đã có trong danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu là 7501.10.00 với mức thuế suất là 10%. Đồng thời tăng thuế suất đối với mặt hàng hợp kim Niken (thuộc nhóm 7502) từ 5% lên 10% bằng với mặt hàng Niken Sten vì có thành phần và tính chất tương tự nhau.

6. Một số mặt hàng gỗ và một số mặt hàng khác

Trong thời gian qua xuất hiện tình trạng Trung Quốc thu mua gỗ nguyên liệu rất mạnh và trong nước thiếu nguyên liệu gỗ trầm trọng. Vì vậy, Bộ Tài chính dự kiến bổ sung thêm một số mặt hàng gỗ sau vào danh mục chịu thuế xuất khẩu với các mức thuế suất cụ thể như sau:

- Gỗ đai thùng (thuộc nhóm 4404): Thuế suất 5%.

- Tấm gỗ để làm lớp mặt (kể cả những tấm thu được bằng cách lạng gỗ ghép), để làm gỗ dán hoặc để làm gỗ ép tương tự khác và gỗ khác, đã được xẻ dọc, lạng hoặc bóc tách, đã hoặc chưa bào, đánh giấy ráp, ghép hoặc nối đầu, có độ dày không quá 6 mm (thuộc nhóm 4408): Thuế suất 5%.

- Gỗ (kể cả gỗ ván và viền dải gỗ trang trí để làm sàn, chưa lắp ghép) được tạo dáng liên tục (làm mộng, soi rãnh, bào rãnh, vát cạnh, ghép chữ V, tạo gân, gờ dạng chuỗi hạt, tạo khuôn hình, tiện tròn hoặc gia công tương tự) dọc theo các cạnh, đầu hoặc bề mặt, đã hoặc chưa bào, đánh giấy ráp hoặc nối đầu (thuộc nhóm 4409): Thuế suất 5%.

Ngoài ra, đề phù hợp với danh mục biểu khung thuế suất do UBTVQH qui định, Bộ Tài chính dự kiến bổ sung thêm một số mặt hàng vào danh mục chịu thuế xuất khẩu bằng với mức thuế thấp nhất của khung thuế suất như sau:

- Da sống của cừu (tươi, hoặc muối, khô, ngâm vôi, axít hoá hoặc được bảo quản cách khác, nhưng chưa thuộc, chưa làm thành da trống hoặc gia công thêm), đã hoặc chưa khử lông hoặc lạng xẻ, trừ các loại đã ghi ở Chú giải 1c của Chương này (thuộc nhóm 4102): Thuế suất 5%.

- Đá quý hoặc đá bán quý tổng hợp hoặc tái tạo, đã hoặc chưa gia công hoặc phân loại nhưng chưa xâu thành chuỗi, chưa gắn hoặc nạm dát; đá quý hoặc đá bán quý tổng hợp hoặc tái tạo chưa phân loại, đã được xâu thành chuỗi tạm thời để tiện vận chuyển (thuộc nhóm 7104):

+ Loại chưa gia công hoặc mới chỉ được cắt đơn giản hoặc tạo hình thô: thuế suất 10%.

+ Loại khác: thuế suất 5%.

7. Mặt hàng kẽm ô xít thuộc nhóm 2817

Theo danh mục Biểu thuế xuất khẩu hiện hành:

- Mặt hàng bột, bụi và vảy kẽm thuộc nhóm 7903 có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 5%

- Mặt hàng kẽm ô xít thuộc nhóm 2817 không có tên trong danh mục Biểu thuế xuất khẩu nên có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0%.

Trên thực tế việc phân loại mặt hàng bột ô xít kẽm thuộc nhóm 2817 và nhóm 7903 là rất khó và theo Thông tư số 08/2008/TT-BCT hướng dẫn về xuất khẩu khoáng sản lại hướng dẫn bột ô xit kẽm vào mã số 7903. Vì vậy, Bộ Tài chính dự kiến bổ sung mặt hàng bột ô xit kẽm nhóm 2817 vào danh mục chịu thuế xuất khẩu với mức thuế suất là 5% bằng với mức thuế suất qui định cho nhóm 7903 để tránh vướng mắc phát sinh về phân loại khi thực hiện.

8. Quặng Apatít.

- Khung thuế suất theo Biểu khung thuế xuất khẩu của UBTVQH và mức thuế suất hiện hành: Khung thuế suất là 10%-40%. Mức thuế suất thuế xuất khẩu đối quy định tại Thông tư số 157/2011/TT-BTC như sau:

Quặng Apatit

Thuế suất (%)

+ Loại hạt mịn có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 0,25 mm:

10

+ Loại hạt có kích thước trên 0,25 mm đến 15 mm:

15

+ Loại khác:

20

- Định hướng về thuế xuất khẩu trong thời gian tới:

+ Hiện nay, quặng Apatit của nước ta tập trung ở mỏ Apatit Lào Cai, tổng trữ lượng 1.669 triệu tấn apatit với chất lượng chia ra làm 4 loại: 36-41%; 20-36%; 16-20% và thấp hơn 16% P2O5 do Công ty Apatit Việt Nam khai thác. Trong nước hiện chưa có công nghệ chế biến sâu mà khai thác chủ yếu cho mục đích xuất khẩu thô, các sản phẩm sản xuất là các loại quặng apatit nguyên khai và quặng apatit đã qua tuyển làm giàu. Theo số liệu của TCHQ thì năm 2011 có 548.000 tấn quặng apatit xuất khẩu.

+ Theo Quyết định 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011, Chỉ thị số 02/CT-TTg và Nghị quyết số 103/NQ-CP quặng Apatit là mặt hàng thuộc diện không được phép xuất khẩu.

Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu của mặt hàng này theo lộ trình như sau:

Quặng Apatit

Thuế suất hiện hành (%)

Thuế suất dự kiến (%)

2012- 2013

2014

+ Loại hạt mịn có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 0,25 mm:

10

15

40

+ Loại hạt có kích thước trên 0,25 mm đến 15 mm:

15

25

40

+ Loại khác:

20

30

40

9. Đá hoa trắng và đá grannit

- Khung thuế suất theo Biểu khung thuế xuất khẩu của UBTVQH và mức thuế suất hiện hành: Khung thuế suất là 10%-35%. Mức thuế xuất khẩu hiện hành tại Thông tư số 157/2011/TT-BTC là 17%.

- Định hướng về thuế xuất khẩu trong thời gian tới: Đây là mặt hàng không được phép xuất khẩu theo Quyết định 2427/QĐ-TTg và Chỉ thị số 02/CT-TTg

Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng đá hoa trắng và đá grannit như sau:

+ Năm 2012 - Năm 2013: Từ 17% lên 25%.

+ Từ năm 2014 trở đi: Từ 25% lên 35% (bằng với mức trần của Biểu khung).

10. Quặng steatit tự nhiên, đã hoặc chưa đẽo thô hoặc mới chỉ cắt bằng cưa hay các cách khác, thành các khối hoặc tấm hình chữ nhật (kể cả hình vuông); talc.

- Khung thuế suất theo Biểu khung thuế xuất khẩu của UBTVQH và mức thuế suất hiện hành: Khung thuế suất là 10%-40%. Mức thuế xuất khẩu hiện hành quy định tại Thông tư số 157/2011/TT-BTC là 15%.

- Định hướng về thuế xuất khẩu trong thời gian tới: Đây là mặt hàng thuộc diện không được phép xuất khẩu theo Quyết định 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011, Chỉ thị số 02/CT-TTg và Nghị quyết số 103/NQ-CP

Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu đối với nhóm mặt hàng quặng này như sau:

+ Năm 2012 - 2013: Tăng từ 15% lên 30%.

+ Từ năm 2014 trở đi: Tăng từ 30% lên 40% (bằng với mức trần của Biểu khung thuế xuất khẩu).

11. Quặng chì và tinh quặng chì

- Khung thuế suất theo Biểu khung thuế xuất khẩu của UBTVQH và mức thuế suất hiện hành: Khung thuế suất là 10%-40%. Mức thuế xuất khẩu hiện hành quy định tại Thông tư số 157/2011/TT-BTC là 20%.

- Định hướng về thuế xuất khẩu trong thời gian tới: Theo số liệu của TCHQ thì quặng chì và tinh quặng chì năm 2011 xuất khẩu 6.700 tấn và 2 tháng đầu năm 2012 không có kim ngạch xuất khẩu. Theo Chỉ thị số 02/CT-TTg thì mặt hàng Quặng chì và tinh quặng chì không được xuất khẩu.

Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng Quặng Chì và tinh quặng chì như sau:

+ Năm 2012 - 2013: Tăng từ 20% lên 30%.

+ Từ năm 2014 trở đi: Tăng từ 30% lên 40% (bằng với mức trần của Biểu khung thuế xuất khẩu).

12. Mặt hàng quặng đồng và tinh quặng đồng

- Khung thuế suất theo Biểu khung thuế xuất khẩu của UBTVQH và mức thuế suất hiện hành: Khung thuế suất là 15%-40%. Mức thuế xuất khẩu hiện hành quy định tại Thông tư số 157/2011/TT-BTC là 30%.

- Định hướng về thuế xuất khẩu trong thời gian tới: Hiện nay, trữ lượng quặng đồng của nước ta là trên 5 triệu tấn. Trong nước hiện chưa có công nghệ chế biến sâu mà khai thác chủ yếu cho mục đích xuất khẩu thô. Việc xuất khẩu mặt hàng này phải thực hiện theo qui định tại Thông tư số xuất 08/2008/TT-BCT ngày 18/6/2008 của Bộ Công Thương hướng dẫnkhẩu  18% được khoáng sản và chỉ có loại tinh quặng đồng có hàm lượng Cu  phép xuất khẩu.

Theo số liệu của TCHQ thì trong năm 2011 và 2 tháng đầu năm 2012, mặt hàng này không có kim ngạch xuất khẩu. Theo dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 08/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương (thực hiện Quyết định số 2427/QĐ-TTg và Chỉ thị 02/CT-TTg) thì quặng đồng thuộc danh mục khoáng sản không được xuất khẩu và tinh quặng đồng không còn trong danh mục khoáng sản được xuất khẩu nữa.

Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh thuế xuất khẩu đối với mặt hàng quặng Đồng và tinh quặng đồng như sau:

+ Năm 2012 - 2013: Giữ nguyên 30%.

+ Từ năm 2014 trở đi: tăng từ 30% lên 40% (bằng với mức trần của Biểu khung thuế xuất khẩu).

13. Quặng niken và tinh quặng niken

- Khung thuế suất theo Biểu khung thuế xuất khẩu của UBTVQH và mức thuế suất hiện hành: Khung thuế suất là 10%-40%. Mức thuế xuất khẩu hiện hành quy định tại Thông tư số 157/2011/TT-BTC là 20%.

- Định hướng về thuế xuất khẩu trong thời gian tới: Theo Chỉ thị số 02/CT-TTg thì mặt hàng quặng niken thô không được phép xuất khẩu nhưng theo dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 08/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương thì tinh quặng Niken được phép xuất khẩu.

Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu của quặng niken và tinh quặng niken như sau:

+ Năm 2012 - 2013: Tăng từ 20% lên 30%.

+ Từ năm 2014 trở đi: Tăng từ 30% lên 40% (bằng với mức trần của Biểu khung thuế xuất khẩu).

14. Quặng coban và tinh quặng coban

- Khung thuế suất theo Biểu khung thuế xuất khẩu của UBTVQH và mức thuế suất hiện hành: Khung thuế suất là 10%-40%. Mức thuế xuất khẩu hiện hành quy định tại Thông tư số 157/2011/TT-BTC là 20%.

- Định hướng về thuế xuất khẩu trong thời gian tới: theo Quyết định 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011, Chỉ thị số 02/CT-TTg Nghị quyết số 103/NQ-CP và theo dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 08/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương thì quặng và tinh quặng Coban không được phép xuất khẩu.

Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu của Quặng coban và tinh quặng coban như sau:

+ Năm 2012 - 2013: Tăng từ 20% lên 30%.

+ Từ năm 2014 trở đi: Tăng từ 30% lên 40% (bằng với mức trần của Biểu khung thuế xuất khẩu).

15. Quặng nhôm và tinh quặng nhôm

- Khung thuế suất theo Biểu khung thuế xuất khẩu của UBTVQH và mức thuế suất hiện hành: Khung thuế suất là 15%-40%. Mức thuế xuất hiện hành khẩu quy định tại Thông tư số 157/2011/TT-BTC là 20%.

- Định hướng về thuế xuất khẩu trong thời gian tới: Theo Chỉ thị số 02/CT-TTg thì cần giữ quặng nhôm và tinh quặng nhôm cho sản xuất trong nước.

Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh thuế suất của nhóm quặng này theo lộ trình sau:

+ Năm 2012 - 2013: Tăng từ 20% lên 30%.

+ Từ năm 2014 trở đi: Tăng từ 30% lên 40% (bằng với mức trần của Biểu khung thuế xuất khẩu).

16. Quặng kẽm và tinh quặng kẽm

- Khung thuế suất theo Biểu khung thuế xuất khẩu của UBTVQH và mức thuế suất hiện hành: Khung thuế suất là 10%-40%. Mức thuế xuất khẩu hiện hành quy định tại Thông tư số 157/2011/TT-BTC là 20%.

- Định hướng về thuế xuất khẩu trong thời gian tới: Theo số liệu của TCHQ thì quặng kẽm và tinh quặng kẽm xuất khẩu với kim ngạch là 900 tấn và 2 tháng đầu năm 2012 không có kim ngạch xuất khẩu. Theo Quyết định 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011, Chỉ thị số 02/CT-TTg và Nghị quyết số 103/NQ-CP thì mặt hàng Quặng kẽm và tinh quặng kẽm không được xuất khẩu.

Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng quặng kẽm và tinh quặng kẽm như sau:

+ Năm 2012 - 2013: Tăng từ 20% lên 30%.

+ Từ năm 2014 trở đi: Tăng từ 30% lên 40% (bằng với mức trần của Biểu khung thuế xuất khẩu).

17. Quặng thiếc và tinh quặng thiếc

- Khung thuế suất theo Biểu khung thuế xuất khẩu của UBTVQH và mức thuế suất hiện hành: Khung thuế suất là 15%-40%. Mức thuế xuất khẩu hiện hành quy định tại Thông tư số 157/2011/TT-BTC là 20%.

- Định hướng về thuế xuất khẩu trong thời gian tới: Theo Chỉ thị số 02/CT-TTg và theo dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 08/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương thì quặng và tinh quặng thiếc không được phép xuất khẩu.

Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng quặng kẽm và tinh quặng thiếc như sau:

+ Năm 2012 - 2013: Tăng từ 20% lên 30%.

+ Từ năm 2014 trở đi: Tăng từ 30% lên 40% (bằng với mức trần của Biểu khung thuế xuất khẩu).

18. Quặng crom và tinh quặng crom

- Khung thuế suất theo Biểu khung thuế xuất khẩu của UBTVQH và mức thuế suất hiện hành: Khung thuế suất là 10%-40%. Mức thuế xuất khẩu hiện hành quy định tại Thông tư số 157/2011/TT-BTC là 20%.

- Định hướng về thuế xuất khẩu trong thời gian tới: Đây là mặt hàng không được phép xuất khẩu theo Quyết định 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011, Chỉ thị số 02/CT-TTg Nghị quyết số 103/NQ-CP và theo dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 08/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương thì tinh quặng crom không còn trong danh mục khoáng sản được xuất khẩu.

Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng quặng crom và tinh quặng crom như sau:

+ Năm 2012 - 2013: Tăng từ 20% lên 30%.

+ Từ năm 2014 trở đi: Tăng từ 30% lên 40% (bằng với mức trần của Biểu khung thuế xuất khẩu).

19. Quặng vonfram và tinh quặng vonfram

- Khung thuế suất theo Biểu khung thuế xuất khẩu của UBTVQH và mức thuế suất hiện hành: Khung thuế suất là 10%-40%. Mức thuế xuất khẩu hiện hành quy định tại Thông tư số 157/2011/TT-BTC là 20%.

- Định hướng về thuế xuất khẩu trong thời gian tới: Đây là mặt hàng không được phép xuất khẩu theo Quyết định 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011, Chỉ thị số 02/CT-TTg Nghị quyết số 103/NQ-CP và theo dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 08/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương thì tinh quặng vonfram không còn trong danh mục khoáng sản được xuất khẩu.

Bộ Tài chính điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng quặng vonfram và tinh quặng vonfram như sau:

+ Năm 2012 - 2013: Tăng từ 20% lên 30%.

+ Từ năm 2014 trở đi: Tăng từ 30% lên 40% (bằng với mức trần của Biểu khung thuế xuất khẩu).

20. Quặng kim loại quý và tinh quặng kim loại quý

- Khung thuế suất theo Biểu khung thuế xuất khẩu của UBTVQH và Mức thuế suất hiện hành: Khung thuế suất là 10%-40%. Mức thuế xuất khẩu hiện hành quy định tại Thông tư số 157/2011/TT-BTC là 20% và 30% đối với quặng vàng.

- Định hướng về thuế xuất khẩu trong thời gian tới: Đây là mặt hàng không được phép xuất khẩu theo Chỉ thị số 02/CT-TTg

Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh thuế suất của mặt hàng quặng vàng và các loại quặng kim loại quý và tinh quặng quý khác như sau:

+ Năm 2012 - 2013: Tăng từ 20% lên 30%; Riêng quặng vàng giữ nguyên 30%.

+ Từ năm 2014 trở đi: Tăng từ 30% lên 40% (bằng với mức trần của Biểu khung thuế xuất khẩu).

21. Các quặng khác và tinh quặng của các quặng đó: (uran hoặc thori; molipden; niobi, tantali, vanadi hay zircon; Niobi; antimon và các quặng khác)

- Khung thuế suất theo Biểu khung thuế xuất khẩu của UBTVQH và mức thuế suất hiện hành: Khung thuế suất là 10%-40%. Mức thuế xuất khẩu hiện hành quy định tại Thông tư số 157/2011/TT-BTC là 20%.

- Định hướng về thuế xuất khẩu trong thời gian tới: Đây là mặt hàng không được phép xuất khẩu theo Quyết định 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011, Chỉ thị số 02/CT-TTg và Nghị quyết số 103/NQ-CP

Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh thuế suất của các mặt hàng quặng và tinh quặng trên như sau:

+ Năm 2012 - 2013: Tăng từ 20% lên 30%.

+ Từ năm 2014 trở đi: Tăng từ 30% lên 40% (bằng với mức trần của Biểu khung thuế xuất khẩu).

22. Mặt hàng kẽm thỏi

- Kiến nghị của doanh nghiệp: Trong đợt làm việc với Tổng công ty khoáng sản, Tổng công ty cho biết đã sản xuất một số sản phẩm kim loại chủ yếu như Đồng tấm, thiếc thỏi, kẽm thỏi để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Từ tháng 9/2011, việc tăng thuế xuất khẩu của kẽm thỏi, thiếc thỏi (là những sản phẩm chính, chiếm tỷ trọng doanh thu lớn của Tổng công ty) từ 5% lên 10% đã đẩy giá kẽm thỏi, thiếc thỏi tiêu thụ của Việt Nam lên cao, giá xuất khẩu kẽm thỏi (sau khi trừ thuế xuất khẩu) của Tổng công ty thấp hơn giá thành sản xuất (Giá bán kẽm thỏi bình quân tháng 10, 11, 12/2011 chỉ đạt ở mức trung bình 38 triệu đồng/tấn trong khi giá thành sản xuất kẽm thỏi là 40,4 triệu đồng/tấn), tuy vậy Tổng công ty vẫn phải giao hàng cho khách hàng vì hợp đồng ký tiêu thụ cả năm.

Sang năm 2012, Tổng công ty vẫn phải tiếp tục ký hợp đồng xuất khẩu mặc dù giá vẫn tiếp tục ở mức thấp để không mất thị trường đã có. Giá bán kẽm thỏi sau thuế bình quân tháng 01/2012 chỉ ở mức 35,7 triệu/tấn trong khi giá thành sản xuất không giảm do các yếu tố đầu vào luôn ở mức cao, các khoản phí, lệ phí, thuế tài nguyên các địa phương điều chỉnh tăng cao so với năm 2011 (giá thành 2012 là 40,8 triệu đồng/tấn chưa có lợi nhuận định mức). Mặc dù nhu cầu kẽm thỏi của thị trường Việt Nam tương đối lớn khoảng 180.000 tấn/năm, song để tiêu thụ kẽm thỏi trên thị trường nội địa là rất khó khăn do không cạnh tranh được với kẽm nhập khẩu có giá rẻ do không phải chịu thuế nhập khẩu (thuế nhập khẩu 0%) và được sản xuất ở các mỏ lớn với sản lượng hàng trăm nghìn tấn/năm/nhà máy, hơn nữa, các dây truyền sản xuất sử dụng nguyên liệu kẽm thỏi đều có công nghệ nhập khẩu và sử dụng nguồn kẽm chất lượng cao. Chính vì vậy sản phẩm kẽm thỏi do Tổng công ty sản xuất không cạnh tranh được với kẽm thỏi nhập khẩu. Sản lượng kẽm thỏi tiêu thụ nội địa của Tổng công ty hàng năm chỉ đạt 10-15% tổng sản lượng kẽm thỏi tiêu thụ (năm 2011: 935 tấn/7.794 tấn, bằng 12% sản lượng tiêu thụ cả năm). Tổng công ty kiến nghị như sau: Giảm thuế xuất khẩu với các sản phẩm mà thị trường trong nước còn chưa tiêu thụ hoặc tiêu thụ hạn chế để các sản phẩm này có thể cạnh tranh được tại thị trường nước ngoài. Cụ thể là: mặt hàng Thiếc thỏi áp dụng mức 2%, Đồng tinh luyện áp dụng mức 5%, Kẽm thỏi áp dụng mức 5% như trước năm 2011.

- Dự kiến của Bộ Tài chính: Qua số liệu kim ngạch xuất khẩu của TCHQ cho các mặt hàng kim loại cho thấy chính sách thu thuế xuất khẩu đã có tác dụng làm giảm việc xuất khẩu các mặt hàng này. Riêng đối với mặt hàng kẽm thỏi, việc tăng thuế xuất khẩu kẽm thỏi lên 10% trong năm 2011 và qui định thuế nhập khẩu kẽm thỏi về mức 0% đã có tác động sức cạnh tranh của sản phẩm kẽm sản xuất trong nước so với hàng nhập khẩu ngay trong thị trường nội địa.

Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính dự kiến giữ nguyên thuế xuất khẩu kẽm thỏi là 10%, tăng thuế nhập khẩu kẽm thỏi lên 5% để bảo hộ sản xuất trong nước.

4- Các mặt hàng dự kiến không điều chỉnh mức thuế xuất khẩu

1. Mặt hàng Xỉ titan

- Bộ Tài chính nhận được công văn 0702/CV-SQC12 ngày 27/02/2012 của Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn gửi Bộ Công Thương kiến nghị về phân loại mặt hàng xỉ titan xuất khẩu kèm theo kiến nghị về thuế xuất khẩu của mặt hàng xỉ titan hàm lượng 70%-84% như sau: Xỉ titan TiO2 ≥ 90% có thuế suất là 3%. Xỉ titan TiO2 85~ 89% có thuế suất là 5%. Xỉ titan TiO2 70~84% có thuế suất là 10%.

- Dự kiến của Bộ Tài chính: Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 157/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 chỉ quy định mức thuế xuất khẩu cho mặt hàng xỉ titan với hàm lượng TiO2 ≥ 85%, mã số 2614.00.10 là 10%. Theo Nghị quyết số 710/2008/NQ-UBTVQH12 ngày 22/11/2008 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với nhóm quặng titan và tinh quặng titan là 10-40%. Do vậy, kiến nghị của Công ty quy định mức thuế suất 3% và 5% cho sản phẩm xỉ titan hàm lượng TiO2 ≥ 85% không phù hợp với khung thuế suất của nhóm mặt hàng này mà UBTVQH đã quy định.

Đối với mặt hàng xỉ titan hàm lượng dưới 85%, nếu được phép xuất khẩu thì khi xuất khẩu thuế suất năm 2012 – 2013 là 30%, Bộ Tài chính giữ nguyên thuế suất của mặt hàng xỉ titan là 10% đối với loại có hàm lượng trên 85% và 40% đối với loại có hàm lượng dưới 85%.

2. Các mặt hàng khoáng sản khác thuộc chương 25 (Pirit sắt chưa nung; lưu huỳnh các loại; Graphit tự nhiện; thạch anh; cao lanh; đất sét; Bari sulphat; Đá bọt; Dolômits; Magiee cacbonat tự nhiên, Thạch cao; Amiăng; quặng borat tự nhiên, tràng thạch; các chất khoáng khác)

Chính sách thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng này được qui định từ năm 2009 đến nay với mức thuế suất thuế xuất khẩu không đổi là 10%. Khung thuế suất của các mặt hàng này trong Biểu khung thuế xuất khẩu của UBTVQH là 10-40%. Đến nay, Bộ Tài chính chưa nhận được kiến nghị gì đối với các mặt hàng nêu trên. Trong năm 2011 và 2 tháng đầu năm 2012, các mặt hàng trên không có kim ngạch xuất khẩu. Việc xuất khẩu các mặt hàng này cũng được thực hiện theo qui định tại Thông tư số 08/2009/TT-BCT Vì vậy, Bộ Tài chính dự kiến giữ nguyên mức thuế suất của các mặt hàng này như hiện hành.

3. Đối với các mặt hàng kim loại

- Theo danh mục biểu thuế xuất khẩu hiện hành thì 20 nhóm các mặt hàng kim loại cơ bản như đồng, niken, nhôm chì, kẽm, thiếc magie ở dạng bột, thỏi, thanh que đều thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu với mức thuế từ 5% đến 20 % tùy theo mức độ chế biến (mức độ chế biến sâu thì thuế suất thấp). Khung thuế suất thuế xuất khẩu của các mặt hàng kim loại là 0% – 40%.

- Trong năm 2010, nhằm thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ “nghiên cứu tăng thuế xuất khẩu lên mức phù hợp đối với các mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu, tài nguyên, nguyên liệu thô”, Bộ đã ban hành thông tư điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu một số mặt hàng khoáng sản kim loại có kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến trong năm 2010 (Đồng tinh luyện và hợp kim đồng chủ tăng 581%, nhôm ở dạng thỏi tăng 615%, chì ở dạng thỏi tăng 341%, thiếc ở dạng thỏi tăng 212%...). Sang năm 2011, theo số liệu kim ngạch của TCHQ chỉ có mặt hàng kim loại chì (ở dạng thỏi, tấm lá), nhôm, kẽm, thiếc là có kim ngạch xuất khẩu với khối lượng thấp (nhôm: 0,7 ngàn tấn, chì: 1,9 ngàn tấn, kẽm: 0,9 ngàn tấn; thiếc: 0,1 ngàn tấn) và không có kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2012. Các mặt hàng này đều có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 5%, 10% và 15%, điều này chứng tỏ chính sách thu thuế xuất khẩu đã có tác dụng làm giảm việc xuất khẩu các mặt hàng kim loại. Vì vậy, Bộ Tài chính dự kiến giữ nguyên thuế suất thuế xuất khẩu của các mặt hàng kim loại cơ bản đồng, niken, nhôm chì, thiếc, magie./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 14364/BTC-CST

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu14364/BTC-CST
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành19/10/2012
Ngày hiệu lực19/10/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThuế - Phí - Lệ Phí, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 14364/BTC-CST điều chỉnh thuế xuất khẩu mặt hàng khoáng sản


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 14364/BTC-CST điều chỉnh thuế xuất khẩu mặt hàng khoáng sản
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu14364/BTC-CST
                Cơ quan ban hànhBộ Tài chính
                Người kýVũ Thị Mai
                Ngày ban hành19/10/2012
                Ngày hiệu lực19/10/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThuế - Phí - Lệ Phí, Tài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật12 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 14364/BTC-CST điều chỉnh thuế xuất khẩu mặt hàng khoáng sản

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 14364/BTC-CST điều chỉnh thuế xuất khẩu mặt hàng khoáng sản

                      • 19/10/2012

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 19/10/2012

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực