Nội dung toàn văn Công văn 2959/TCHQ-KTTT hướng dẫn nội dung giá tính thuế
BỘ TÁI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2959/TCHQ-KTTT | Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2003 |
Kính gửi: | - Cục hải quan các tỉnh, thành phố |
Căn cứ Thông tư 08/2002/TT/BTC ngày 23 tháng 1 năm 2002 của Bộ Tài chính, Quyết định số 149/2002/QĐ-BTC ngày 9 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Bảng giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu không thuộc danh Mục mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thuế không đủ Điều kiện áp giá theo giá ghi trên hợp đồng.
Sau khi xem xét ý kiến của Cục hải quan các tỉnh thành phố và phản ánh của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện công văn số 6436/TCHQ-KTTT ngày 19 tháng 12 năm 2002 và Công văn số 1036/TCHQ-KTTT ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Tổng cục Hải quan.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn một số nội dung về quản lý giá tính thuế như sau:
A. Quy định về áp dụng Bảng giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu không thuộc danh Mục mặt hàng nhà nước quản lý giá tính thuế
1. Bảng giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu không thuộc danh Mục mặt hàng nhà nước quản lý giá tính thuế không đủ Điều kiện áp giá tính thuế theo hợp đồng bao gồm bảng giá ban hành kèm theo các quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính áp dụng cho các đối tượng này và các quyết định xây dựng bổ sung giá tính thuế của Cục trưởng Cục hải quan địa phương được áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:
a. Hàng hoá nhập khẩu không có hợp đồng.
b. Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng nhưng không đủ Điều kiện theo quy định tại Thông tư 08/2002/TT/BTC ngày 23 tháng 1 năm 2003 của Bộ Tài chính.
c. Hàng hoá nhập khẩu theo phương thức khác không phải là mua bán, ví dụ hàng đổi hàng, hàng đổi công lao động.
d. Hàng hoá nhập khẩu có đủ Điều kiện nêu tại Tiết (b) trên đây nhưng mức giá ghi trên hợp đồng thấp hơn 80% so với mức giá tính thuế quy định trong bảng giá ban hành kèm theo Quyết định số 149/2002/QĐ-BTC ngày 9 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, quyết định xây dựng bổ sung giá tính thuế của Cục trưởng Cục hải quan địa phương. Riêng đối với hàng có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi từ 5% trở xuống mà đã được quy định giá tính thuế trong bảng giá của Bộ Tài chính, quyết định giá của Cục hải quan địa phương thì vẫn áp dụng theo quy định tại Điểm này.
2. Đối với các mặt hàng nhập khẩu chưa được quy định giá tính thuế trong các bảng giá của Bộ Tài chính thì Cục hải quan địa phương xây dựng bổ sung giá tính thuế theo quy định tại phần B và phần C dưới đây.
B. Xây dựng và Điều chỉnh giá tính thuế
I. Xây dựng giá tính thuế các mặt hàng chưa được quy định giá tính thuế:
Việc xây dựng giá tính thuế được thực hiện theo các bước sau đây:
1. Xác định mặt hàng xây dựng giá tính thuế.
Căn cứ vào kết quả kiểm hoá và khai báo, xác định rõ tên hàng, các đặc tính cơ bản của hàng hoá, trên cơ sở đó đối chiếu với các bảng giá hiện hành và các quyết định giá của Cục hải quan để xác định hàng nhập khẩu đã hoặc chưa được quy định giá tính thuế, tránh trường hợp mặt hàng đã quy định cụ thể hoặc thuộc khung giá loại khác trong bảng giá, nhưng người khai hải quan cố ý khai báo với tên gọi khác dẫn đến việc xây dựng giá.
Các hàng hoá nhập khẩu sau đây không phải xây dựng giá tính thuế:
- Hàng hoá nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Hàng hoá nhập khẩu làm nguyên liệu vật tư trực tiếp đưa vào sản xuất đủ kinh doanh được áp giá tính thuế theo hợp đồng.
- Hàng hoá nhập khẩu là đối tượng nêu tại các Điểm 1,2,3,4,5,6,7 Mục 1 và Điểm 1,2,3,4,5 Mục II Phần D Thông tư 172/1998/TT/BTC ngày 22 tháng 12 năm 1998 của Bộ Tài chính.
- Hàng có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi từ 5% trở xuống có đủ Điều kiện áp giá tính thuế theo hợp đồng, trừ các mặt hàng máy in vi tính, máy minilab.
- Hàng hoá nhập khẩu thuộc các dự án đầu tư do cấp Bộ trở lên phê duyệt và hồ sơ đủ Điều kiện áp giá tính thuế theo hợp đồng.
2. Chuẩn hoá tên hàng.
Căn cứ vào kết quả kiểm hoá, hợp đồng thương mại và các tài liệu khác (ví dụ catalogue) để xác định tên gọi thông dụng của hàng hoá kèm theo những đặc trưng cơ bản nhất của hàng hoá (ví dụ: model, hàm lượng, công suất v.v..). Tên gọi của hàng hoá trong xây dựng giá sử dụng ngôn ngữ phổ thông.
3. Xác định mức giá.
Mức giá được xác định bằng một trong các phương pháp theo trình tự sau đây và dừng ngay ở phương pháp xây dựng được giá tính thuế.
3.1. Phương pháp 1: Dựa vào giá tính thuế hàng hoá tương tự.
Căn cứ giá tính thuế hàng hoá tương tự đã được quy định trong các bảng giá của Bộ tài chính, quyết định giá ở mỗi Cục hải quan tỉnh, thành phố để xây dựng giá tính thuế cho mặt hàng nhập khẩu mới phát sinh.
Khái niệm hàng hoá tương tự được xác định theo quy định tại Nghị định 60/2002.NĐ/CP ngày 6 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ. Nếu hàng hoá tương tự trong bảng giá không nêu xuất xứ thì không xét tới các tiêu thức này. Không áp dụng khái niệm hàng hoá tương tự đối với khung giá loại khác.
Khi áp dụng phương pháp này mà không có hàng hoá thảo mãn đầy đủ các tiêu thức là hàng hoá tương tự thì có thể vận dụng linh hoạt phương pháp này bằng cách sử dụng giá tính thuế các mặt hàng có các tính năng, tiêu chuẩn, chất lượng, vật liệu gần nhất để xác định giá tính thuế cho mặt hàng cần xây dựng giá sau khi đã tính toán đến sự khác biệt giữa chúng.
3.2. Phương pháp 2: Dựa vào giá chào bán.
Dựa vào giá chào bán trên các tạp chí, sách báo quốc tế, Internet, bán chào giá công khai của người bán để xác định giá tính thuế.
Công thức: Giá tính thuế = 80% x Giá chào bán + 1 + F
Giá chào bán thông thường là cơ sở để đàm phán. Riêng đối với một số ngành hàng, ví dụ xăng dầu thì không tính theo tỷ lệ này (80%) do vậy khi xây dựng giá theo công thức này yêu cầu phải nghiên cứu cụ thể ngành hàng xây dựng giá để quyết định có nhân với tỷ lệ đó hay không.
F là phí vận chuyển tính bằng 15% giá mua (15% x 80% x giá chào bán)
I là phí bảo hiểm tính bằng 0,3% giá mua bao gồm cả phí vận chuyển.
Nếu giá chào bán đã bao gồm I, F thì không phải cộng thêm các chi phí này.
3.3. Phương pháp 3: phương pháp khấu trừ.
Giá tính thuế được xác định từ giá bán trên thị trường nội địa trừ đi các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu.
3.3.1. Giá bán trên thị trường nội địa được thu thập từ các nguồn sau đây:
a. Giá do cơ quan hải quan trực tiếp tiến hành khảo sát tại các cơ sở kinh doanh có tên, địa chỉ rõ ràng trên thị trường. Cán bộ được cử làm nhiệm vụ này phải tiến hành khảo sát ở hai địa Điểm khác nhau và ghi nhận lại các thông tin theo mẫu phiếu khảo sát kèm theo công văn này. Cán bộ khảo sát chỉ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin mà minh thu thập được tại thời Điểm, địa Điểm khảo sát và không được tự ý sửa đổi các thông tin này. Mỗi lần khảo sát phải có hai cán bộ cùng tham gia.
b. Giá chào bán công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo viết, tạp chí, bản tin thị trường trong nước, internets, bản giá chào bán công khai của người bán. Giáo dục hải quan tỉnh, thành phố triển khai xây dựng nguồn thông tin dữ liệu để áp dụng trong phương pháp này và phục vụ kiểm tra sau thông qua.
3.3.2. Từ mức giá đã thu thập phải từ đi các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu để xác định mức giá theo công thức dưới đây:
Giá bán trong nước - Chi phí chung và lợi nhuận
Giá tính thuế = ------------------------------------------------------------
(1 + TSNKUĐ) x (1 + TSGT/TSTTĐB)
Trong đó:
- TSNKUĐ là thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi.
- TSGT/TSTTĐB là thuế suất giá trị gia tăng hoặc thuế suất tiêu thụ đặc biệt.
- Chi phí chung và lợi nhuận được xác định như sau:
+ Nếu giá khảo sát là giá bán ra của người trực tiếp nhập khẩu thì Khoản này chiếm 20% giá bán.
+ Nếu giá khảo sát là giá bán buôn của người mua trong nước thì Khoản này chiếm 25% giá bán.
+ Nếu giá khảo sát là giá bán lẻ thì Khoản này chiếm 30% giá bán.
Đối với các mặt hàng thuộc các chương 84, 85, 87 trong biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, ác mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì Khoản này chiếm 15% giá bán không phụ thuộc vào giá khảo sát là giá bán ra của người nhập khẩu, giá bán buôn hay giá bán lẻ.
Đối với các nhóm hàng thực phẩm, hoa quả, mỹ phẩm khi áp dụng tỷ lệ khấu từ trên đây mà không hợp lý thì Cục hải quan địa phương xác định tỷ lệ khấu trừ hợp lý để xây dựng mức giá phù hợp thực tế đồng thời báo cáo về Tổng cục hải quan xem xét quy định áp dụng thống nhất.
3.4. Dựa vào giá ghi trên hợp đồng.
Khi sử dụng cách xây dựng giá này phải giao cho cán bộ có kinh nghiệm hiểu biết sâu về ngành hàng nghiên cứu kỹ về nguyên vật liệu, phương pháp chế tạo, tính năng, công dụng của hàng hoá, phân tích, đánh giá độ tin cậy của giá ghi trên hợp đồng để đưa ra mức giá, sau đó so sánh mức giá này với mức giá của những mặt hàng gần gũi nhất trong các bảng giá, quyết định giá hiện hành, trên cơ sở đó quyết định mức giá phù hợp. Việc xây dựng giá theo cách này chỉ thực hiện khi không thể xây dựng giá theo các cách trên đây.
4. Kiểm tra mức giá xây dựng trước khi ra quyết định.
Tiến hành so sánh mức giá xây dựng với các mặt hàng có liên quan trong bảng giá, các thông tin liên quan khác (nếu có) nếu thấy bất hợp lý thì rà soát lại các bước xây dựng giá đã thực hiện để xác định mức giá phù hợp với giá nhập khẩu thực tế.
5. Ra quyết định xây dựng giá (theo mẫu gửi kèm công văn này).
II. Điều chỉnh giá thuế
Trong các trường hợp mặt hàng nhập khẩu có giá nhập khẩu thực tế biến động hoặc giá tính thuế quy định trong các bảng giá không phù hợp giá nhập khẩu thực tế, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh, thành phố tiến hành Điều chỉnh (tăng hoặc giảm) giá tính thuế trong phạm vi 10% đối với các mặt hàng đã được quy định trong bảng giá áp dụng đối với các mặt hàng nhà nước không quản lý giá tính thuế và các quyết định giá tính thuế do Cục hải quan địa phương đã ban hành trước đó.
Việc Điều chỉnh giá tính thuế được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Việc Điều chỉnh giá tính thuế một mặt hàng phải có đủ các Điều kiện sau:
a. Có từ 2 lô hàng nhập khẩu của hai người nhập khẩu khác nhau với giá hợp đồng (CIF) chênh lệch cùng cao hơn hoặc cùng thấp hơn quá 20% so với giá tính thuế;
b. Trường hợp Điều chỉnh tăng, trong Khoảng thời gian 45 ngày tính đến ngày Điều chỉnh, lượng hàng hoá nhập khẩu của các lô hàng có giá hợp đồng cao hơn 20% so với giá tính thuế lớn hơn tổng lượng hàng hoá nhập khẩu các lô hàng còn lại.
c. Trường hợp Điều chỉnh giảm, trong Khoảng thời gian 45 ngày tính đến này Điều chỉnh, lượng hàng hoá nhập khẩu của các lô hàng có giá hợp đồng thấp hơn 20% so với giá tính thuế lớn hơn tổng lượng hàng hoá nhập khẩu các lô hàng còn lại.
2. Đối với các Trường hợp Điều chỉnh giá tính thuế 10% vẫn không phù hợp với giá nhập khẩu thực tế thì Cục hải quan các tỉnh, thành phố vẫn ra quyết định Điều chỉnh trong thẩm quyền và lập báo cáo gửi kèm theo quyết định về Tổng cục Hải quan.
Cục hải quan các tỉnh, thành phố thường xuyên ra soát các trường hợp giá nhập khẩu thấp hơn, hoặc cao hơn 20% so với giá tính thuế quy định trong bảng giá để báo cáo về Tổng cục Hải quan tập hợp báo cáo Bộ tài chính xem xét sửa đổi.
3. Cục hải quan các địa phương gửi quyết định Điều chỉnh báo cáo Tổng cục Hải quan ngay sau ngày ra quyết định.
C. Trình tự, thẩm quyền ban hành quyết định giá tính thuế
1. Đối với Chi cục hải quan
1.1. Khi phát sinh mặt hàng nhập khẩu theo hợp đồng thương mại chưa được quy định giá tính thuế, trước hết công chức làm công tác giá phải áp dụng tuần tự phương pháp xác định giá tính thuế dựa vào hàng hoá tương tự, phương pháp dựa vào giá chào bán, nếu không thể xác định được giá tính thuế theo hai phương pháp này thì chuyển sang phương pháp dựa vào giá ghi trên hợp đồng để lập phiếu đề xuất giá trình Chi cục trưởng (hoặc người được uỷ quyền) duyệt và áp dụng trong thời hạn thông quan của lô hàng nhập khẩu đó và các lô hàng nhập khẩu tiếp theo. Cuối ngày làm việc Chi cục hải quan tập hợp các tờ trình giá để ra quyết định áp dụng và báo cáo về Cục hải quan vào sáng ngày làm việc hôm sau.
1.2. Các mặt hàng nhập khẩu không theo hợp đồng thương mại thì giao cho Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu căn cứ các nguyên tắc xác định giá tính thuế hiện hành, tham khảo các thông tin có sẵn để ra quyết định xây dựng giá tính thuế áp dụng ngay cho lô hàng đó và các lô hàng nhập khẩu tiếp theo, báo cáo về Cục hải quan vào sáng ngày làm việc hôm sau.
1.3. Quyết định bổ sung giá tính thuế do Chi cục trưởng ban hành có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Đối với Cục hải quan.
2.1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định giá của Chi cục hải quan, Cục hải quan địa phương phải ra quyết định xây dựng giá tính thuế theo các phương pháp quy định tại Mục II Phần B công văn này.
Trên cơ sở các mức giá xây dựng nếu nghi ngờ có gian lận thương mại qua giá đối với các tờ khai nhập khẩu trước đó thì chuyển bộ phận kiểm tra sau thông quan xử lý.
2.2. Quyết định bổ sung giá tính thuế, quyết định Điều chỉnh giá tính thuế do Cục trưởng Cục hải quan các tỉnh, thành phố ban hành có hiệu lực sau 3 ngày kể từ ngày ký, áp dụng thống nhất trong phạm vi đơn vị mình quản lý và không áp dụng hồi tố đối với các lô hàng nhập khẩu trướng đó.
2.3. Quyết định Điều chỉnh, bổ sung giá tính thuế của các Cục hải quan tỉnh, thành phố sẽ bị chấm dứt hiệu lực thi hành kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan quản lý cấp trên yêu cầu sửa đổi hoặc không chấp nhận.
D. Quy định về chấp nhận chứng minh tính trung thực, khách quan của mức giá ghi trên hợp đồng các mặt hàng nhà nước không quản lý giá tính thuế.
Trường hợp không đồng ý với mức giá tính thuế do cơ quan hải quan đã áp dụng thì người khai hải quan có quyền chứng minh tính trung thực, khách quan của mức giá ghi trên hợp đồng trong thời gian 30 ngày tính từ ngày cơ quan hải quan ra thông báo thuế. Văn bản chứng minh phải nêu rõ nội dung, cách thức chứng minh và gửi kèm bản sao các tài liệu sử dụng để chứng minh, nêu rõ nguồn gốc của chúng.
Đối tượng được chứng minh là các lô hàng nhập khẩu không thuộc danh Mục mặt hàng nhà nước quản lý giá tính thuế có đủ Điều kiện áp giá theo hợp đồng nhưng mức giá không đạt 80% mức giá do Bộ tài chính quy định hoặc mức giá do Cục hải quan tỉnh, thành phố ban hành.
Việc xem xét trả lời nội dung chứng minh của người khai hải quan thuộc thẩm quyền của Cục hải quan tỉnh, thành phố và được thực hiện theo quy định sau đây:
I. Kiểm tra chấp nhận nội dung chứng minh
Cơ quan hải quan kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ, số liệu và tính lôgic của nội dung chứng minh. Đối với các trường hợp chứng minh liên quan đến mức giá do Cục hải quan tỉnh, thành phố xây dựng thì khi xem xét nội dung chứng minh phải kiểm tra lại hồ sơ xây dựng giá cùng với hồ sơ chứng minh của người khai hải quan. Tổng cục yêu cầu Cục trưởng Cục hải quan các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện và tiến hành kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ nội dung này.
1. Người khai hải quan dựa vào giá bán trong nước để chứng minh.
1.1. Nội dung chứng minh: Người khai hải quan chỉ ra giá nhập khẩu ghi trên hợp đồng phải xấp xỉ với giá chứng minh được xác định bừng giá bán trên thị trường trong nước sau khi trừ đi các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu. Giá ghi trên hợp đồng được hiểu là giá đã bao gồm phí vận chuyển và phí bảo hiểm quốc tê.s
Giá chứng minh = Giá bán trong nước - Chi phí phát sinh sau nhập khẩu
Trong đó, chi phí phát sinh sau nhập khẩu bao gồm các Khoản thuế phải nộp trong nước và chi phí chung được phép hạch toán vào giá vốn và lợi nhuận.
1.2. Các tài liệu người khai hải quan phải nộp để chứng minh.
1.2.1. Hoá đơn bán hàng do Bộ tài chính phát hành hoặc cho phép sử dụng ghi rõ tên, địa chỉ của người mua hàng, nếu là cá nhân thì phải ghi rõ họ tên, số chứng minh thư, địa chỉ. Các hoá đơn không đáp ứng được các yêu cầu này thì không được sử dụng để chứng minh.
1.2.2. Các hoá đơn dùng để chứng minh phải có lượng hàng hoá tổng cộng đạt trên 30% lượng hàng hoá nhập khẩu đang xác định giá tính thuế.
1.2.3. Bảng kê các chi phí phát sinh sau khi nhập khẩu được phép hạch toán vào giá vốn.
1.2.4. Các tài liệu, chứng từ khác liên quan đến nội dung chứng minh.
1.3. Căn cứ hồ sơ chứng minh của người khai hải quan, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra các nội dung sau đây:
1.3.1. Kiểm tra giá bán trong nước.
Giá bán trong nước dùng để xác định giá chứng minh là giá bán của hàng hoá nhập khẩu đang chứng minh hoặc hàng hoá nhập khẩu giống hệt, tương tự với hàng hoá đang chứng minh. Đây là giá ghi trên hoá đơn bán hàng do Bộ Tài chính hoặc cho phép sử dụng. Ngày phát hàng hoá đơn bán hàng trong nước không quá 30 ngày trước hoặc sau ngày đăng ký tờ khai lô hàng đang xác định giá tính thuế.
Hàng hoá giống hệt, tương tự được xác định theo quy định tại Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ.
a. Trường hợp giá bán trong nước đã có xác nhận của cơ quan có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật hoặc được đăng tải trên các tạp chí thuộc hệ thống phát hành của Ban Vật giá Chính phủ thì cơ quan hải quan không phải kiểm tra lại các mức giá này.
Nếu mức giá trên đây không phù hợp với hàng hoá nhập khẩu thực tế hay mâu thuẫn với các tài liệu có sẵn của cơ quan hải quan thì từ chối kết quả chứng minh.
b. Ngoài các trường hợp nêu tại Điểm (a) trên đây, cơ quan hải quan phải trực tiếp tiến hành khảo sát giá bán sau khi nhập khẩu làm căn cứ kiểm tra tính chính xác của giá bán trong nước do người khai hải quan đưa ra để chứng minh. Trong trường hợp không khảo sát được giá bán sau khi nhập khẩu thì khảo sát giá bán buôn, nếu không khảo sát được giá bán buôn thì khảo sát giá bán lẻ và quy đổi theo công thức sau đây:
Giá bán sau khi nhập khẩu = Giá bán buôn/110% = Giá bán lẻ/115%
Việc khảo sát được tiến hành khảo sát ở hai địa Điểm khác nhau. Nếu kết quả khảo sát ở hai địa Điểm chênh lệch nhau trong phạm vi 10% thì lấy mức giá thấp hơn, gần nhất với mức giá do người khai hải quan đưa ra chứng minh. Trường hợp kết quả khảo sát chênh lệch nhau quá 10% thì phải khảo sát thêm ở địa Điểm thứ ba để tìm ra hai kết quả khảo sát chênh lệch nhau không quá 10%, nếu không tìm được kết quả khảo sát như vậy thì lấy mức giá thấp hơn, gần nhất với mức giá do người khai hải quan đưa ra chứng minh. Kết quả khảo sát phải ghi cụ thể theo mẫu quy định và kèm theo giấy báo giá.
c. Chấp nhận giá bán trong nước dùng để chứng minh.
Nếu giá bán của người khai hải quan dùng để chứng minh đạt từ 90% trở lên so với mức giá khảo sát sau khi đã quy đổi về cùng cấp độ (sau khi nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ) theo công thức trên đây thì chấp nhận mức giá bán do người khai hải quan đưa ra, trường hợp ngược lại nếu đạt dưới 90% thì từ chối kết quả chứng minh.
Riêng đối với mặt hàng ô tô xe máy thì mức giá bán trong nước của người khai hải quan dùng để chứng minh phải đạt từ 95% trở lên so với giá thu trước bạ của cơ quan thuế nội địa nơi hàng hoá được bán hoặc nơi người nhập khẩu đóng trụ sở.
1.3.2. Kiểm tra các Khoản chi phí khấu trừ:
Việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí khấu từ phải dựa trên các quy định về kế toán tài chính hiện hành, trên nguyên tắc chỉ các chi phí được phép hạch toán vào giá vốn mới được khấu trừ. Cục hải quan tỉnh thành phố tổ chức tập huấn về chế độ kế toán tài chính doanh nghiệp, nghiệp vụ cơ bản về thuế nội địa cho công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giá.
Đối với các ngành hàng thông thường, tổng các chi phí khấu từ không kể các Khoản thuế phải nộp không vượt quá 20% giá bán thì chấp nhận các chi phí đưa ra. Đối với một số khách hàng cụ thể thì cho phép tỷ lệ này có thể cao hơn nhưng không vượt quá 25% giá bán, bao gồm các ngành hàng thuộc các chương 6,7,8,10,11 của Biểu thuế suất thuế nhập khẩu.
1.4.3. Kiểm tra sự phù hợp của giá chứng minh và giá ghi trên hợp đồng.
Nếu mức giá ghi trên hợp đồng đạt từ 80% trở lên so với mức giá chứng minh được xác định theo công thức trên đây thì chấp nhận giá hợp đồng kinh tế.
2. Người khai hải quan sử dụng các chứng minh giá ghi trên hợp đồng tương đương với giá tính thuế của hàng hoá tương tự trong bảng giá của Bộ tài chính quyết định giá của Cục hải quan địa phương.
Khi người khai hải quan chỉ ra hàng hoá nhập khẩu tương tự với hàng hoá đã được quyết định trong bảng giá, quyết định giá trước đó thì cơ quan hải quan phải căn cứ kết quả kiểm hoá, hợp đồng và tờ khai hải quan để xác định hàng hoá đó có phải là tương tự không, sau đó kiểm tra mức giá ghi trên hợp đồng nếu đạt từ 80% trở lên so với giá tính thuế thì chấp nhận giá hợp đồng để tính thuế.
3. Người khai hải quan sử dụng cách chứng minh khác.
Trường hợp người khai hải quan sử dụng cách chứng minh khác bằng cách chỉ ra giá ghi trên hợp đồng tương đương với giá chào bán công khai của người xuất khẩu trên các phương tiên thông tin đại chúng như internet, sách báo, tạp chí, bản tin giá cả thì phải xuất trình các tài liệu bằng chứng liên quan đến các thông tin đó.
Công thức xác định giá chứng minh:
Giá chứng minh = 90% x Giá chào bán + Phí vận chuyển + Phí bảo hiểm
Cơ quan hải quan phải kiểm tra nguồn gốc, tính minh bạch, độ tin cậy của các thông tin do người khai hải quan cung cấp. Nếu giá ghi trên hợp đồng đạt từ 90% trở lên so với mức giá chứng minh thì chấp nhận giá hợp đồng để tính thuế.
II. Các trường hợp từ chối kết quả chứng minh
Ngoài các trường hợp từ chối kết quả chứng minh nêu tại Mục B trên đây, các trường hợp sau đây cơ quan hải quan từ chối kết quả chứng minh:
1. Cơ quan hải quan dựa vào dữ liệu sẵn có chỉ ra từ hai lô hàng giống hệt hoặc tương tự có số lượng tương đương (từ 70% trở lên so với lô hàng đang chứng minh) nhập khẩu trong vòng 30 ngày trước hoặc sau ngày đăng ký tờ khai có mức giá ghi trên hợp đồng cao hơn mức giá của lô hàng đang chứng minh trên 20%. Đối với trường hợp chỉ tìm được một lô hàng như vậy thì phải kiểm tra kỹ trước khi bác bỏ chấp nhận nội dung chứng minh.
2. Cơ quan hải quan chỉ ra trong văn bản chứng minh của người khai hải quan có những mâu thuẫn.
3. Chứng minh, bằng chứng người khai hải quan đưa ra không hợp pháp, hợp lệ.
4. Giá ghi trên hợp đồng thấp hơn 80% giá chào bán công khai của người xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập được;
5. Người xuất khẩu xác nhận giá ghi trên hợp đồng là không trung thực.
6. Theo kết quả Điều tra của cơ quan hải quan tên, địa chỉ, số điện thoại của người xuất khẩu không có thật hoặc không đúng như trong tờ khai hải quan.
7. Theo kết quả Điều tra của cơ quan hải quan tên, địa chỉ, số điện thoại của người mua trong nước không đúng như nội dung chứng minh hoặc việc mua bán không có thật.
8. Theo yêu cầu hợp tác của hải quan Việt Nam, cơ quan hải quan nước xuất khẩu hoặc đại diện thương mại Việt Nam ở nước xuất khẩu xác nhận giá ghi trên hợp đồng không phù hợp với giá giao dịch thực tế.
9. Người khai hải quan không xuất trình được các chứng từ, tài liệu cần thiết trực tiếp liên quan đến việc mua bán để chứng minh tính trung thực, khách quan của giá ghi trên hợp đồng theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
III. Báo cáo việc giải quyết đơn chứng minh giá
Kết quả xem xét chứng minh báo cáo về Tổng cục Hải quan định kỳ 15 ngày/lần theo mẫu gửi kèm theo công văn này.
Đ. Tổ chức thực hiện
1. Công văn này thay thế công văn số 6436/TCHQ-KTTT ngày 19 tháng 12 năm 2002 và công văn số 1036/TCHQ-KTTT ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Tổng cục Hải quan và áp dụng sau 10 ngày kể từ ngày ký.
2. Nhận được công văn này, yêu cầu Cục trưởng Cục hải quan các tỉnh, thành phố liên tỉnh khẩn trương tổ chức thực hiện, tập huấn quán triệt cho cán bộ có liên quan hiểu rõ và thực hiện thống nhất. Trường hợp các Cục hải quan cần hướng dẫn thêm cho các Chi cục thì gửi dự thảo về Tổng cục Hải quan xem xét trước khi ban hành.
3. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc yêu cầu báo cáo về Tổng cục Hải quan xem xét giải quyết.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN |
TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC HẢI QUAN Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
................, ngày ...... tháng ..... năm 200.....
BÁO CÁO GIÁ HỢP ĐỒNG THẤP HƠN 80% SO VỚI GIÁ TÍNH THUẾ
STT | Tờ khai NK | Tên hàng | Đơn vị tính | Giá hợp đồng | Giá tính thuế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CỤC TRƯỞNG
Ghi chú: đơn vị nào đã có chương trình phần mềm GTT22 thì sử dụng mẫu trong chương trình này
TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC HẢI QUAN --------- Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
Số ......../.........
..................., ngày ..... tháng ..... năm 200.....
V/v:
QUYẾT ĐỊNH CỦA.......
V/v: Điều chỉnh giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu không thuộc danh Mục mặt hàng
nhà nước quản lý giá tính thuế, không đủ Điều kiện áp giá theo giá ghi trên hợp đồng
CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN.....
- Căn cứ Quyết định số 149/2002/QĐ-BTC ngày 9 tháng 11 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành bảng giá tính thuế các mặt hàng nhà nước không quản lý giá tính thuế không đủ Điều kiện áp giá tính thuế theo hợp đồng.
- Căn cứ công văn số ................. của ................ về việc hướng dẫn một số nội dung về giá tính thuế.
- Theo đề nghị của ............
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Điều chỉnh giá tính thuế các mặt hàng sau đây (hoặc theo danh Mục kèm theo quyết định) để áp dụng đối với các trường hợp nhập khẩu không đủ Điều kiện áp giá tính thuế theo hợp đồng:
STT | Mã số | Tên hàng | Đơn vị tính | Số quyết định, cơ quan ban hành | Giá tính thuế hiện hành | Giá tính thuế Điều chỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày...
Điều 3. Các ông...chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC HẢI QUAN --------- Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
Số ......../.......
................., ngày ..... tháng ..... năm 200.....
V/v:
QUYẾT ĐỊNH CỦA.......
V/v: ban hành bổ sung giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu
không đủ Điều kiện áp giá tính thuế theo hợp đồng
Cục trưởng Cục hải quan........................ (Chi cục trưởng.....)
- Căn cứ Quyết định số 149/2002/QĐ-BTC ngày 9 tháng 11 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành bảng giá tính thuế các mặt hàng nhà nước không quản lý giá tính thuế không đủ Điều kiện áp giá tính thuế theo hợp đồng.
- Căn cứ công văn số ................. của ................ về việc hướng dẫn một số nội dung về giá tính thuế.
- Theo đề nghị của ............
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành giá tính thuế các mặt hàng sau đây (hoặc theo danh Mục kèm theo quyết định) để áp dụng đối với các trường hợp nhập khẩu không đủ Điều kiện áp giá tính thuế theo hợp đồng:
STT | Mã số | Tên hàng kèm theo các đặc trưng cơ bản | Đơn vị tính | Giá tính thuế (USD) |
|
|
|
|
|
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày...
Điều 3. Các ông........................................... chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
(thủ trưởng đơn vị)
(Ghi chú: Để thuận lợi cho việc kiểm tra và tra cứu, hệ thống các quyết định giá tính thuế được đánh số riêng)
TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC HẢI QUAN Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
Số ......../.......
................., ngày ..... tháng ..... năm 200.....
V/v:
QUYẾT ĐỊNH CỦA.......
Họ tên cán bộ khảo sát, đơn vị công tác:
1.
2.
Kết quả khảo sát dưới đây phục vụ cho Mục địch
+ Xây dựng giá tính thuế.
+ Kiểm tra mức giá do người khai hải quan đưa ra chứng minh tính trung thực của mức giá khai báo
Đơn vị khảo sát, địa chỉ |
|
|
Thời gian khảo sát |
|
|
Tên hàng hoá cần khảo sát |
| |
Tên hàng hoá khảo sát |
|
|
Đơn giá |
|
|
Cấp độ thương mại |
|
|
Các ghi chép khác:
Cán bộ khảo sát thứ nhất Cán bộ khảo sát thứ nhất
(ký tên) (ký tên)
TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC HẢI QUAN... Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
CHI CỤC HẢI QUAN...
PHIẾU ĐỀ XUẤT GIÁ
1. Phần dành cho cán bộ đề xuất giá:
Tên mặt hàng phát sinh cần xây dựng giá:
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Tờ khai nhập khẩu số: .............................................................................................................................
Mức giá hợp đồng:....................................................................................................................................
Mức giá đề xuất:........................................................................................................................................
Cơ sở đề xuất:.............................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Cán bộ đề xuất (ký, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm đề xuất):
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
II. Phần dành cho Lãnh đạo chi Cục:
Yêu cầu kiểm tra lại (ghi rõ nội dung cần kiểm tra - trường hợp phải đề xuất lại thì phải lưu cùng bản đề xuất được duyệt)
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Duyệt của Lãnh đạo Chi cục (ký, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm duyệt đề xuất)
Ghi chú: bản đề xuất được thành lập thành 2 bản: 1 bản lưu cùng tờ khai nhập khẩu, 1 bản lưu cùng quyết định xây dựng giá tính thuế
TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC HẢI QUAN... Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
..................., ngày ..... tháng ..... năm 200.....
BÁO CÁO CHẤP NHẬN CHỨNG MINH
Tên mặt hàng chứng minh
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Tờ khai nhập khẩu số:
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Nội dung chứng minh của chủ hàng
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Phần kiểm tra các nội dung chứng minh và thuyết minh về việc chấp nhận chứng minh theo các nội dung quy định của Tổng cục Hải quan (kèm theo phiếu khảo sát giá trên thị trường, tài liệu khác)
Cán bộ đề xuất chấp nhận chứng minh (ký, ghi rõ họ tên)
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Lãnh đạo phòng nghiệp vụ hoặc phòng giá duyệt (ký, ghi rõ họ tên)
LÃNH ĐẠO CỤC DUYỆT
(ký, ghi rõ họ tên)