Công văn 319/UB

Công văn số 319/UB về việc tăng cường quản lý tiền tệ, đầy mạnh sản xuất do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Công văn 319/UB tăng cường quản lý tiền tệ, đầy mạnh sản xuất đã được thay thế bởi Quyết định 6728/QĐ-UB-NC bãi bỏ văn bản pháp luật tài chính ngân hàng giá thuế hết hiệu lực do UBND thành phố ban hành từ 02/7/1976 đến 31/12/1996 và được áp dụng kể từ ngày 14/12/1998.

Nội dung toàn văn Công văn 319/UB tăng cường quản lý tiền tệ, đầy mạnh sản xuất


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 319/UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 2 năm 1978

 

Kính gửi:

- Các Sở, Ban, Ngành
- Ủy ban Nhân dân các quận, huyện thuộc thành phố

 

Để chấp hành nghiêm chỉnh:

Chỉ thị số 147-TTg ngày 28-3-1977 của Thủ tướng Chánh phủ về việc tập trung nguồn hàng trong tay Nhà nước, tiến hành phân phối theo kế hoạch, tăng cường quản lý thu chi tiền mặt và thu chi tài chánh tại các tỉnh phía Nam;

Nghị quyết số 145-CP ngày 6-6-1977 của Hội đồng Chánh phủ về việc tăng cường quản lý nguồn hàng, quản lý thu chi tài chánh và tiền mặt, ra sức phấn đấu ổn định thị trường và đời sống nhân dân;

Và chỉ thị số 09/CT-UB ngày 10-2-1978 của Ủy ban Nhân dân thành phố về việc tăng cường quản lý thị trường, quản lý hàng hóa, quản lý tiền tệ và quản lý giá cả,

Ủy ban Nhân dân thành phố quy định một số điểm sau đây cần thực hiện:

1. – Trong hoàn cảnh khó khăn này, cần thống nhất nhận định: cần tập trung tiền mặt và hàng vào tay Nhà nước là để quản lý và thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết dần đời sống của cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân, chớ nhất thiết không thể vì tập trung quản lý mà để ảnh hưởng khó khăn đến sản xuất. Chi tiền mặt cần có thứ tự ưu tiên, chi trước những khoản cần cho đời sống như: lương, thu mua lương thực, thực phẩm, những thứ cần cho sản xuất như nguyên vật liệu chủ yếu, hoãn chi những thứ chưa thật cần, nhất là việc mua sắm, tiêu dùng, trang trí, v.v…

2. – Phải kiên quyết đi vào kế hoạch hóa việc chi tiêu tiền mặt theo thứ tự ưu tiên, do thủ trưởng đề nghị. Các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận, huyện, từ nay đến hết tuần đầu của tháng 3 năm 1978, phải xây dựng xong, gửi đến Ủy ban Nhân dân thành phố kế hoạch chi tiền mặt năm 1978, trước mắt là kế hoạch quý I/78 để Ủy ban Nhân dân thành phố xét duyệt. Đây là một đòi hỏi chuyển biến mới để tăng cường công tác quản lý. Trong hoàn cảnh khó khăn, có đưa việc chi tiêu tiền mặt vào kế hoạch được xét duyệt kỹ, có cân nhắc, đối chiếu giá cả, có quy thứ tự ưu tiên mới giải quyết được việc tập trung chi cho nhu cầu sản xuất và đời sống; mặt khác, tăng cường quản lý chi tiêu tiền mặt sẽ thúc đẩy và góp phần vào công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa.

 Ủy ban Nhân dân thành phố sẽ không giải quyết những đề nghị chi tiền của các cơ sở trực thuộc sở, ban, ngành, quận, huyện không thông qua kế hoạch chung đã được trình xét duyệt. Kế hoạch của các nơi có thể chưa đầy đủ nhưng cũng là cơ sở để giải quyết khó khăn chung.

3. – Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ định cán bộ các ngành sau đây thành lập một tổ nghiên cứu đề xuất cho Ủy ban xét duyệt quản lý chi tiêu tiền mặt, giúp nghiên cứu, cân nhắc, cân đối khả năng tiền, xem xét giá cả để trình Ủy ban ý kiến xét duyệt kế hoạch chi tiền mặt của các nơi. Thành phố tổ chức nghiên cứu đề xuất cho Ủy ban xét duyệt quản lý chi tiêu tiền mặt gồm:

Đồng chí Lê An Thành chuyên viên khối tài mậu Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố làm Tổ trưởng,

1 đồng chí Phó Giám đốc Ngân hàng thành phố,

1 đồng chí Phó Giám đốc Sở Tài chánh,

1 đồng chí Phó Giám đốc Công ty Vật tư tổng hợp,

1 đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch thành phố,

1 đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá.

Tổ nghiên cứu đề xuất cho Ủy ban xét duyệt việc quản lý chi tiêu tiền mặt, nghiên cứu việc chi tiền mặt, hàng tuần họp hai buổi để nghiên cứu phân tích các kế hoạch chi tiền mặt, trước mắt các đề nghị về chi tiền mặt từ Tết đến nay do đồng chí Tổ trưởng chuẩn bị trình trong tổ thảo luận, kết luận của tổ phải được tổng hợp và trình Ủy ban Nhân dân thành phố xem xét quyết định để cho thi hành giữa hai kỳ họp. Đồng chí Tổ trưởng sẽ trao đổi và đề nghị ngày họp hàng tuần. Cuộc họp đầu tiên sẽ tiến hành vào sáng thứ tư 1-3-1978.

Trên đây là một số điểm cần thực hiện để tăng cường quản lý tiền tệ, đầy mạnh sản xuất. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, đề nghị phản ảnh lên Ủy ban Nhân dân thành phố nghiên cứu giải quyết.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đình Nhơn

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 319/UB

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu319/UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành25/02/1978
Ngày hiệu lực25/02/1978
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 14/12/1998
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 319/UB

Lược đồ Công văn 319/UB tăng cường quản lý tiền tệ, đầy mạnh sản xuất


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 319/UB tăng cường quản lý tiền tệ, đầy mạnh sản xuất
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu319/UB
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýLê Đình Nhơn
                Ngày ban hành25/02/1978
                Ngày hiệu lực25/02/1978
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 14/12/1998
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Công văn 319/UB tăng cường quản lý tiền tệ, đầy mạnh sản xuất

                    Lịch sử hiệu lực Công văn 319/UB tăng cường quản lý tiền tệ, đầy mạnh sản xuất