Công văn 4448/TC-QLCS

Công văn số 4448/TC-QLCS về việc hướng dẫn xử lý một số vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng do Bộ Tài chính ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 4448/TC-QLCS hướng dẫn xử lý vướng mắc công tác đền bù, giải phóng mặt bằng


BỘ TÀI CHÍNH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 4448/TC-QLCS
V/v hướng dẫn xử lý một số vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng

Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 1999

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Qua thực tế triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng tại các Bộ, ngành, địa phương theo Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và Thông tư số 22/1998/NĐ-CP">145/1998/TT-BTC ngày 4/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này, đã phát sinh một số vướng mắc trong quá trình triển khai. Để thống nhất xử lý các vướng mắc này, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:

1. Về điều kiện được đền bù thiệt hại về đất

Người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại về đất phải có một trong các điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ.

- Trường hợp đất đã sử dụng ổn định trước ngày 08/01/1998 được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận quy định tại điểm a khoản 6 Điều này phải là đất mà tại thời điểm sử dụng không vi phạm quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã công bố; hoặc không vi phạm hành lang bảo vệ công trình, không chiếm đất trái phép.

- Trường hợp người sử dụng đất có các giấy tờ quy định tại điểm d hoặc điểm đ khoản 6 Điều này, nếu tại thời điểm mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn thì phải được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận lại việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

2. Về giá đất tính đền bù thiệt hại

- Giá đất tính đền bù thiệt hại là giá đất tính theo khả năng sinh lợi đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế ở địa phương đối với các loại đất khác;

- Giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành đã phù hợp với giá đất tính theo khả năng sinh lợi và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở địa phương thì áp dụng giá đất này để tính đền bù thiệt hại;

- Trường hợp khi xác định giá đất tính đền bù thiệt hại không vận dụng được hai phương pháp trên, thì phải xác định hệ số K để tính giá đất đền bù thiệt hại cho phù hợp;

Căn cứ vào phương pháp xác định hệ số K được hướng dẫn tại Phần A Thông tư số 22/1998/NĐ-CP">145/1998/TT-BTC ngày 4/11/1998 của Bộ Tài chính; Khi xác định năng suất để tính giá trị sản lượng đối với đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, năng suất được quy theo đất trồng lúa có tham khảo năng suất khi phân hạng đất tính thuế, đối với đất trồng cây lâu năm là năng suất trung bình của cây trồng chính có tham khảo năng suất khi phân hạng đất tính thuế.

- Trường hợp giá đất tính đền bù thiệt hại đối với đất được quy hoạch để xây dựng đô thị nhưng chưa có cơ sở hạ tầng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ cũng được xác định tương tự theo Khoản 3 Mục II Phần A Thông tư số 22/1998/NĐ-CP">145/1998/TT-BTC ngày 4/11/1998 của Bộ Tài chính.

3. Về chi phí đầu tư vào đất của người sử dụng đất tạm mượn, đất tạm giao, đất thuê, đất nhận đấu thầu

Người sử dụng đất tạm mượn, đất tạm giao, đất thuê, đất nhận đấu thầu thì không được đền bù thiệt hại về đất, nhưng được đền bù chi phí đã đầu tư vào đất (nếu có), bao gồm: tiền đền bù thiệt hại về đất, san lấp mặt bằng và một số chi phí đầu tư khác, chi phí cải tạo đất đối với đất nông nghiệp, tiền thuê đất, tiền đấu thầu đất trả trước cho các năm sử dụng đất còn lại, kể từ ngày quyết định thu hồi đất có hiệu lực. Đối với các công trình gắn liền với đất như: hệ thống tưới tiêu, công trình hạ tầng và các công trình khác được đền bù về tài sản theo quy định, không được tính là chi phí đầu tư vào đất.

4. Về hỗ trợ cho người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Điều 19 Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ

Đối với nhà cao tầng nhiều hộ ở, thì mức hỗ trợ cho mỗi hộ được tính theo diện tích nhà đang thuê; đối với nhà cao tầng một hộ ở, thì mức hỗ trợ được tính theo diện tích đất xây dựng của nhà đang thuê.

5. Về hỗ trợ chi phí đào tạo theo khoản 4 Điều 25 Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ

Trong trường hợp một hộ bị thu hồi từ 30% đến 50% diện tích đất nông nghiệp được giao thì được 01 suất hỗ trợ; từ trên 50% - 70% thì được 02 suất hỗ trợ; trên 70% thì được hỗ trợ cho tổng số lao động nông nghiệp trong độ tuổi có tên trong sổ hộ khẩu của hộ đó. Mức chi đào tạo cho 1 suất hỗ trợ do UBND cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế của địa phương.

6. Về trách nhiệm của đại diện những người bị thu hồi đất tham gia hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng

Đại diện cho những người bị thu hồi đất phải là người am hiểu pháp luật và được UBND xã, phường giới thiệu. Người đại diện có trách nhiệm: giám sát việc xác định đối tượng đền bù thiệt hại về đất về tài sản và việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo công bằng, hợp lý; Vận động những người bị thu hồi đất thực hiện di chuyển giải phóng mặt bằng đúng tiến độ; Phản ánh trung thực với Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng về ý kiến của người bị thu hồi đất.

Đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các tổ chức đoàn thể Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng theo đúng quy định của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ, Thông tư số 22/1998/NĐ-CP">145/1998/TT-BTC ngày 4/11/1998 của Bộ Tài chính và hướng dẫn xử lý một số vướng mắc tại văn bản này.

Đối với Tổng công ty 91 có dự án đầu tư bằng nguồn vốn của ngân sách Trung ương, trước khi tình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt Phương án đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng, chủ dự án phải báo cáo Bộ Tài chính để tham gia ý kiến theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ và hướng dẫn tại mục II phần C Thông tư số 22/1998/NĐ-CP">145/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Cục quản lý công sản) để hướng dẫn giải quyết.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tổ chức Trung ương của các đoàn thể;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc BTC;
- Sở Tài chính- VG, Cục Đầu tư và PT, Kho bạc NN các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Lưu VP, QLCS (TH+HT).

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Kim Ngân

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 4448/TC-QLCS

Loại văn bản Công văn
Số hiệu 4448/TC-QLCS
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 04/09/1999
Ngày hiệu lực 04/09/1999
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 4448/TC-QLCS hướng dẫn xử lý vướng mắc công tác đền bù, giải phóng mặt bằng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Công văn 4448/TC-QLCS hướng dẫn xử lý vướng mắc công tác đền bù, giải phóng mặt bằng
Loại văn bản Công văn
Số hiệu 4448/TC-QLCS
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành 04/09/1999
Ngày hiệu lực 04/09/1999
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 16 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được căn cứ

Văn bản hợp nhất

Văn bản gốc Công văn 4448/TC-QLCS hướng dẫn xử lý vướng mắc công tác đền bù, giải phóng mặt bằng

Lịch sử hiệu lực Công văn 4448/TC-QLCS hướng dẫn xử lý vướng mắc công tác đền bù, giải phóng mặt bằng

  • 04/09/1999

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 04/09/1999

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực