Công văn 4904/BGDĐT-TTr

Công văn 4904/BGDĐT-TTr năm 2014 hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2014 - 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 4904/BGDĐT-TTr 2014 hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2014-2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4904/BGDĐT-TTr
V/v Hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2014 - 2015

Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2014

 

Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo

Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 18/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014 - 2015, Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2014 - 2015 đối với sở GD&ĐT như sau:

I. NHIỆM VỤ CHUNG

1. Tăng cường tuyên truyền, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng chống tham nhũng; trong đó tập trung vào Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục (Nghị định số 42), Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 05/12/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục (Thông tư số 39).

2. Tiếp tục kiện toàn tổ chức, biên chế Thanh tra sở trên cơ sở Nghị định số 42, đảm bảo số lượng và cơ cấu để hoàn thành nhiệm vụ được giao; nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục.

3. Đổi mới mạnh mẽ hoạt động thanh tra theo Nghị định số 42, Thông tư số 39, tập trung thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; đổi mới thanh tra thi tốt nghiệp trung học phổ thông; tăng cường thanh tra các vấn đề bức xúc trong dư luận, hoạt động giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học theo phân cấp tại Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; xử lý sai phạm (nếu có) kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.

4. Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

5. Phối hợp giữa thanh tra và kiểm tra; phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan, tổ chức có liên quan trong hoạt động thanh tra; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Công tác kiện toàn tổ chức thanh tra

a) Rà soát, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Sở GD&ĐT theo Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật tiếp công dân và các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của các luật trên; Nghị định số 42 và các quy định khác có liên quan;

b) Phối hợp với Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) trình Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh phê duyệt biên chế công chức Thanh tra sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được quy định tại Nghị định số 42; bổ nhiệm, nâng ngạch các chức danh thanh tra theo quy định; thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong Thanh tra sở theo Thông tư số 1680/2009/TT-TTCP ngày 17/7/2009 của Thanh tra Chính phủ. Hạn chế việc chuyển thanh tra viên khỏi ngạch thanh tra;

c) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục (CTVTT); công nhận và cấp thẻ CTVTT; xây dựng mạng lưới CTVTT đủ tiêu chuẩn theo quy định, đảm bảo chất lượng (không xây dựng cơ cấu CTVTT theo môn học).

2. Hoạt động thanh tra

a) Thanh tra hành chính

Thực hiện theo hướng dẫn của Thanh tra tỉnh, thanh tra hành chính đối với các đơn vị trực thuộc sở theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định số 42. Trong đó, tập trung vào một số nội dung như sau:

- Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục, pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, tiếp công dân, phòng chống tham nhũng;

- Việc thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, người học;

- Công tác xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất; công tác quản lý tài chính, tài sản; thực hiện các quy định về công khai trong các cơ sở giáo dục.

b) Thanh tra chuyên ngành

Đối tượng thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 42 và Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 39.

Nội dung thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 42 và Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư số 39.

Trong đó, tập trung vào một số nội dung sau:

- Thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020;

- Công tác quản lý hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non và việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi;

- Việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế đào tạo, quy chế tuyển sinh, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục;

- Công tác mua sắm, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông;

- Công tác quản lý dạy thêm học thêm; các khoản thu, chi phục vụ người học trong năm học;

- Việc tổ chức tư vấn du học và các hoạt động giáo dục của tổ chức, cá nhân trên địa bàn;

- Công tác tuyển sinh, liên kết đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp theo thẩm quyền.

3. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng

a) Tập trung rà soát, phân loại các vụ việc để giải quyết theo thẩm quyền, giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, không để tình trạng khiếu nại vượt cấp, đông người. Các vụ việc không thuộc thẩm quyền phải hướng dẫn cụ thể để công dân thực hiện khiếu nại, tố cáo đến đúng cơ quan có thẩm quyền.

b) Các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục bố trí địa điểm tiếp công dân, công khai lịch, nội quy tiếp công dân; phải có sổ theo dõi tiếp công dân và thực hiện đúng quy trình tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân, Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tiếp công dân, Thông tư số 07/2011/TT-TCTP ngày 28/7/2011 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn quy trình tiếp công dân.

c) Thực hiện phòng chống tham nhũng qua việc tổ chức thực hiện kê khai thu nhập và tài sản cá nhân trong đơn vị; thực hiện chuyển đổi vị trí công tác; thực hiện quy chế dân chủ; thực hiện công khai, minh bạch trong xây dựng kế hoạch, kết quả công tác, thu nhập, tăng lương, đi học, khen thưởng và các quyền lợi khác.

d) Tiếp tục triển khai việc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức quán triệt Hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2014 - 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

2. Ban hành Kế hoạch thanh tra năm học 2014 - 2015 phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; Bố trí kinh phí thanh tra năm học 2014 - 2015 đáp ứng yêu cầu thanh tra và trưng tập cộng tác viên thanh tra của Thanh tra sở.

3. Đảm bảo đủ lực lượng, cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí cho hoạt động thanh tra; thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ đối với cộng tác viên thanh tra giáo dục theo quy định tại Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 và các văn bản pháp luật có liên quan.

4. Tổ chức đoàn thanh tra

Tùy theo điều kiện về thời gian và tính chất công việc, nội dung thanh tra, tổ chức các đoàn thanh tra theo hướng sau đây:

- Mỗi đợt thanh tra lựa chọn một hoặc một số nội dung, có thể bố trí thành một hoặc nhiều đoàn thanh tra;

- Mỗi đoàn thanh tra bố trí số thành viên phù hợp với nội dung và thời gian thanh tra; trưởng đoàn thanh tra là lãnh đạo sở hoặc lãnh đạo Thanh tra sở (trường hợp thanh tra chuyên ngành các đơn vị thuộc quản lý của phòng GD&ĐT thì trưởng đoàn thanh tra có thể lãnh đạo các phòng chuyên môn của sở, lãnh đạo phòng GD&ĐT); thành viên đoàn thanh tra là thanh tra viên và CTVTT (cán bộ quản lý, công chức, viên chức phòng ban của sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT và cơ sở giáo dục) phù hợp đối tượng thanh tra.

5. Quy trình thanh tra: Thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 39. Lưu ý việc công khai kết luận thanh tra, lưu hồ sơ thanh tra, đôn đốc thực hiện kiến nghị trong kết luận thanh tra theo quy định.

6. Phối hợp với Thanh tra tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Thanh tra huyện xây dựng kế hoạch và thực hiện thanh tra hành chính đối với cơ sở giáo dục theo thẩm quyền; tránh chồng chéo với kế hoạch thanh tra của sở GD&ĐT.

7. Hướng dẫn phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác kiểm tra thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước do UBND huyện giao; tránh chồng chéo với kế hoạch thanh tra của sở GD&ĐT và kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện.

8. Chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai công tác kiểm tra nội bộ trường học.

9. Chế độ báo cáo

a) Báo cáo định kỳ: Báo cáo sơ kết công tác thanh tra học kỳ I trước ngày 21/01/2015; báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm học và kết quả thực hiện chỉ tiêu công tác thanh tra năm học 2014 - 2015 trước ngày 15/6/2015; báo cáo việc công khai kết luận thanh tra và gửi kèm kết luận thanh tra.

b) Báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.

Mọi phản ánh, báo cáo gửi về Bộ GD&ĐT qua Thanh tra Bộ, số 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội. (Điện thoại: 0436 231 285; FAX: 0438 684 763; Email: [email protected])./.

 

 

Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Thanh tra Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo thực hiện);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để chỉ đạo thực hiện);
- Các đơn vị thuộc Bộ (để thực hiện);
- Thanh tra tỉnh (để phối hợp);
- Website Bộ GD&ĐT;
- Lưu: VT, TTr.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Mạnh Hùng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 4904/BGDĐT-TTr

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu4904/BGDĐT-TTr
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/09/2014
Ngày hiệu lực10/09/2014
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Giáo dục
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật10 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 4904/BGDĐT-TTr

Lược đồ Công văn 4904/BGDĐT-TTr 2014 hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2014-2015


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 4904/BGDĐT-TTr 2014 hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2014-2015
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu4904/BGDĐT-TTr
                Cơ quan ban hànhBộ Giáo dục và Đào tạo
                Người kýPhạm Mạnh Hùng
                Ngày ban hành10/09/2014
                Ngày hiệu lực10/09/2014
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Giáo dục
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật10 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Công văn 4904/BGDĐT-TTr 2014 hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2014-2015

                  Lịch sử hiệu lực Công văn 4904/BGDĐT-TTr 2014 hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2014-2015

                  • 10/09/2014

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 10/09/2014

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực