Công văn 5663/UBND-TM

Công văn 5663/UBND-TM thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 5663/UBND-TM thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5663/UBND-TM
V/v triển khai thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 11 năm 2012

 

Kính gửi:

- Cục Hải quan thành phố;
- Sở Công Thương;
- Sở Tài chính;
- Kho bạc Nhà nước thành phố;
- Công an thành phố;
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành ph;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
- Sở Giao thông Vận tải;
- Ủy ban nhân dân các quận - huyện.

Thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xut, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan. Nhằm bảo đảm hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan tuân thủ đúng quy định; phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi vi phạm, Ủy ban nhân dân thành phchỉ đạo Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức rà soát các văn bản quy định hiện hành, kiến nghị sửa đổi, b sung các nội dung không phù hợp và triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn có liên quan:

1.1- Cục Hải quan thành phố, Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Giao thông Vận tải: tổ chức rà soát các văn bản quy định hiện hành, đề xuất sửa đổi bổ sung các nội dung không phù hợp; nghiên cứu, tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản hướng dẫn đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan trong phạm vi qun lý của từng Sở ngành, từng đơn vị theo nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

1.2- S Tài chính:

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố đề xuất Bộ Tài chính cơ chế về mức thu phí phù hợp đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan để tăng cường nguồn thu ngân sách, đầu tư trở lại, nâng cấp đường giao thông, luồng lạch, bến bãi, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự tại các cửa khẩu. Phối hợp chặt chẽ với Cục Hải quan thành phố trong việc xử lý các lô hàng tạm nhập tái xuất vắng chủ, tổ chức thanh lý, bán đấu giá hàng hóa vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước.

- Là đơn vị chủ tài khoản tiền gửi ký quỹ đặt cọc do các thương nhân nộp ký quỹ theo quy định. Phối hợp cùng Cục Hải quan thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức và quản lý số tiền ký quỹ của thương nhân để tiêu hủy hàng hóa đối vi hàng hóa vi phạm các quy định điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định phải tiêu hủy.

1.3- Kho bạc Nhà nước: thực hiện xuất tin đặt cọc của thương nhân từ tài khoản tiền gửi theo lệnh của Chủ tài khoản để tiêu hủy hàng hóa vi phạm các quy định điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất.

1.4- Sở Công Thương:

- Phối hợp với Cục Hải quan thành phố, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố đxuất các cửa khẩu, tuyến đường có khả năng cho phép hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đi qua, đảm bảo công tác quản lý Nhà nước chặt chẽ, chống gian lận thương mại và chuyển tải bất hp pháp.

- Đề xuất Bộ Công thương quy định điều kiện kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt như: rượu, bia, thuốc lá điếu, xì gà; hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất theo giấy phép của Bộ Công thương và tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu đối với mặt hàng xăng dầu.

2. Xây dng và t chức triển khai các gii pháp, bỉện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát đối vói hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tại địa bàn:

2.1- Cục Hải quan thành phố:

- Tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan về việc tăng cường công tác quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất như: Chỉ thị số 03/CT-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Tài chính, Công văn số 4509/TCHQ-GSQL ngày 28 tháng 8 năm 2012, Công văn số 4626/TCHQ-TTr ngày 05 tháng 9 năm 2012, Công văn số 4963/TCHQ-TTr ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Tổng cục Hải quan về việc kiểm tra chấp hành pháp luật hải quan, pháp luật về thuế đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất.

- Chỉ đạo các chi cục hải quan cửa khẩu, chi cục hải quan ngoài cửa khẩu tổ chức kiểm tra, rà soát các lô hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyn khu và gửi kho ngoại quan làm thủ tục tại chi cục và thực hiện thanh khoản đúng quy định. Đối với các lô hàng tạm nhập tái xuất quá thời hạn quy định thì tiến hành truy thu thuế và thực hiện xử phạt theo thẩm quyền.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra tại các chi cục việc làm thủ tục hải quan loại hình kinh doanh tm nhập tái xuất, các hoạt động chuyển cửa khẩu, gửi kho ngoại quan; chấn chỉnh các khâu nghiệp vụ thực hiện chưa đúng, đặc biệt lưu ý đối với các trường hợp tạm nhập tái xuất quá hạn chưa thanh khoản.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất có dấu hiệu rủi ro, có tờ khai chưa thanh khoản quá hạn, để kịp thời phát hiện, xử lý, chấn chỉnh những sai phạm, yếu kém của khâu thông quan.

- Bố trí lực lượng kiểm soát, chống buôn lậu bảo đảm quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động tái xuất hàng hóa tại các cửa khẩu tái xut; kiên quyết xử lý nghiêm tất cả các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.

- Đội Kiểm soát Hải quan tăng cường công tác chống buôn lậu đối với địa bàn, mặt hàng trọng điểm của loại hình kinh doanh tạm nhập tái xut như: xăng, dầu, ô tô, hàng có thuế sut cao, hàng cấm..., hàng chuyn cửa khu, gửi kho ngoại quan; chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan (quản lý thị trường, công an kinh tế, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển) kim soát chặt chẽ hàng kinh doanh tạm nhập tái xut, chuyn cửa khu trong quá trình lưu thông trong nội địa để kịp thời phát hiện, xử lý vụ việc vi phạm.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về kiểm tra, giám sát của hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, gửi kho ngoại quan, vận chuyển trên đường, lưu giữ trong nội địa, tái xuất, thanh khoản; đưa loại hình tạm nhập tái xuất vào diện trọng điểm, có độ rủi ro cao để kiểm tra giám sát chặt chẽ, chống thẩm lậu vào nội địa, trốn thuế; đặc biệt phối hợp tốt với các chi cục hải quan ngoài cửa khẩu làm tốt công tác hồi báo các tờ khai tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu; phòng chống hiệu quả việc làm giả chứng từ thanh khoản, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc thanh khoản tờ khai tạm nhập.

2.2- Sở Công Thương, Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, SNông nghiệp và phát triển Nông thôn:

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường, lực lượng công an, cảnh sát kinh tế, bộ đội biên phòng, cnh sát biển, chi cục thú y xây dựng các phương án, giải pháp cụ thể để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong quá trình lưu thông từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xut của các doanh nghiệp tại địa bàn.

- Kịp thời phát hiện việc buôn bán, vận chuyển hàng hóa tạm nhập tái xut, chuyển khu không có giy tờ hợp pháp, không rõ nguồn gốc xut xứ vào tiêu thụ trên địa bàn thành phố hoặc đi tiêu thụ ở địa bàn tỉnh khác.

2.3- Ủy ban nhân dân các quận - huyện: phối hợp với các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan; lưu thông trên địa bàn. Tổ chức tuyên truyền vận động các tổ chức, doanh nghiệp, người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, không mua bán, sử dụng các sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ; kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng khi phát hiện các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp.

3. Công tác tổ chc thực hiện, phối hợp, trao đi thông tin và báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý đi với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất:

- Các Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận huyện tổ chức quán triệt cho cán bộ, công chức trong từng đơn vị và xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo thực hiện các nội dung Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

- Trong quá trình thực hiện, các đơn vị Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện phải tổ chức phi hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.

- Tổ chức theo dõi và biểu dương kịp thời các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện nghiêm túc hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất và thực hiện công tác quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất.

- Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm các nội dung nêu trên. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Cục Hải quan thành phố để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân thành ph chđạo giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tài chÍnh, Tổng Cục Hải quan;
- Thường trực Thành y;
- Thường trực HĐND.
TP;
- TTUB: CT; các PCT;

- VP UB: CVP, các PVP;
- Các Phòng CV;
- Lưu: VT, (TM/Cg).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Hồng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 5663/UBND-TM

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu5663/UBND-TM
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành03/11/2012
Ngày hiệu lực03/11/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 5663/UBND-TM thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 5663/UBND-TM thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu5663/UBND-TM
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýNguyễn Thị Hồng
                Ngày ban hành03/11/2012
                Ngày hiệu lực03/11/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcXuất nhập khẩu
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật11 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 5663/UBND-TM thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 5663/UBND-TM thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg

                      • 03/11/2012

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 03/11/2012

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực