Công văn 7156/BTC-CST

Công văn 7156/BTC-CST thực hiện Chỉ thị 1617/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 7156/BTC-CST thực hiện Chỉ thị 1617/CT-TTg


BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 7156/BTC-CST
V/v triển khai thực hiện Chỉ thị số 1617/CT-TTg ngày 19/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2012

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại điểm c Mục III Chỉ thị số 1617/CT-TTg ngày 19/9/2011 về tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương đề xuất các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư thay thế các biện pháp phải loại bỏ theo cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam, hoàn thành trong tháng 5 năm 2012”, Bộ Tài chính đã có văn bản số 1861/BTC-CST ngày 15/02/2012 đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương tiến hành rà soát các quy định về ưu đãi thuế, tài chính, đất đai, … phải bãi bỏ theo cam kết WTO và đề xuất các biện pháp chính sách thích hợp. Sau khi có ý kiến của Bộ Công thương tại văn bản số 1911/BCT-KH ngày 09/3/2012, Bộ Tài chính xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ như sau:

1. Về rà soát tiến độ và kết quả đã thực hiện các cam kết trong WTO

Theo nhiệm vụ được phân công, Bộ Tài chính đã rà soát các cam kết, thời hạn thực hiện và kết quả thực hiện cam kết WTO và đã chủ động đề xuất trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ các biện pháp xử lý tại từng giai đoạn thích hợp, bao gồm: cam kết về thuế, phí, lệ phí; cam kết về dịch vụ tài chính; các cam kết tài chính khác (như loại bỏ trợ cấp trực tiếp từ ngân sách, bỏ trợ cấp bị cấm, cam kết về chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước thực hiện mua sắm trên cơ sở tiêu chí thương mại, cam kết công khai, minh bạch về tình hình cải cách doanh nghiệp và cổ phần hóa, thực hiện chính sách quản lý giá theo hướng tăng cường tính tự chủ và quyền tự định đoạt giá của doanh nghiệp). Ngoài việc rà soát các cam kết này, Bộ Tài chính cũng tổng hợp chi tiết thêm một số chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước trên cơ sở tuân thủ các cam kết WTO như chính sách về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, chính sách bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại.

(Nội dung chi tiết và tiến độ thực hiện được thể hiện tại bản Phụ lục tổng hợp các cam kết trong WTO trình kèm công văn này).

2. Công việc tiếp tục triển khai giai đoạn tới:

2.1. Nhiệm vụ của Bộ Tài chính: Theo cam kết WTO, Việt Nam cần thực hiện các cam kết: (i) xóa bỏ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) căn cứ trên tiêu chí xuất khẩu trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập; và (ii) cam kết xóa bỏ mọi loại trợ cấp bị cấm (thay thế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu) khác dưới mọi hình thức miễn thuế, giảm thuế nội địa từ thời điểm gia nhập.

Về nội dung này, tương tự như các nội dung cụ thể tại mục 1 nêu trên, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết trong WTO và đã kịp thời sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi thuế TNDN cho phù hợp với nội dung cam kết (quy định tại Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 26/12/2008 ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN).

Đồng thời, sau khi trao đổi và có ý kiến của Bộ Kế hoạch Đầu tư (công văn số 8365/BKH-TCTT ngày 14/11/2008); Bộ Công thương (công văn số 10838/BCT-TC ngày 12/11/2008), Bộ Tài chính đã có công văn số 15252/BTC-TCT ngày 15/12/2008 báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư thay thế các biện pháp phải loại bỏ theo cam kết WTO. Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 8951/VPCP-KTTH ngày 31/12/2008 của Văn phòng Chính phủ về ưu đãi thuế TNDN khi thực hiện cam kết WTO, ngày 03/3/2009, Bộ Tài chính đã có công văn số 2348/BTC-TCT hướng dẫn cụ thể về việc xóa bỏ ưu đãi thuế TNDN theo cam kết WTO. Theo đó, các doanh nghiệp đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, về sử dụng nguyên liệu trong nước nhưng phải xóa bỏ ưu đãi thuế TNDN theo cam kết WTO nếu đáp ứng các điều kiện ưu đãi đầu tư khác (ngoài các ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu và về sử dụng nguyên liệu trong nước) sẽ được hưởng các ưu đãi thuế TNDN tương ứng với các điều kiện đáp ứng cho thời gian còn lại theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN tại thời điểm được cấp Giấy phép thành lập hoặc theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN tại thời điểm điều chỉnh  do cam kết WTO. Hướng dẫn này để đảm bảo doanh nghiệp vẫn được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng và phù hợp với quy định của văn bản pháp luật về thuế TNDN.

Quy định nêu trên đã được triển khai thực hiện ổn định trong thực tế. Theo chương trình công tác của Bộ Tài chính và Chính phủ, năm 2011 Bộ Tài chính đã tiếp tục trình Chính phủ sửa đổi, bộ sung và quy định cụ thể các quy định nêu trên tại Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 như sau: Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu mà bị chấm dứt ưu đãi thuế TNDN kể từ ngày 01/01/2012 do thực hiện cam kết WTO được lựa chọn để tiếp tục hưởng ưu đãi thuế cho thời gian ưu đãi còn lại tương ứng với các điều kiện thực tế doanh nghiệp đáp ứng ưu đãi đầu tư (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN trong thời gian từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập đến trước ngày Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế TNDN có hiệu lực thi hành hoặc theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm bị điều chỉnh ưu đãi thuế do thực hiện cam kết WTO (hết ngày 31/12/2011).

Bộ Tài chính thấy rằng về cơ bản các cam kết gia nhập WTO về thuế TNDN đã được Chính phủ Việt Nam thực hiện nghiêm túc. Các biện pháp chính sách hỗ trợ nhà đầu tư phải loại bỏ ưu đãi do thực hiện cam kết WTO quy định tại Nghị định số 122/2011/NĐ-CP nêu trên là mức ưu đãi cao nhất được phép áp dụng trong khung pháp luật về thuế TNDN hiện hành và phù hợp với khả năng đáp ứng của Ngân sách nhà nước hiện nay. Vì vậy, tổng hợp ý kiến tham gia của Bộ Công thương, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ không cần tiếp tục thực hiện thêm các giải pháp chính sách thuế đối với nội dung này, theo đó đề nghị các Bộ ngành và địa phương triển khai hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định nêu trên.

2.2. Nhiệm vụ của Bộ Công thương: Từ nay đến 2013, Bộ Công thương sẽ chủ trì cùng các Bộ, Ngành rà soát chính sách thương mại (TPR) để phục vụ phiên rà soát đầu tiên của Việt Nam nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính, xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật minh bạch, ổn định trong dài hạn.

3. Về các nhiệm vụ thuộc chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Về việc thực hiện nhiệm vụ đề xuất các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư thay thế các biện pháp phải loại bỏ theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam như quy định tại điểm c Mục III Chỉ thị số 1617/CT-TTg đến thời điểm hiện nay Bộ Tài chính chưa nhận được ý kiến tham gia từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Căn cứ quy định của văn bản pháp luật về thuế, quy định của Luật đầu tư và khả năng cân đối ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Công thương thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ các nội dung đề xuất giải pháp hướng dẫn xác định ưu đãi thuế TNDN cho các doanh nghiệp đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, về sử dụng nguyên liệu trong nước phải xóa bỏ ưu đãi thuế TNDN theo cam kết WTO nhưng đáp ứng các điều kiện ưu đãi đầu tư khác (ngoài các ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu và về sử dụng nguyên liệu trong nước) và cần tiếp tục được hưởng các ưu đãi này như nêu tại điểm 2 trên. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật đầu tư thì ngoài các biện pháp đề xuất trên còn có một số biện pháp khác như điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án … Các giải pháp này thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vì vậy cần thiết phải có thêm ý kiến tham mưu của Bộ Kế hoạch và đầu tư để có đủ căn cứ đưa ra các giải pháp thật bao quát nhằm đảm bảo các biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư được thỏa đáng.

Do đó, để đảm bảo kịp tiến độ quy định tại Chỉ thị số 1617/CT-TTg và đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động báo cáo các nội dung liên quan theo quy định tại Chỉ thị số 1617/CT-TTg.

Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng Vương Đình Huệ (để báo cáo);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương;
- Các đơn vị: TCT, TCHQ, Vụ PC, Vụ HTQT, Vụ CĐKT&KT, Vụ TCNH, Vụ ĐT, Cục TCDN, Cục QLGSBH;
- Lưu: VT (2), CST (TN).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 


PHỤ LỤC

TỔNG HỢP CÁC CAM KẾT TRONG WTO, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN VÀ CÁC BIỆN PHÁP ƯU ĐÃI HỖ TRỢ ĐẦU TƯ THAY THẾ CÁC ƯU ĐÃI BỊ CẮT BỎ DO BỘ TÀI CHÍNH CHỦ TRÌ
(Kèm theo công văn số 7156/BTC-CST ngày 29/05/2012 của Bộ Tài chính)

STT

Nội dung cam kết

Tiến độ thực hiện

Ghi chú

Mô tả

Thời hạn

I. Cam kết về thuế, phí, lệ phí

1

Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng thuế. Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện cho đến 2019 (Biểu cam kết thuế với WTO).

2007-2019

BTC đã ban hành các văn bản thực hiện hàng năm, bao gồm:

+ QĐ 106/2007/QĐ-BTC ngày 20/12/2007;

+ QĐ số 123/2008/QĐ-BTC ngày 26/12/2008;

+ TT số 216/2009/QĐ-BTC ngày 12/11/2009;

+ TT số 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010;

+ TT số 157/2011/TT-BTC ban hành ngày 14/11/2011;

(hiện nay mức thuế suất bình quân hiện hành là 10,46%)

 

2

Thực hiện áp dụng thuế tuyệt đối kết hợp với thuế tỷ lệ đối với một số mặt hàng (ôtô cũ …) phù hợp với cam kết (Biểu cam kết thuế với WTO và đoạn 155 Báo cáo Ban công tác)

Theo lộ trình tương ứng của các mặt hàng này

- Đã rà soát QĐ 69/CP, được thay thế bởi Quyết định 36/2011/QĐ-TTg để đảm bảo mức thuế tuyệt đối đang áp dụng khi quy đổi (tính theo giá bình quân/giai đoạn một hoặc vài năm) sẽ không cao hơn mức thuế kết hợp theo cam kết WTO.

 

3

Bỏ các ưu đãi miễn giảm thuế nhập khẩu:

+ dự án đầu tư khuyến khích xuất khẩu:

- Dự án mới và dự án dệt may;

- Dự án đã cấp phép

+ quy định bắt buộc xuất khẩu đối với với doanh nghiệp khu chế xuất;

+ ưu đãi theo nội địa hóa

Thời điểm Gia nhập 2007-2012

Thời điểm Gia nhập

Thời điểm Gia nhập

+ Thực hiện đồng thời với nhu cầu điều chỉnh, sửa đổi các nội dung khác của NĐ 149/2005/NĐ-CP;

+ Đã hoàn thành. Tiếp tục theo dõi để xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có);

+ Đã hoàn thành. (Thông tư 85/2003/TT-BTC ngày 29/8/2003), Quyết định số 02/2007/QĐ-BTC ngày 5/1/2007.

 

4

Cam kết giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim loại đen và màu, với lộ trình 5 năm kể từ sau khi gia nhập (đoạn 260 Báo cáo Ban Công tác, Bảng 17 nêu lộ trình)

2007-2012

-  Đã thực hiện cho các năm 2007 - 2012:

+ Quyết định số 67/2006 ngày 05/12/2006;

+ Quyết định số 106/2007 ngày 20/12/2007;

+ TT số 216/2009/QĐ-BTC ngày 12/11/2009;

+ TT số 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010;

+ TT số 157/2011/TT-BTC ban hành ngày 14/11/2011.

 

5

Cam kết thực hiện chính sách thu phí, lệ phí liên quan đến thương mại (các hoạt động xuất nhập khẩu) phù hợp với nguyên tắc của WTO, là tương đương với chi phí bỏ ra;

Thời điểm gia nhập

- BTC đã ban hành các văn bản thực hiện, gồm:

+ Thông tư 43/2009/TT-BTC ngày 9/3/2009 qui định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan.

 

6

- Cam kết thuế trong nước đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử. Riêng với rượu, bia, thuế TTĐB sẽ điều chỉnh với lộ trình 3 năm để thống nhất thuế đối với rượu có nồng độ trên 20%, và với tất cả các loại bia. (đoạn 198-199 Báo cáo Ban Công tác)

2007-2010

- Các văn bản thực hiện, gồm:

+ Điều 7, Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008.

 

7

Cam kết xóa bỏ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp căn cứ trên tiêu chí xuất khẩu trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập; cam kết xóa bỏ mọi loại trợ cấp bị cấm (thay thế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu) khác dưới mọi hình thức miễn, giảm thuế nội địa từ thời điểm gia nhập.

2007-2012

- Các văn bản thực hiện, gồm:

+ NĐ24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 sửa NĐ về thuế TNDN (NĐ 164 và NĐ 152); NĐ 124/2008/NĐ-CP;

+ TT134/2007/TT-BTC hướng dẫn NĐ 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 về thuế TNDN;

+ Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TNDN.

 

8

Các khoản thu về đất theo cơ chế ưu đãi đầu tư cần xóa bỏ với các dự án mới, các dự án cũ được bảo lưu 1 thời gian nhất định

2007-2012

- Đã rà soát các văn bản về thu tiền sử dụng đất, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. Kết quả: không có ưu đãi dự án xuất khẩu.

- Đã rà soát các văn bản về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Kết quả: không có chế độ miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước cho các dự án khuyến khích xuất khẩu.

 

II. Cam kết về dịch vụ tài chính

1

Cam kết về dịch vụ bảo hiểm:

- Đối với phương thức (1) cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, cho phép thực hiện: bảo hiểm cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc ở Việt Nam; tái bảo hiểm; bảo hiểm vận tải quốc tế; môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm; dịch vụ đánh giá, tư vấn, định phí và giải quyết bồi thường; Không duy trì hạn chế phân biết đối xử quốc gia (NT)

- Không áp dụng hạn chế tiếp cận thị trường (MA) hoặc hạn chế phân biệt đối xử quốc gia (NT) đối với phương thức cung cấp (2) tiêu dùng ở nước ngoài;

- Đối với phương thức (3) hiện diện thương mai:

+ Xóa bỏ hạn chế về phạm vi kinh doanh bảo hiểm bắt buộc đối với doanh ngh iệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài khi cung cấp dịch vụ theo phương thức (3) hiện diện thương mại;

+ Cho phép mở chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ phù hợp với quy định thận trọng;

+ Không áp dụng hạn chế phân biệt đối xử quốc gia (NT)

 

Thời điểm Gia nhập

 

 

 

 

Thời điểm Gia nhập

 

 

1/1/2008

 

 

 

 

2007-2012

 

 

Thời điểm Gia nhập

 

- Đối với việc ban hành Quy chế cung cấp dịch vụ qua biên giới, TTCP đã có ý kiến chỉ đạo tại CV mật số 994/VPCP-KTTH ngày 7/10/2008 của VPCP là chưa ban hành Quy chế này và giao BTC xử lý từng trường hợp cụ thể (nếu phát sinh).

- Các văn bản thực hiện, gồm:

+ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10;

+ Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12;

+ Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;

+ Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ về việc quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

+ Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;

+ Thông tư số 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;

+ Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

+ Thông tư số 86/2009/TT-BTC ngày 28/4/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và Thông tư 156/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

 

2

Cam kết về dịch vụ chứng khoán:

- Đối với phương thức (1) cung cấp qua biên giới không áp dụng hạn chế tiếp cận thị trường (MA) với dịch vụ cung cấp thông tin tài chính và tư vấn, trung gian và dịch vụ phụ trợ - bảo lưu quyền áp dụng với các dịch vụ khác; bảo lưu quyền áp dụng hạn chế phân biệt đối xử quốc gia (NT);

- Đối với phương thức (2) tiêu dùng ở nước ngoài không áp dụng hạn chế tiếp cận thị trường hoặc hạn chế phân biệt đối xử quốc gia (NT);

- Đối với phương thức (3) hiện diện thương mại:

+ Cho phép mở liên doanh 49% vốn nước ngoài;

+ Cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

+ Cho phép thành lập chi nhánh của doanh nghiệp chứng khoán nước ngoài cung cấp dịch vụ quản lý tài sản, thanh toán bù trừ, cung cấp thông tin, tư vấn và dịch vụ phụ trợ

+ Không áp dụng hạn chế phân biệt đối xử quốc gia (NT)

 

Thời điểm Gia nhập

 

 

 

Thời điểm Gia nhập

 

Thời điểm Gia nhập

2007-2012

2007-2012

 

 

Thời điểm Gia nhập

 

- Luật Chứng khoán 2007 và Luật sửa đổi một số điều của Luật chứng khoán 2010 đã cho phép công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thành lập dưới hình thức liên doanh, góp vốn cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài do UBCKNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động; cho phép thành lập chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; cho phép thành lập văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.

- Quyết định 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được tham gia thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tại Việt Nam:

- Chỉ có tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty chứng khoán. Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ của công ty chứng khoán.

- Chỉ có tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài có nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức kinh doanh bảo hiểm nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty quản lý quỹ. Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ.

Như vậy, Quyết định 55 đã bám rất sát với tinh thần của các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO trong lĩnh vực chứng khoán. Mặt khác, Theo lộ trình, tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ chứng khoán sẽ được mở hơn nữa vào năm 2012 với hình thức 100% vốn nước ngoài và chi nhánh với một số dịch vụ nhất định.

 

3

Cam kết về dịch vụ kiểm toán kế toán:

- Không áp dụng hạn chế tiếp cận thị trường (MA) hoặc hạn chế phân biệt đối xử quốc gia (NT) đối với dịch vụ kiểm toán kế toán trên cả 3 phương thức (1) qua biên giới (2) tiêu dùng ở nước ngoài và (3) hiện diện thương mại

Thời điểm Gia nhập

- Đối với dịch vụ kế toán: thực hiện trực tiếp điều khoản ưu tiên áp dụng các điều ước quốc tế của Luật Kế toán để đảm bảo thực hiện cam kết WTO đối với phương thức cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới. Tuy nhiên hiện nay chưa có trường hợp nào thực hiện cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới. Hiện Bộ Tài chính đang tiến hành rà soát các nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật kết toán (theo chương trình sửa đổi, bổ sung của Quốc hội giai đoạn 2012-2016) để đảm bảo có quy định về việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới;

- Đối với dịch vụ kiểm toán: Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011, có hiệu lực từ 01/01/2012 đã đảm bảo thực hiện cam kết WTO. Đối với cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới thì đã được quy định trong Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật kiểm toán độc lập số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012.

 

4

Cam kết về dịch vụ tư vấn thuế:

- Không áp dụng hạn chế tiếp cận thị trường (MA) hoặc hạn chế phân biệt đối xử quốc gia (NT) đối với dịch vụ tư vấn thuế 2 phương thức (1) qua biên giới và (2) tiêu dùng ở nước ngoài;

- Gỡ bỏ mọi hạn chế về cấp phép theo nhu cầu kinh tế và hạn chế phạm vi cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tư vấn thuế có vốn đầu tư nước ngoài (MA) và không áp dụng hạn chế phân biệt đối xử quốc gia (NT) đối với dịch vụ cung cấp theo phương thức (3) hiện diện thương mại

 

Thời điểm Gia nhập

 

 

2007-2008

 

Đã thực hiện đúng cam kết. Quy định tại các văn bản sau:

+ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 (Điều 26);

+ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế;

+ Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 hướng dẫn thi hành một điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;

+ Thông tư số 28/2008/TT-BTC ngày 3/4/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký hành nghề và quản lý hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, việc tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế;

+ Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ.

 

III. Các cam kết tài chính khác

 

1

Cam kết bỏ các khoản trợ cấp trực tiếp từ ngân sách, bỏ các trợ cấp bị cấm.

2007

Đã thực hiện đúng cam kết: bỏ Quyết định 195/1999/QĐ-TTg; ban hành Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà Nước.

Xét về mặt tác động, các doanh nghiệp FDI không chịu tác động tiêu cực từ các cam kết này vì nội dung cam kết không bao gồm các ưu đãi của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mà chủ yếu liên quan tới doanh nghiệp trong nước

2

Cam kết về việc chỉ đạo các DNNN thực hiện mua sắm trên cơ sở tiêu chí thương mại.

Thời điểm Gia nhập

Đã thực hiện đúng cam kết. Quy định tại các văn bản:

+ Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

+ Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;

+ Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng;

+ Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.

3

Cam kết công khai, minh bạch về tình hình cải cách doanh nghiệp và cổ phần hóa.

Thời điểm Gia nhập

Đã thực hiện đúng cam kết. Quy định tại các văn bản:

+ Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg ngày 04/3/2011 quy định về tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước;

+ Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về chuyển DN 100% vốn nhà  nước thành công ty cổ phần;

+ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần (bãi bỏ NĐ 109/2007/NĐ-CP).

4

Cam kết thực hiện chính sách quản lý giá theo hướng tăng cường tính tự chủ và quyền tự định đoạt giá của doanh nghiệp căn cứ trên cơ sở nguyên tắc thị trường.

Thời điểm Gia nhập

Đã và đang thực hiện đúng cam kết. Quy định cụ thể tại các văn bản sau:

+ Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH ngày 26/4/2002;

+ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh Giá;

+ Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

+ Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 25/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

+ Thông tư liên tịch số 95/2009/TTLT-BTC-BXD-BNN ngày 19/5/2009 của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn;

+ Thông tư số 100/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính v/v ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt;

+ Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg ngày 15/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường;

+ Thông tư số 42/2011/TT-BTC ngày 19/12/2011 của Bộ Công thương quy định giá bán điện và hướng dẫn thực hiện;

+ Thông tư số 234/2009/TT-BTC ngày 9/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

+ Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP của Chính phủ;

+ Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 dcủa Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;

+ Thông tư số 154/2010/TT-BTC ngày 01/10/2010 về việc ban hành Quy chế tính giá tài sản, hàng hóa dịch vụ;

+ Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;

+ Dự thảo Luật Giá 2011-2012 (Quốc hội họp cho ý kiến vào tháng 10-11/2011, dự kiến thông qua vào kỳ họp tháng 5/2012).

 

5

Cam kết thực hiện Hiệp định trị giá Hải quan và các quyết định trong G/VAL/5 (đoạn 238 Báo cáo Ban Công tác).

Thời điểm Gia nhập và 2009

Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 (thay thế Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005-phần trị giá) hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP về xác định trị giá tính thuế cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

 

IV

Một số chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước

 

 

 

1

Về chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu.

 

- Ngày 30/8/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước (có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2011 và thay thế Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 và Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước); Nghị định trên được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ mở cửa và hội nhập; trong đó có việc tuân thủ các cam kết WTO, theo đó:

+ Đối với Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu đã được Chính phủ xem xét và sửa đổi theo hướng giữ nguyên danh mục nhóm mặt hàng xuất khẩu được vay vốn tín dụng xuất khẩu.

+ Về lãi suất tín dụng đầu tư: để đảm bảo tính linh hoạt trong điều hành lãi suất tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu, giúp ngân hàng phát triển Việt Nam (NHPTVN) tiến tới tự chủ và cân bằng về tài chính đồng thời phù hợp với nguyên tắc của OECD là lãi suất cho vay phù hợp với nguyên tắc thị trường, cơ chế lãi suất cho vay được xác định:

++ Đối với lãi suất tín dụng đầu tư: lãi suất cho vay không thấp hơn lãi suất huy động bình quân cộng với phí hoạt động của NHPTVN.

Nguyên tắc này vừa đảm bảo cho NHPTVN bù đắp đủ chi phí huy động vốn bình quân, trang trải các chi phí hoạt động và tiến tới tự chủ về tài chính, giảm bớt số vốn cấp bù từ ngân sách nhà nước, đồng thời cũng phù hợp với nguyên tắc của OECD.

++ Đối với lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu: do chủ tịch Hội đồng quản trị NHPTVN báo cáo Bộ Tài chính công bố theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường.

 

2

Về Chính sách bảo lãnh tín dụng.

 

TTgCP ban hành Quyết định 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 về ban hành Quy chế bảo lãnh cho DN vay vốn của Ngân hàng thương mại.

 

3

Về chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho DNN&V.

 

Từ 2004-2008: toàn quốc đã tổ chức 4.000 lớp đào tạo với 200.000 học viên. Tổng kinh phí thực hiện gần 74 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ hơn 27 tỷ đồng.

 

4

Về Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại.

 

Từ năm 2003-2010: kinh phí hỗ trợ thực hiện các chương trình XTTM quốc gia khoảng 500 tỷ đồng.

Đối tượng hỗ trợ là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước từ 50-100% kinh phí tùy thuộc nội dung hỗ trợ.

Chính sách này đã góp phần giúp doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân nâng cao năng lực xuất khẩu, quảng bá thương hiệu, sản phẩm,  có nhiều cơ hội tìm hiểu, làm việc với các đối tác và nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thế giới.

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 7156/BTC-CST

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu7156/BTC-CST
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/05/2012
Ngày hiệu lực29/05/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThuế - Phí - Lệ Phí
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Công văn 7156/BTC-CST thực hiện Chỉ thị 1617/CT-TTg


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 7156/BTC-CST thực hiện Chỉ thị 1617/CT-TTg
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu7156/BTC-CST
                Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
                Người kýVũ Thị Mai
                Ngày ban hành29/05/2012
                Ngày hiệu lực29/05/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThuế - Phí - Lệ Phí
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật12 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Công văn 7156/BTC-CST thực hiện Chỉ thị 1617/CT-TTg

                      Lịch sử hiệu lực Công văn 7156/BTC-CST thực hiện Chỉ thị 1617/CT-TTg

                      • 29/05/2012

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 29/05/2012

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực