Nội dung toàn văn Hướng dẫn 345/SXD-HD phương pháp tính chi phí nhân công để lập quản lý đầu tư
UBND TỈNH ĐIỆN BIÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 345/ SXD-KTXD | Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2013 |
HƯỚNG DẪN
PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHI PHÍ NHÂN CÔNG ĐỂ LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÓ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN THEO QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ 04/2010/TT-BXD CỦA BỘ XÂY DỰNG
Thực hiện Văn bản số: 1275/UBND-GT ngày 24/05/2013 của UBND tỉnh Điện Biên V/v áp dụng mức lương để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên, theo đó tại điểm 2 “Giao Sở Xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan căn cứ vào Quy định mức lương tối thiểu chung được quy định tại Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ và Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”.
Sau khi lấy ý kiến các ngành liên quan, Sở Xây dựng hướng dẫn phương pháp tính chi phí nhân công trong xây dựng theo điểm 1.2.2 khoản 1 Phụ lục số 6 của Thông tư 04/2010/TT-BXD như sau:
Chi phí nhân công được xác định theo công thức: NC = B x gNC
Trong đó:
- B: là lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trực tiếp theo cấp bậc bình quân cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng trong định mức dự toán công trình;
- gNC: là đơn giá ngày công của công nhân trực tiếp xây dựng được xác định theo mặt bằng thị trường lao động phổ biến của từng khu vực trong tỉnh.
Đơn giá ngày công của công nhân trực tiếp được tính theo công thức sau:
gNC =
+ LCB là Lương cơ bản, công thức tính:
LCB = Lương tối thiểu x Hệ số lương theo quy định (tùy theo tính chất nội dung công việc được quy định tại bảng lương A.1.8 ngành xây dựng cơ bản theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
+ PCKV, PCLĐ là Phụ cấp khu vực + Phụ cấp lưu động
Công thức tính:
PCKV, PCLĐ = Phụ cấp khu vực + Phụ cấp lưu động) x lương tối thiểu
(Nơi có phụ cấp khu vực 0,5 thì phụ cấp khu vực và phụ cấp lưu động = 0,9, nơi có phụ cấp khu vực 0,7 thì phụ cấp khu vực và phụ cấp lưu động = 1,1).
Phụ cấp khu vực theo quy định tại Thông tư số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Liên Bộ: Nội vụ- Lao động, TBXH- Tài chính- Ủy ban Dân tộc và văn bản số 275/BNV-TL ngày 06/02/2006 của Bộ Nội vụ: Phụ cấp lưu động theo quy định số tại Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động TBXH.
+ PCK là phụ cấp khác bao gồm: Lương phụ + phụ cấp khác.
Công thức tính: PCK = (Lương phụ + phụ cấp khác) x lương cơ bản
(Nơi có khu vực 0,5 thì PCK = 0,26 x lương cơ bản; nơi có khu vực 0,7 thì PCK = 0,272 x lương cơ bản).
Phụ cấp không ổn định sản xuất 10% lương cơ bản theo văn bản số 26/BXD-KTXD ngày 16/02/2012 của Bộ Xây dựng; lương phụ (lễ, phép, tết...) 12% (nơi có khu vực 0,5) hoặc 13% (nơi có khu vực 0,7), chi phí khác khoán trực tiếp cho người lao động 4% theo quy định tại các phụ lục của Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng.
Mức lương tối thiểu để tính đơn giá ngày công của công nhân trực tiếp xây dựng áp dụng theo mức lương tối thiểu do UBND tỉnh Điện Biên quy định tại văn bản số 1275/UBND-GT ngày 24/5/2013 (1.050.000đ).
Phạm vi và thời điểm áp dụng theo quy định tại điểm 1 văn bản số 1275/UBNDT-GT ngày 24/5/2013 của UBND tỉnh.
Trên đây là văn bản Hướng dẫn về Phương pháp tính chi phí nhân công trong XDCB của Sở Xây dựng làm cơ sở cho các Chủ đầu tư, các đơn vị có liên quan tham khảo nghiên cứu, xem xét, quyết định áp dụng phục vụ cho việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc thì phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |