Văn bản khác 132/KH-UBND

Kế hoạch 132/KH-UBND thực hiện Chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019

Nội dung toàn văn Kế hoạch 132/KH-UBND 2019 thực hiện Chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu Hà Nội


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 132/KH-UBND

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2019

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019;

Căn cứ Chương trình hành động số 12/CTr-UBND của UBND Thành phố về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.

UBND Thành phố ban hành “Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019” như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

- Góp phần đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, bình ổn thị trường và an sinh xã hội trong mùa mưa bão, những ngày lễ, tháng cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020; đáp ứng nhu cầu của nhân dân Thủ đô về các mặt hàng thiết yếu.

- Đẩy mạnh đầu tư, phát triển, đa dạng hóa mạng lưới phân phối nhằm đảm bảo hàng hóa trong Chương trình đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng, trực tiếp; đặc biệt là tại các quận, huyện vùng ven, khu vực ngoại thành, khu công nghiệp (KCN), các chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố.

- Tạo điều kiện cho các cơ sở/ đơn vị sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở) tham gia Chương trình tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng. Mở rộng thêm các nhóm hàng bình ổn thị trường gắn với thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; từ đó góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

- Tăng cường mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất và giữa sản xuất với phân phối, giúp cơ sở sản xuất chủ động được đầu ra và nguồn hàng, mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất - chăn nuôi - trng trọt nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thành phố.

- Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh, thành phố trong các hoạt động đầu tư, kết nối giao thương, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

II. Nội dung thực hiện

1. Xác định nhóm hàng và lượng hàng cần cân đối cung cầu tham gia Chương trình

1.1. Xác định nhóm hàng

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Thông tư số 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giá">56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 233/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ, các nhóm hàng tập trung bình ổn giá cần có những tính chất sau:

- Có tính chất thiết yếu và nhu cầu sử dụng lớn đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Thành phố.

- Có tính nhạy cảm về cung cầu, giá cả, nhưng Thành phố khó chđộng về số lượng và nguồn hàng cung ứng một cách ổn định.

- Các mặt hàng lương thực thực phẩm cân đối cung - cầu tại chỗ trên địa bàn Thành phố còn thiếu phải khai thác thu mua thị trường ngoài Thành phố.

- Những mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao trọng dịp lễ, Tết Nguyên đán, dịp khai trường.

Các nhóm hàng hóa trong Chương trình bình ổn thị trường năm 2019 bao gồm:

- Các nhóm hàng thiết yếu: lương thực (gạo, mỳ, phkhô...), thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả tươi, đường, dầu ăn, gia vị (nước mắm, nước chấm, muối, mỳ chính...), sữa (sa nước, sữa bột...).

- Các nhóm hàng có nhu cầu cao trong thời điểm mùa vụ như trong dịp Tết Nguyên đán: Mứt Tết, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát, ...

1.2. Cân đối cung - cầu hàng hóa trên địa bàn (tính cho khoảng 10,33 triệu dân)

Căn cứ vào sự thay đổi của xu hướng, thị hiếu của người dân và tháp dinh dưỡng hợp lý cho người trưởng thành giai đoạn 2016-2020 của Viện dinh dưỡng- Bộ Y tế để xác định nhu cầu; căn cứ số liệu của Cục thống kê Hà Nội để xác định nguồn cung. Cân đối cung - cầu hàng hóa trên địa bàn Thành phố được xác định như sau:

- Lương thực: Nhu cầu tiêu dùng gạo khoảng 92.970 tấn/tháng tương đương với 1.115.640 tấn/năm. Năm 2018, sản lượng gạo sản xuất trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 63.937 tấn/tháng, tương đương 767.250 tấn/năm (trong đó có 60% là gạo dùng để sản xuất chế biến các sản phẩm bún, bánh, rượu). Nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn Thành phố khoảng 25.575 tấn/tháng. Nguồn cung gạo của Thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 27,5% nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Lượng gạo còn lại được khai thác từ các tỉnh lân cận thuộc khu vực phía Bắc, một phần khác được khai thác từ các tỉnh khu vực đng bằng sông Cửu Long và nhập khu các loại gạo đặc sản từ Thái Lan, Nhật Bản...

- Thịt lợn: Nhu cầu tiêu dùng khong 18.594 tấn lợn hơi/tháng, tương đương với 223.128 tấn lợn hơi/năm. Năm 2018, sản lượng lợn hơi sản xuất trên địa bàn Hà Nội là khoảng 27.280 tấn/tháng, tương đương 327.367 tấn/năm, hiện đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu cầu Hà Nội. Tuy nhiên, do sự sụt giảm của đàn nái và yếu tố giảm giá lợn năm 2018 cùng với tình hình phức tạp của dịch tả lợn châu Phi từ đầu năm tới nay có thể dẫn đến diễn biến bất thường về giá và nguồn cung thịt lợn trong những tháng cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán năm 2020. Nguồn thịt lợn cung cấp bổ sung cho thị trường Hà Nội được khai thác thêm ở các tỉnh lân cận, các tỉnh phía nam và nhập khẩu từ Indonesia, Pháp...

- Thịt gà, vịt: Nhu cầu tiêu thụ khoảng 6.198 tấn thịt/tháng, tương đương với 74.376 tấn/năm. Tổng sản lượng thịt gà, vịt từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình trên địa bàn Thành phố năm 2018 đạt 8.065 tấn/tháng, tương đương 96.786 tấn/năm; đủ đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng các sản phẩm có tính đặc sản vùng miền của nhân dân, do dịch bệnh và lưu thông hàng hóa ra bên ngoài địa bàn nên có những thời điểm thị trường bị thiếu hàng cục bộ, phải khai thác thêm tại các tỉnh lân cận và nhập khẩu từ Mỹ, Litva, Ba Lan, Brazin, Hàn Quốc...

- Thủy, hải sản tươi, đông lạnh: Nhu cầu khoảng 5.165 tấn/tháng tương đương 61.980 tấn/năm. Sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn Thành phố năm 2018 đạt khoảng 145 tấn/tháng tương đương 1.746 tấn/năm. Ngoài các loại thủy sản nước ngọt thành phố Hà Nội tự cung cấp cho thị trường, nguồn hàng thủy, hải sản tươi, đông lạnh nước mặn, nước lợ được cung ứng từ các tỉnh, thành phố khác và nhập khẩu từ Na Uy, Mỹ, Mexico, Nhật Bản, Úc...

- Thực phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm: Nhu cầu tiêu thụ khoảng 5.165 tấn/tháng, tương đương với 61.980 tấn/năm, mặt hàng này các doanh nghiệp, cơ sở chế biến của Hà Nội chỉ cung cấp được lượng hàng rất ít, chủ yếu khai thác từ các tỉnh, thành phố khác nơi đặt các nhà máy chế biến lớn và các nước như Nhật Bản, Đức…

- Dầu ăn: Nhu cầu tiêu thụ khoảng 6,14 triệu lít/tháng, tương đương 73,65 triệu lít/năm. Mặt hàng dầu ăn hầu hết được cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác và nhập khẩu từ Nga, NewZealand...

- Rau, củ: Nhu cầu rau, củ các loại khoảng 103.300 tấn/tháng, tương đương 1.239.600 tấn/năm. Sản lượng rau, củ Thành phố sản xuất năm 2018 đạt 57.614 tấn/tháng, tương đương 691.375 tấn/năm, đáp ứng được khoảng 55,7% nhu cầu; còn lại được cung ứng từ các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc và một số tỉnh phía Nam (Lâm Đng...)...

- Trứng gia cầm: Nhu cầu tiêu thụ khoảng 124 triệu quả/tháng, tương đương với 1.487 triệu quả/năm. Sản lượng sản xuất trong năm 2018 của Hà Nội là 1.620 triệu quả, tuy nhiên do dịch bệnh và lưu thông hàng hóa ra bên ngoài địa bàn nên có những thời điểm thị trường bị thiếu hàng cục bộ, phải khai thác thêm tại các tỉnh lân cận.

- Sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi: Nhu cầu sử dụng sữa của trẻ em dưới 06 tuổi trên địa bàn Thành phố là 19,8 triệu lít/tháng, tương đương 238 triệu lít/năm (tính cho 1.322.240 trẻ em từ 0-6 tuổi, chiếm tỷ lệ 12,8%/ tổng dân số). Các sản phẩm sữa được cung cấp bởi các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm sữa trên địa bàn Thành phố và được nhập khẩu từ Newzealand, Úc, Nhật...

- Gia vị (mắm, nước chấm, muối ăn,..): Nhu cầu của người dân trên địa bàn Thành phố là 1.550 tấn/tháng tương đương với 18.594 tấn/năm, chủ yếu được sản xuất và cung cấp từ các tỉnh.

- Đường: Nhu cầu tiêu thụ đường phục vụ cho sản xuất, chế biến và đời sống nhân dân Thành phố là khoảng 3.099 tấn/ tháng, tương đương với 37.188 tấn/năm; hầu hết được cung cấp từ các tỉnh và nguồn nhập khu về Hà Nội tiêu thụ.

- Bánh mứt kẹo Tết: Nhu cầu tiêu thụ các loại bánh mứt kẹo khoảng 1.500 tấn trong tháng Tết Nguyên đán, là các mặt hàng được nhân dân tại các huyện ngoại thành, công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp ưa chung.

- Rượu, bia, nước giải khát: Nhu cầu tiêu thụ rượu, bia, nước giải khát của Thành phố Hà Nội trong dịp Tết khoảng 200 triệu lít. Trong đó, các nhà máy tại Hà Nội sản xuất khoảng 168 triệu lít; lượng còn thiếu được cung cấp từ các tỉnh và nhập khẩu từ Anh, Pháp, Chile, Nhật, Nga.

1.3. Lượng hàng:

- Lượng hàng hóa thiết yếu thường xuyên đáp ứng 35% nhu cầu thị trường trong 1 tháng, cụ thể:

1. Lương thực:

2. Thịt lợn:

3. Thịt gà:

4. Trứng gia cầm:

5. Dầu ăn:

6. Đường:

32.500 tấn.

6.500 tấn.

2.100 tấn.

43 triệu quả.

2.100 nghìn lít

1.080 tấn

7. Gia vị (muối, nước mắm...):

8. Rau củ:

9. Thủy hải sản tươi, đông lạnh:

10. Thực phẩm chế biến:

11. Sữa trẻ em dưới 06 tuổi:

540 tấn.

36.100 tấn.

1.800 tấn

1.800 tấn.

6,9 triệu lít.

12. Các mặt hàng khác do cơ sở tự đề xuất

- Nhóm hàng hóa huy động tăng cường trong dịp Tết: chiếm khoảng 35% nhu cầu thị trường trong dịp Tết.

1. Bánh mứt kẹo phục vụ Tết: 525 tấn

2. Rượu, bia, nước giải khát: 70 triệu lít.

(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo)

2. Cơ chế thực hiện Chương trình

2.1. Nguồn vốn:

- Cơ sở chủ động sử dụng nguồn vốn tự có và vay các tổ chức tín dụng nhằm đầu tư chăn nuôi, sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển hệ thống phân phối và dự trữ hàng hóa để cung ứng phục vụ bình ổn thị trường Thành phố.

- Cơ sở thực hiện các thủ tục vay vốn và giải ngân vốn vay theo quy trình thủ tục và quy định pháp luật do các tổ chức tín dụng tham gia Chương trình công bố, hướng dẫn. Lịch trả nợ vay, hạn mức vay và lãi suất cụ thể do các tổ chức tín dụng và cơ sở tham gia Chương trình tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm trong hợp đồng vay vốn.

2.2. Giá bán:

- Cơ sở tham gia Chương trình chủ động xây dựng và kê khai giá gửi Sở Tài chính, Sở quản lý ngành theo quy định tại Thông tư số 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giá">56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Thông tư s233/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giá">56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, theo phân công của UBND Thành phố tiếp nhận văn bản kê khai giá hàng hóa, dịch vụ

- Trường hợp có biến động về giá, thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 233/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính.

- Giá bán của các mặt hàng tham gia Chương trình được Sở Tài chính tổng hợp và công bố trên website của Sở Tài chính.

- Các hệ thống phân phối khi tham gia Chương trình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cơ sở tham gia Chương trình cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường vào hệ thống với mức chiết khấu ưu đãi, thực hiện việc chia sẻ chiết khấu và các chi phí khác khi có biến động giá nhằm ổn định thị trường.

- Đối với nhóm hàng sữa cho trẻ em dưới 06 tuổi thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản nêu trên và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể của Bộ Công Thương, UBND Thành phố.

3. Thời gian thực hiện:

Từ ngày Kế hoạch được phê duyệt, ban hành đến hết tháng 5/2020.

4. Mạng lưới phục vụ:

4.1. Mạng lưới đang triển khai

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc diện đưa vào Chương trình bình ổn trên địa bàn Thành phố.

- Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thuộc các chuỗi, điểm kinh doanh... của các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường.

4.2. Phát triển mạng lưới:

- Phát triển mạng lưới điểm bán hàng cố định tại các chợ dân sinh, khu dân cư, trường học, bệnh viện.... theo nhiều mô hình như hợp tác liên kết, bán đại lý, cửa hàng tiện lợi, các điểm bán hàng an toàn thực phẩm tại các quận, huyện...; đng thời tăng cường đẩy mạnh công tác đưa các mặt hàng thuộc Chương trình tới các bếp ăn tập thể của các trường học, cơ quan, khu công nghiệp với giá bán và nhận diện thống nhất trong hệ thống của doanh nghiệp, trong đó ưu tiên phát triển mạng lưới cơ sở thương mại khu vực nông thôn.

- Các cơ sở chủ động xây dựng các chương trình khuyến mại nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ các mặt hàng thuộc Chương trình để phục vụ người dân có thu nhập trung bình và thấp.

- Đẩy mạnh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại (siêu thị, cửa hàng) tại địa bàn nông thôn.

- Khuyến khích các cơ sở cùng tham gia Chương hợp tác, liên kết với nhau nhằm tạo chuỗi cung ứng hàng hóa, ổn định giá bán và mở rộng danh mục hàng hóa bình ổn tại các điểm bán hàng đã đăng ký.

5. Chất lượng hàng hóa

Hàng hóa tham gia Chương trình bình ổn thị trường phải đảm bảo về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ (có đầy đủ hồ sơ chứng minh nguồn gốc, bao gói, nhãn mác và các thông tin liên quan theo đúng quy định), bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng trong điều kiện bình thường cũng như khi có biến động giá.

6. Đối tượng tham gia

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký tham gia và chấp hành các quy định của Chương trình và các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật Tổ chức tín dụng, đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký tham gia và chp hành các quy định của Chương trình và các quy định pháp luật khác có liên quan.

7. Điều kiện tham gia

7.1. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh:

- Cơ sở đăng ký tham gia phải có ngành nghề sản xuất - kinh doanh phù hợp với các nhóm hàng trong Chương trình; có thương hiệu, uy tín, năng lực sản xuất, kinh nghiệm kinh doanh các mặt hàng trong Chương trình; có nguồn hàng cung ứng cho thị trường với số lượng ổn định và xuyên suốt thời gian thực hiện Chương trình.

- Có trụ sở chính, văn phòng, chi nhánh đang sản xuất, kinh doanh tại thành phố Hà Nội; có hệ thống nhà xưởng, kho bãi, trang thiết bị phục vụ sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; có phương tiện vận chuyển phục vụ việc phân phối hàng hóa và bán hàng lưu động theo yêu cầu của Chương trình.

- Tuân thủ các quy định về yêu cầu đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, thông tin nhãn mác theo quy định của pháp luật.

- Cam kết sản xuất, cung ứng hàng hóa tham gia Chương trình đúng chủng loại, đủ số lượng; thực hiện việc niêm yết giá theo quy định, bán đúng giá kê khai với Sở Tài chính.

- Các cơ sở phân phối phải có điểm bán cố định, các cơ sở sản xuất phải đưa hàng vào ít nhất 3 điểm bán lẻ hoạt động ổn định trên địa bàn.

7.2. Đối với các tổ chức tín dụng:

- Tất cả các tổ chức tín dụng có trụ sở chính, văn phòng hoặc chi nhánh đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Có xây dựng gói lãi suất ưu đãi thực hiện Chương trình.

8. Quyền lợi và nghĩa vụ của các đơn vị tham gia

8.1. Quyền lợi và nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh:

- Được kết nối để vay vốn từ gói lãi suất ưu đãi thực hiện Chương trình bình ổn thị trường do các tổ chức tín dụng đăng ký với mức lãi suất ưu đãi nhằm thực hiện đầu tư chăn nuôi, sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển điểm bán và tạo nguồn hàng, dự trữ hàng hóa, đảm bảo cung ứng ra thị trường đầy đủ, xuyên suốt thời gian thực hiện Chương trình.

- Được hỗ trợ thông tin tuyên truyền, quảng bá đối với thương hiệu, các sản phẩm và các điểm bán hàng bình ổn của đơn vị khi đăng ký tham gia Chương trình.

- Được tạo điều kiện tham gia các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố (Hội nghị giao thương, hội chợ...) và tiến tới xuất khẩu (đưa sản phẩm vào chế biến, tham gia các Tuần hàng Việt của Hà Nội tổ chức tại Pháp, Nhật, Ý, Thái Lan...). Được hỗ trợ cung cấp thông tin về các điều kiện đưa sản phẩm của cơ sở sản xuất vào các kênh phân phối; tư vấn về thiết kế mẫu mã, bao gói sản phẩm để phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm... Thường xuyên thông tin tới các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có uy tín danh sách chi tiết sản phẩm nông sản của Hà Nội để các bên giao dịch ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lâu dài.

- Được tạo điều kiện tham gia Chương trình đưa hàng về nông thôn, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Được ưu tiên giới thiệu đưa hàng hóa thực hiện Chương trình vào bếp ăn tập thể trong trường học, bệnh viện, các điểm bán hàng thực phẩm an toàn của các quận, huyện, thị xã.

- Được Thành phố tạo điều kiện cấp phép cho xe chở hàng bình ổn vận chuyn hàng hóa đến mạng lưới phân phi đi vào nội thành và các tuyến đường hạn chế phương tiện trong giờ cao điểm đối với các doanh nghiệp trong thời gian tham gia Chương trình.

- Được sử dụng biển nhận diện của Chương trình theo các điều khoản quy định của Chương trình và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Đăng ký và nộp hồ sơ tham gia Chương trình theo quy định tại điểm 9 mục II của Kế hoạch này.

- Tổ chức sản xuất - kinh doanh đúng kế hoạch tạo nguồn hàng và cung ứng hàng hóa đủ số lượng đăng ký đã được phê duyệt; đảm bảo hàng hóa tham gia Chương trình đạt chất lượng, an toàn thực phẩm và bán đúng giá đăng ký với Sở Tài chính.

- Tích cực phát triển hệ thống phân phối và tăng số điểm bán hàng bình ổn thị trường. Thông tin công khai, rộng rãi địa chỉ các điểm bán; treo băng-rôn, bảng hiệu, niêm yết bảng giá.... theo đúng quy định; trưng bày hàng hóa tại các vị trí thuận tiện, riêng biệt để người tiêu dùng dễ nhìn, dễ nhận biết và mua sắm.

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả vốn vay và lãi vay đúng quy định theo thỏa thuận giũa doanh nghiệp và tổ chức tín dụng cho vay.

- Thực hiện đúng các cam kết và các quy định của Chương trình theo Kế hoạch này. Chấp hành sự chỉ đạo của UBND Thành phố, Sở Công Thương, Sở Tài chính... khi có biến động hàng hóa lớn xảy ra.

8.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của các t chức tín dụng:

- Được hỗ trợ truyền thông, quảng bá thương hiệu; mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thông qua các hoạt động:

+ Tuyên truyền trên các báo: Hà Nội mới, Kinh tế Đô Thị, Lao động, Công Thương, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội,...

+ Được cung cấp danh sách các doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình thông qua Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh thành phố Hà Nội; qua đó lựa chọn khách hàng có uy tín, có phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả.

- Xây dựng nguồn vốn và mức lãi suất phù hợp đăng ký thực hiện Chương trình bình ổn thị trường năm 2019 gửi Sở Công Thương để kết nối với doanh nghiệp thực hiện Chương trình.

- Rà soát danh sách khách hàng của đơn vị những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc nhóm hàng trong Chương trình, có đề nghị đăng ký tham gia Chương trình, tổng hợp gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội và Sở Công Thương.

- Xây dựng phương án cho vay và quy trình thẩm định cụ thể theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết nhanh chóng thủ tục vay vốn và đảm bảo giải ngân kịp thời cho doanh nghiệp.

- Thực hiện các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp theo đúng nội dung đăng ký với Sở Công Thương và các quy định của Chương trình.

- Báo cáo tình hình thực hiện giải ngân của doanh nghiệp tham gia Chương trình gửi Sở Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội.

- Thông báo công khai các điều kiện cho vay và đề xuất, báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội có cơ chế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường được vay vốn theo các hình thức tín chấp, thế chấp, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay...

- Chịu trách nhiệm về việc xét duyệt, quyết định cho vay theo quy định pháp luật, theo nội dung ký kết khi tham gia Chương trình và các quy định khác có liên quan của Chương trình.

9. Quy trình thực hiện:

Bước 1:

* Các cơ sở thực hiện từ các năm trước, đã đăng ký tiếp tục thực hiện Chương trình năm 2019 và các cơ sở mới đăng ký tham gia Chương trình nộp hồ sơ tham gia Chương trình tại Sở Công Thương, gồm:

1. Đăng ký tham gia Chương trình (theo mẫu tại Phụ lục 02).

2. Hồ sơ kê khai giá (theo mẫu tại Phụ lục 03 - Phụ lục kèm theo Thông tư số 233/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính). (02 bản: 01 bản nộp tại Sở Công Thương, 01 bản nộp tại Sở Tài Chính)

3. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh, mã số thuế.

* Đối với Tổ chức tín dụng: nộp hồ sơ Đăng ký tham gia Chương trình (theo mẫu tại Phụ lục 04) tại Sở Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội.

* Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ đăng ký của các cơ sở, tổ chức tín dụng đăng ký tham gia Chương trình trong suốt thời gian thực hiện Chương trình.

Bước 2:

- Các Tổ chức tín dụng (TCTD) đăng ký tham gia Chương trình, được Sở Công Thương tổng hợp, quyết định công bố danh sách các Tổ chức tín dụng thực hiện Chương trình bình ổn năm 2019.

- Đối với các cơ sở do Sở Công Thương giới thiệu cho các tổ chức tín dụng: Sau khi cơ sở nộp hồ sơ tham gia, Sở Công Thương thẩm định hồ sơ và quyết định công bố danh sách doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình bình ổn năm 2019. Các cơ sở thuộc danh sách công bố của Sở Công Thương là đối tượng được vay vốn ưu đãi từ các TCTD đăng ký tham gia Chương trình và thực hiện nộp hồ sơ vay vốn tại các tổ chức tín dụng này khi có nhu cầu.

- Đối với các cơ sở do TCTD khai thác tìm hiểu: Khi có khách hàng thuộc đối tượng cho vay theo gói tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình bình ổn, các TCTD hướng dẫn các thủ tục vay vốn cho đơn vị, đng thời đề nghị cơ sở gửi hồ sơ đăng ký theo quy định tới Sở Công Thương để được quyết định công nhận cơ sở thực hiện Chương trình bình ổn năm 2019.

Bước 3:

Cơ sở sau khi được Sở Công Thương quyết định công nhận là đơn vị thực hiện Chương trình bình n thị trường năm 2019 trên địa bàn thành phố Hà Nội được hưởng những quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Chương trình, đng thời thực hiện treo biển nhận diện và tổ chức bán tại điểm bán hàng bình ổn thị trường.

Bước 4:

Các cơ sở báo cáo về tình hình bán ra đối với các nhóm hàng bình ổn đơn vị thực hiện; TCTD báo cáo về tình hình giải ngân nguồn vốn thực hiện Chương trình.

Bước 5:

Căn cứ trên kết quả giải ngân vốn vay và thực hiện Chương trình do các TCTD và doanh nghiệp báo cáo, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các Sở, ngành tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện Chương trình.

10. Các hoạt động chính hỗ trợ Chương trình:

a) Các Hội nghị Triển khai và Hội nghị Tổng kết thực hiện Chương trình.

b) Hội nghị Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp.

c) Hội nghị Chương trình liên kết vùng, kết nối giao thương giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố trên cả nước (từ 2-3 hội nghị, chi tiết tại Kế hoạch triển khai Chương trình liên kết vùng của Sở Công Thương).

d) Tổ chức cho các cơ sở đi khai thác nguồn hàng từ các vùng sản xuất, chăn nuôi của thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước.

e) Được kết nối, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục về các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn để mở rộng nguồn hàng khai thác cho đơn vị.

f) Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Chương trình.

11. Kiểm tra, kiểm soát:

Giao Sở Công Thương phối hợp với các Sở, ngành Thành phố tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện Chương trình của các đơn vị tham gia; Cục Quản lý thị trường Hà Nội xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

12. Chế độ báo cáo:

- UBND các quận, huyện, thị xã; Cục Quản lý thị trường Hà Nội báo cáo, đánh giá tình hình giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu khi biến động theo địa bàn quản lý.

- Các doanh nghiệp tham gia Chương trình báo cáo tình hình thực hiện tổ chức bán và dự trữ hàng hóa theo kế hoạch đăng ký được phê duyệt.

- Các tổ chức tín dụng báo cáo về việc giải ngân nguồn vốn cho các doanh nghiệp vay thực hiện Chương trình bình ổn thị trường.

- Bộ phận Thường trực, đường dây nóng của Chương trình: Sở Công Thương Hà Nội; Điện thoại: 0243.22155572; Fax: 0243.62691288

III. Các giải pháp thực hiện và nâng cao hiệu quả Chương trình

1. Tăng cường phối hợp với các Cục, Vụ của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trong công tác nắm thông tin cung cầu của thị trường, hỗ trợ cung cấp thông tin, dự báo tình hình thị trường, giá cả nông sản hàng tháng hoặc theo mùa vụ trên các phương tiện thông tin; làm cơ sở giúp các nhà khoa học, cơ sở sản xuất kinh doanh nghiên cứu, có phương án điều chnh đáp ứng nhu cầu thị trường và chủ động tìm đầu ra cho nông sản, ổn định giá cả, thị trường. Các doanh nghiệp căn cứ theo nhu cầu của thị trường để xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh cụ thể, chi tiết để chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trong quá trình sản xuất.

2. Đề xuất các cơ chế chính sách huy động mọi nguồn lực thực hiện Chương trình, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Chương trình, thu hút nhiều doanh nghiệp có uy tín, có năng lực quy mô sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm tốt...tham gia nhằm đảm bảo nguồn hàng dự trữ ổn định, phục vụ tốt, giá cả bình ổn.

3. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng thương mại để tăng các điểm phục vụ cố định trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, nhất là các vùng ngoại thành (siêu thị, ca hàng tiện ích, cửa hàng trong các chợ dân sinh, tuyến phố...); Đẩy mạnh phát triển hệ thống chuỗi, các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn...đáp ứng các quy định về ATTP, văn minh thương mại và nhu cầu tiêu dùng đa dạng của nhân dân. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hệ thống kho bãi, hạ tầng logisctic khoa học, đáp ứng nhu cầu dự trữ, bảo quản hàng hóa theo quy định, tổ chức lưu thông hàng hóa thông suốt, hạ giá thành sản phẩm...

4. Rà soát, nắm sát tình hình các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi, trng trọt để hỗ trợ các doanh nghiệp tạo nhiều sản lượng, sản phẩm (gia súc, gia cầm, thực phẩm chế biến, trứng các loại, rau, củ, quả....), phát triển mở rộng thêm các vùng chăn nuôi, sản xuất đảm bảo nguồn cung ổn định, an toàn cho thị trường Hà Nội.

5. Tăng cường công tác liên kết vùng giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố trên cả nước để đẩy mạnh khai thác hàng hóa, chủ động nguồn cung phục vụ nhu cầu nhân dân. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ, tiêu thụ nông sản tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố đưa vào các kênh phân phối trong và ngoài nước.

Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động trong Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với Chương trình Bình ổn thị trường để đẩy mạnh công tác đưa hàng Việt bình ổn về các vùng ngoại thành, các khu công nghiệp giúp người dân được tiếp cận, mua sắm nhiều mặt hàng của Chương trình, nhất là trong các dịp Lễ, Tết.

6. Tăng cường xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn; đặc biệt là xây dựng và phát triển các chuỗi sản xuất có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, HACCP, GMP, sản xuất theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...

7. Tăng cường kết nối các doanh nghiệp với các TCTD tham gia Chương trình để được tiếp cận vay vốn ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh.

8. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình, hỗ trợ truyền thông, quảng bá cho các doanh nghiệp tham gia để nâng cao hiệu quả Chương trình, thu hút ngày càng nhiu doanh nghiệp tham gia và nhân dân quan tâm.

9. Hỗ trợ cấp phép cho xe các doanh nghiệp tham gia Chương trình chở hàng hóa thiết yếu hoạt động 24/24h trên địa bàn Thành phố để đảm bảo hàng hóa được luân chuyển liên tục, kịp thời phục vụ nhu cầu nhân dân.

10. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu, đầu cơ tích trữ và các hành vi kinh doanh trái phép khác, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, giá cả hàng hóa, xử lý nghiêm các vi phạm...để người tiêu dùng thật sự tin tưởng các sản phẩm của Chương trình.

11. Xây dựng đường dây nóng, tiếp nhận phản hi các thông tin phản ánh từ doanh nghiệp, người tiêu dùng, thông tin biến động về hàng hóa, giá cả thị trường; Theo dõi sát tình hình, xây dựng kịch bản ứng phó để xử lý và triển khai kịp thời các biện pháp trong trường hợp thị trường có xảy ra biến động.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Sở Công Thương:

- Chủ trì công tác nắm bắt thông tin thị trường, tổ chức, điều phối hàng hóa của các doanh nghiệp khi thị trường có biến động theo chỉ đạo của Bộ Công Thương và UBND Thành phố.

- Chủ trì quyết định công nhận danh sách các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng thực hiện Chương trình bình ổn thị trường năm 2019.

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành trong tổ chức thực hiện Chương trình; theo dõi, nắm chắc diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa; xác định các mặt hàng thiết yếu, chọn danh mục hàng hóa đưa vào Chương trình, tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp; công khai thông tin đăng ký tham gia Chương trình đến mọi đối tượng doanh nghiệp; Phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo vận động doanh nghiệp tham gia Chương trình; Tiếp nhận, hướng dẫn thủ tục và xét chọn các đơn vị đủ điều kiện để tham gia Chương trình; Thông báo danh sách các doanh nghiệp tham gia Chương trình trên Website của Sở Công Thương.

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, đơn vị tổ chức các Hội nghị, hoạt động hỗ trợ Chương trình tại Điểm 10 - Mục II của Kế hoạch này.

- Chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan phối hợp theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đảm bảo nguồn hàng hóa dự trữ bán ra theo kế hoạch doanh nghiệp đăng ký được duyệt.

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố tăng cường hoạt động liên kết vùng giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố để chủ động nguồn cung đối với các mặt hàng thiết yếu và hàng có nhu cầu sử dụng cao trong dịp lễ, tết, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; giúp các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng cung cấp cho thị trường Hà Nội và mở rộng thị trường tới các tỉnh, thành phố trong cả nước; Tiếp tục tổ chức các chương trình hàng Việt phục vụ nhân dân vùng ngoại thành, các khu công nghiệp trong các dịp Lễ, Tết.

- Chủ trì, phối hợp Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố đề xuất UBND Thành phố khen thưởng các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, đơn vị các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng... đã tích cực tham gia thực hiện Chương trình.

- Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã, Ban quản lý các chợ bố trí điểm, quầy hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng mạng lưới bán hàng phục vụ nhân dân; đưa hàng hóa bình ổn tới các bếp ăn tập thể của các trường học, bệnh viện để người dân được hưởng lợi từ Chương trình.

- Tham mưu UBND Thành phố các giải pháp thực hiện kết nối giữa doanh nghiệp và các TCTD tham gia Chương trình, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất ưu đãi để mở rộng sản xuất kinh doanh và thị trường.

- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các Đài truyền hình và các cơ quan báo chí, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về Chương trình và tình hình cung cầu hàng hóa thiết yếu đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

- Tiếp nhận thông tin và xử lý những trường hợp phát sinh (thông qua bộ phận Thường trực - đường dây nóng) theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cơ quan thẩm quyền giải quyết.

- Kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị tham gia Chương trình, đề xuất UBND Thành phố các biện pháp giải quyết và xử lý những trường hợp vi phạm quy định theo Kế hoạch này; Tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình của các đơn vị báo cáo UBND Thành phố.

2. Sở Tài chính:

- Chủ trì, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá đối với các mặt hàng bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật.

- Tiếp nhận kê khai giá của doanh nghiệp theo quy định, tổng hợp và công bố công khai website của Sở Tài chính.

- Báo cáo giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố theo quy định tại Thông tư số 116/2018/TT-BTC ngày 28/11/2018 của Bộ Tài chính.

- Chủ trì kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý nhà nước vgiá đối với danh mục do UBND Thành phố quy định.

- Phối hợp với Sở Công Thương trong công tác tổ chức các hoạt động hỗ trợ Chương trình tại Điểm 10 - Mục II của Kế hoạch này.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội

- Thông báo cụ thể nội dung Chương trình và vận động các TCTD trên địa bàn Thành phố tham gia Chương trình đng thời rà soát, đề nghị doanh nghiệp khách hàng của TCTD có sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu trong Chương trình đăng ký tham gia Chương trình.

- Chỉ đạo các TCTD trên địa bàn Thành phố xây dựng mức lãi suất cho vay ưu đãi, hình thức và thủ tục cho vay thông thoáng hơn đăng ký tham gia Chương trình bình ổn thị trường năm 2019 gửi Sở Công Thương để kết nối với doanh nghiệp tham gia Chương trình có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Chủ trì tổ chức Chương trình kết nối giữa Ngân hàng - Doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh nguồn vốn vay.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các TCTD tham gia Chương trình thực hiện việc cho vay vốn theo đúng cam kết với Sở Công Thương, tạo điều kiện thuận lợi trong thủ tục vay vốn và giải ngân kịp thời cho Doanh nghiệp.

- Phối hợp Sở Công Thương trong công tác tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ Chương trình tại Điểm 10 - Mục II Kế hoạch này.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

- Định hướng, chỉ đạo các cơ quan đài, báo, hệ thống thông tin cơ sở Hà Nội và có Kế hoạch phối hợp với các cơ quan thông tấn chí Trung ương: tăng cường thông tin tuyên truyền về các nội dung liên quan đến Chương trình (mặt hàng, giá cả, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng tham gia, các điểm bán hàng...), những biến động bất thường về giá cả thị trường; hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp tham gia Chương trình. Chấn chnh, xử lý những thông tin không chính xác, sai lệch, làm ảnh hưởng đến Chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố.

- Chủ trì, phối hợp Sở Công thương, đơn vị liên quan biên soạn nội dung tuyên truyền về Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố năm 2019; kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ và đột xuất khi thị trường có biến động.

- Phối hợp với Sở Công Thương: trong công tác tổ chức các hoạt động hỗ trợ Chương trình tại điểm 10 - mục II của Kế hoạch này.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp Sở Công Thương tuyên truyền, thông tin rộng rãi tới các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở trng trọt, chăn nuôi, chế biến các mặt hàng nông lâm thủy sản thiết yếu trên địa bàn Thành phố về nhu cầu tiêu dùng và tình hình cung cầu, thị trường các mặt hàng.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững nhằm chủ động tạo nguồn hàng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Thành phố. Đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm và an ninh lương thực trên địa bàn.

- Phối hợp các ngành, địa phương phòng chống, khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm... Phối hợp Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, kiểm soát nguồn hàng thực phẩm tươi sống tham gia Chương trình trên địa bàn Thành phố.

- Phối hợp Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố kết nối các ngân hàng - doanh nghiệp - cơ sở trng trọt, chăn nuôi trên địa bàn Thành phố tham gia Chương trình; Vận động tối thiểu 10 cơ sở thuộc chuỗi cung cấp rau thịt an toàn tham gia Chương trình để hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa ổn định phục vụ công tác bình ổn thị trường, đng thời thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn Thành phố.

- Phối hợp với Sở Công Thương trong công tác tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ Chương trình tại Điểm 10 - Mục II Kế hoạch này.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp các Sở, ngành chức năng theo dõi tiến độ thực hiện và hỗ trợ Doanh nghiệp thực hiện các dự án trong các Chương trình Hợp tác phát triển kinh tế - xã hội đã ký kết giữa Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác.

- Hướng dẫn Doanh nghiệp tham gia Chương trình thực hiện thủ tục đầu tư, thủ tục đăng ký phát triển mạng lưới kinh doanh theo các quy định hiện hành.

- Tuyên truyền, phổ biến thông tin về các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Thành phố; hướng dẫn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia Chương trình được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố.

- Phối hợp Sở Công Thương trong công tác tổ chức các hoạt động hỗ trợ Chương trình tại Điểm 10 - Mục II của Kế hoạch này.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã có văn bản chỉ đạo, thông báo các Trường học tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đưa hàng thực phẩm bình ổn vào bếp ăn tại các trường học trên địa bàn trong vòng 15 ngày kể từ ngày Kế hoạch này được ban hành. Phối hợp Sở Y tế và các ngành liên quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể của các trường học trên địa bàn Thành phố.

8. Sở Y tế

- Chỉ đạo, thông báo đến các Bệnh viện trên địa bàn Thành phố tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia Chương trình đưa hàng thực phẩm bình ổn vào các bếp ăn tập thể tại Bệnh viện trong vòng 30 ngày kể từ ngày Kế hoạch này ban hành. Chủ động kiểm tra an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể của các trường học, bệnh viện trên địa bàn Thành phố.

- Phổ biến cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, bếp ăn tập thể trên địa bàn thông tin về các doanh nghiệp, cơ sở tham gia Chương trình bình ổn để kết nối tiêu thụ sản phẩm.

10. Công an Thành phố

- Chủ trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương hướng dẫn, cấp giấy phép lưu thông vào nội thành và đường hạn chế phương tiện 24/24h để xe của doanh nghiệp tham gia Chương trình được lưu thông vận chuyển, phân phối hàng hóa bình ổn đến các siêu thị, mạng lưới bán lẻ kịp thời (khi có văn bản chỉ đạo cụ thể của UBND Thành phố).

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng thuộc Công an Thành phố và Công an các quận, huyện, thị xã tăng cường phối hợp với chính quyn các cấp giải tỏa các tụ điểm chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè; đảm bảo an toàn trật tự tại khu vực các chợ đầu mối, chợ truyền thống trên địa bàn; phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương ngăn chặn, triệt phá các ổ nhóm buôn lậu; buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng..; đầu cơ găm hàng, nâng giá kiếm lợi bất chính..; các hoạt động sản xuất - kinh doanh vi phạm vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp bình ổn vận chuyển hàng hóa trong giờ cao điểm; khi có biến động hàng hóa, xảy ra bão, lụt úng... triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự để các doanh nghiệp lưu thông vận chuyển, phân phi hàng hóa đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

11. Cục Quản lý thị trường Hà Nội

Chủ động phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp: đu cơ hàng hóa, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ và các hành vi vi phạm hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại theo thẩm quyền.

12. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Khu chế xuất Thành phố

- Có văn bản thông báo đến chủ đầu tư các Khu công nghiệp, doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp, đơn vị quản lý nhà ở công nhân tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia Chương trình được đưa hàng thực phẩm bình ổn vào phục vụ tại các bếp ăn tập thể của doanh nghiệp; được hỗ trợ cho thuê địa điểm bán sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày của công nhân trong Khu công nghiệp.

- Cử cán bộ (cụ thể tên, chức vụ, số điện thoại liên hệ) phối hợp Sở Công Thương và các sở, ban, ngành liên quan theo dõi công tác tổ chức bán hàng của các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường tại các khu công nghiệp.

13. Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố

Phối hợp với Sở Công Thương tổ chức thực hiện các chương trình liên kết vùng, kết nối cung cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố; các chương trình bán hàng phục vụ nhân dân ngoại thành, khu công nghiệp; các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại Hà Nội và các tỉnh; tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp... đã được phê duyệt để góp phần đảm bảo cung cầu, bình ổn thị trường.

14. Các Sở, ban, ngành Thành phố

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện tốt công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định giá cả các mặt hàng, dịch vụ thuộc lĩnh vực ngành quản lý và có trách nhiệm phối hp Sở Công Thương thực hiện Kế hoạch này.

15. UBND các quận, huyện, thị xã

- Có Kế hoạch tuyên truyền qua hệ thống thông tin cơ sở, thông báo cụ thể nội dung của Chương trình đến người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn; vận động và xem xét, giới thiệu các cơ sở đủ tiêu chí tham gia Chương trình, gửi về Sở Công Thương trong thời gian 30 ngày kể từ ngày UBND Thành phố ban hành Kế hoạch.

- Rà soát các chợ bán lẻ, các địa điểm gần khu dân cư sử dụng chưa hết công năng, các mặt bằng còn bỏ trống trên địa bàn, gửi Sở Công Thương tổng hợp để giới thiệu các doanh nghiệp tổ chức các cửa hàng chuyên bán hàng bình ổn giá phục vụ người dân.

- Rà soát, giới thiệu các địa điểm phù hợp; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia Chương trình tổ chức bán hàng lưu động trên địa bàn. Đăng ký danh sách (các địa điểm, thời gian dự kiến, quy mô tổ chức và các yêu cầu khác) gửi Sở Công Thương trong vòng 60 ngày kể từ khi Kế hoạch được ban hành để Sở Công Thương tổng hợp, xây dựng Kế hoạch đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp; Hội chợ hàng Việt trên địa bàn.

- Tiếp tục triển khai mở thêm các điểm bán hàng an toàn thực phẩm, thông báo danh sách gửi Sở Công Thương để thông tin tới các doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đưa hàng hóa bình ổn vào các điểm bán hàng an toàn thực phẩm để phát triển mạng lưới bán hàng cố định cho Chương trình.

- Giới thiệu các cơ sở sản xuất trên địa bàn đảm bo các tiêu chuẩn về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm gửi Sở Công Thương đtăng cường kết nối hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông sản của địa phương.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc quyền quản lý kiểm tra, kiểm soát việc chp hành quy định nhà nước về kinh doanh hàng hóa thiết yếu, cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định giá cả trên địa bàn quận, huyện, thị xã.

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng trực thuộc tăng cường công tác giải tỏa chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn.

- Tổng hợp, báo cáo tình hình thị trường giá cả hàng hóa thiết yếu trên địa bàn gửi về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.

- Rà soát, đề xuất bố trí quỹ đất phát triển hạ tầng thương mại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư cơ sở phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn theo quy hoạch được duyệt; đặc biệt tại các khu dân cư mới, khu đô thị, khu công nghiệp.

- Phối hợp Sở Công Thương trong công tác tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ Chương trình tại Điểm 10 - Mục II Kế hoạch này.

16. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố

- Các doanh nghiệp tham gia Chương trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung nêu tại Tiết 8.1, Điểm 8 - Mục II Kế hoạch này.

- Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu thuộc danh mục hàng hóa bình ổn theo Kế hoạch này xem xét đăng ký tham gia thực hiện Chương trình.

Trong trường hợp các doanh nghiệp đăng ký thực hiện Chương trình không đủ đáp ứng nhu cầu hàng hóa dự trữ phục vụ công tác bình ổn thị trường, Thành phố sẽ chỉ định, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có ngành nghề liên quan đến mặt hàng bình ổn thực hiện việc sản xuất, kinh doanh và dự trữ theo yêu cầu của Thành phố. Khi thị trường xảy ra biến động, các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nhằm ổn định thị trường theo chỉ đạo UBND Thành phố và các Sở, ngành liên quan.

Trên đây là nội dung Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019. Đề nghị các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, doanh nghiệp và các đơn vị liên quan tập trung tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiến độ công việc, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- TTr: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các Hiệp hội DN, DN SXKD TM trên địa bàn;
- Báo: HN mới, KT&ĐT; Đài PT&TH Hà Nội, Cổng TT ĐTTP;
- VPUB: CVP, các
PCVP, TKBT, KT;
- Lưu VT, KTHương

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Doãn Toản

 

PHỤ LỤC 01:

LƯỢNG HÀNG HÓA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG NĂM 2019

STT

Mặt hàng

Đơn vị tính

Lượng hàng thực hiện (*)

ĐVT (Triệu đng) (**)

Tổng tiền (triệu đồng)

Ghi chú

1

Lương thực

tấn

32.500

17

552.500

 

2

Thịt lợn

tấn

6.500

40

260.000

 

3

Thịt gà

tấn

2.100

90

189.000

 

4

Trứng gia cầm

triệu quả

43.000

3

129.000

 

5

Dầu ăn

nghìn lít

2.100

40

84.000

 

6

Đường

tấn

1.080

22

23.760

 

7

Gia vị (muối, nước mắm...)

tấn

540

21

11.340

 

8

Rau củ

tấn

36.100

14

505.400

 

9

Thủy hải sản tươi, đông lạnh

tấn

1.800

75

135.000

 

10

Thực phẩm chế biến

tấn

1.800

74

133.200

 

11

Sữa trẻ em dưới 06 tui

nghìn lít

6.900

30

207.000

tính cho 12,8% dân số là trẻ em từ 0 - 6 tuổi

12

Bánh mứt kẹo phục vụ Tết (giá tham khảo của CT Bánh mứt kẹo Hà Ni

Tấn

525

180

94.500

 

13

Rượu, bia, nước giải khát

1000 lít

70.000

25

1.750.000

 

 

 

 

 

 

4.074.700

 

(*) Lượng hàng hóa thực hiện đáp ứng khoảng 35% nhu cầu thị trường trong 1 tháng.

(**) Giá tạm tính tại thời điểm tháng 4/2019

 

Đơn vị: ………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Hà Nội, ngày   tháng   năm 2019

 

PHỤ LỤC 02: ĐĂNG KÝ

V/v tham gia Chương trình bình n thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019

Kính gửi: Sở Công thương Hà Nội.

A. THÔNG TIN CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP.

1. Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………

2. Tên người đại diện pháp luật: ………………………………………………………………………

Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………….

3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………………………………………………………….

Ngày cấp: …………………………………………………………………………………………………

4. Ngành nghề kinh doanh: ……………………………………………………………………………..

5. Vốn điều lệ: …………………………………………………………………………………………….

6. Địa chỉ văn phòng: ……………………………………………………………………………………

7. Điện thoại: …………………………………….. Fax: ………………………………………………..

8. Tên người chịu trách nhiệm: ………………………………………………………………………..

Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………..

Email: ………………………………………………………………………………………………………

9. Tên người liên hệ: …………………………………………………………………………………….

Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………..

Email: ………………………………………………………………………………………………………

B. NỘI DUNG ĐĂNG KÝ.

Sau khi xem xét các thông tin chi tiết về Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019; Doanh nghiệp chúng tôi xét thấy khả năng đáp ứng các yêu cầu của Chương trình và tự nguyện đăng ký tham gia như sau:

2. Mặt hàng và số lưng đăng ký tham gia.

STT

Mặt hàng

ĐVT

Nhà cung cấp (tên, địa chỉ- SĐT)

Lượng hàng đăng ký (một tháng)

Lượng hàng trung bình tiêu thụ trong 1 tháng của năm 2016

Năng lực tạo nguồn hàng

Tự sản xuất, chăn nuôi (%)

Liên kết sản xuất chăn nuôi (%)

Thu mua dtrữ (%)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

2. Mạng lưới phân phối phục vụ Chương trình Bình ổn thị trường.

STT

Loại hình

Số lượng

Kế hoạch Phát triển điểm bán đến hết tháng 5/2020

Ghi chú

1

Siêu thị

 

 

 

2

Cửa hàng tiện lợi

 

 

 

3

Cửa hàng tạp phẩm

 

 

 

4

Sạp chợ truyền thống

 

 

 

5

Bếp ăn tập thể

 

 

 

6

Điểm bán tại khu vực ngoại thành

 

 

 

7

Khác

 

 

 

3. Danh sách cụ thể điểm bán hàng bình n năm 2019.

STT

Điểm bán (Tên, địa chỉ)

Mặt hàng đăng ký bình ổn bày bán tại điểm bán

Người phụ trách

Số điện thoại

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Cơ sở vật chất, nhà xưởng, kho bãi, trang trại.









STT

Cơ sở vật chất, nhà xưởng, kho bãi, trang trại

Diện tích (m2)

Hoạt động chính

Công suất

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

5. Đăng ký xe ch hàng hóa thiết yếu phục vụ chương trình bình ổn thị trường

STT

Loại xe

Bin số xe

Trọng tải xe (tấn, m3)

Mặt hàng vận chuyển

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Xe đăng ký là xe thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

* Doanh nghiệp gửi kèm bản phô tô đăng ký xe ô tô của doanh nghiệp (bản phô tô có dấu của công ty).

6. Nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp (nếu có).

Nội dung

Tng số vốn đang vay từ các tổ chức tín dụng tính đến ngày 30/3/2019 (Ghi cụ thể bng s và bng chữ) đvt: đng

Tổ chức tín dụng đã cho doanh nghiệp vay vốn.

Nhu cầu vốn vay trong thời gian ti. (Ghi cụ thể bằng số và bằng chữ) đvt: đng

Tổ chức tín dụng doanh nghiệp mong muốn làm việc

Lãi suất và các điều kiện mong muốn khác

Nhu cầu vốn vay ngắn hạn của doanh nghiệp để sản xuất, dự trữ hàng hóa

 

 

 

 

 

Nhu cầu vn vay trung và dài hạn đđầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang trại, đim bán...

 

 

 

 

 

7. Các dự án đầu tư, phát triển, liên kết sản xuất năm 2019, định hướng năm 2020 và các năm tiếp theo (nếu có).

STT

Tên dự án (sản xuất, trng trọt, chăn nuôi, phân phi...)

Slượng

Diện tích

Địa chỉ

Hoạt đng chính

Công suất

Ghi chú

Các dự án năm 2019

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các dự án dkiến phát triển năm 2020 và các năm tiếp theo

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Các chương trình hỗ tr của UBND Thành phố Hà Nội mà công ty đang thụ hưởng.

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Công ty …………………………………….. chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin nêu trên, hồ sơ đính kèm và cam kết tuân thủ thực hiện đúng các quy định, điều kiện và nghĩa vụ của Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019.

 

 

Đại diện đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

* Gửi kèm bản đăng ký này:

1. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Hồ sơ đăng ký giá các mặt hàng tham gia bình ổn (theo mẫu tại phụ lục 01 Thông tư 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài Chính)

 

PHỤ LỤC 03:

MẪU VĂN BẢN KÊ KHAI GIÁ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 233/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính)

Tên đơn vị thực hiện kê khai giá
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ..…/………
V/v kê khai giá hàng hóa, dịch vụ bán trong nước hoặc xuất khẩu

……..., ngày … tháng … năm …..

 

Kính gửi: ....(tên cơ quan tiếp nhận Văn bản kê khai giá....)

Thực hiện Thông tư số 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giá">56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá và Thông tư số 233/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giá">56/2014/TT-BTC .

... (tên đơn vị kê khai giá) gửi Bảng kê khai mức giá hàng hóa, dịch vụ bán trong nước hoặc xuất khẩu (đính kèm).

Mức giá kê khai này thực hiện từ ngày ..../..../…..

... (tên đơn vị kê khai giá) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của mức giá mà chúng tôi đã kê khai./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

- Họ tên người nộp Biểu mẫu: …………………………………………………………………..

- Địa chỉ đơn vị thực hiện kê khai: ………………………………………………………………

- Số điện thoại liên lạc: ……………………………………………………………………………

- Email: …………………………………………………………………………………………….

- Số fax: ……………………………………………………………………………………………

Ghi nhận ngày nộp Văn bản kê khai giá của cơ quan tiếp nhn

(Cơ quan tiếp nhận Văn bản kê khai giá ghi ngày, tháng, năm nhận được Văn bản kê khai giá và đóng dấu công văn đến)

 

Tên đơn vị
thực hiện kê khai giá

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…….., ngày … tháng … năm ……

 

BẢNG KÊ KHAI MỨC GIÁ

(Kèm theo công văn số ……… ngày tháng năm ……. của…………. )

1. Mức giá kê khai bán trong nước hoặc xuất khẩu (bán buôn, bán lẻ): Các mức giá tại cửa kho/nhà máy, tại các địa bàn, khu vực khác (nếu có).

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Quy cách, chất lượng

Đơn vtính

Mức giá kê khai hiện hành

Mức giá kê khai mới

Mức tăng/ giảm

Tỷ lệ tăng/ giảm

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Phân tích nguyên nhân, nêu rõ biến động của các yếu tố hình thành giá tác động làm tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá.

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

3. Ghi rõ các chính sách và mức khuyến mại, giảm giá hoặc chiết khấu đối với các đối tượng khách hàng, các điều kiện vận chuyển, giao hàng, bán hàng kèm theo mức giá kê khai (nếu có).

Mức giá kê khai này thực hiện từ ngày …../…./……..

Ghi chú:

Mức giá kê khai là mức giá bán dự kiến đã trừ chiết khấu, giảm giá (nếu có) đã bao gồm thuế giá trị gia tăng cho 01 đơn vị sản phẩm. Trường hợp lần đầu thực hiện kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước về giá đối với sản phẩm mới thì gửi kèm theo Bảng xây dựng hình thành mức giá bán hàng hóa, dịch vụ.

- Mức giá kê khai xuất khẩu ghi cụ thể áp dụng cho thị trường nước xuất khẩu nào và tính theo tỷ giá mua vào VNĐ/USD tại Ngân hàng thương mại …… ngày...tháng...năm...

 

Đơn vị: …………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Hà Nội, ngày   tháng   năm 2019

 

PHỤ LỤC 04: GIẤY ĐĂNG KÝ

V/v tham gia Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019

Kính gửi:

- Sở Công Thương thành phố Hà Nội;
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội.

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên tổ chức tín dụng: ……………………………………………………………………………….

2. Tên người đại diện pháp luật: ………………………………………… Chức vụ: ………………

3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …………………………. Ngày cấp: ………………..

4. Ngành, nghề kinh doanh: …………………………………………………………………………..

5. Vốn điều lệ: …………………………………………………………………………………………..

6. Địa chỉ văn phòng trụ sở: ……………………………………………………………………………

7. Điện thoại: …………………… Fax: ………………………………………………………………..

8. Tên người chịu trách nhiệm: ……………………………….. Chức vụ: ....................................

Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………….

Email: …………………………………………………………………………………………………….

9. Tên chuyên viên liên hệ trực tiếp: …………………………………….. Chức vụ: ……………….

Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………….

Email: …………………………………………………………………………………………………….

II. NỘI DUNG ĐĂNG KÝ

Sau khi xem xét các nội dung chính về việc thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019; Đơn vị chúng tôi xét thấy khả năng đáp ứng các yêu cầu và xin đăng ký tham gia hỗ trợ vốn vay, các sản phẩm dịch vụ khác cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường. Cụ thể như sau:

- Tng nguồn vốn đăng ký hỗ trợ cho doanh nghiệp vay để thực hiện Chương trình Bình n thị trường: …………………………………………………………………………………………… (Bằng chữ: ………………………………………………………………………………..), gồm:

1. Nguồn vốn cho doanh nghiệp vay ngắn hạn để sản xuất, dự trữ hàng hóa phục vụ Chương trình Bình n thị trường (12 tháng):

- Hạn mức tín dụng: …………………………………………………………………………………….

(Bằng chữ: ………………………………………………………………………………………..)

- Mức lãi suất: ……………………………………………………………………………………………

- Cách thức đóng lãi (tháng, quý): …………………………………………………………………….

- Thời hạn cho vay: ……………………………………………………………………………………..

2. Nguồn vốn cho doanh nghiệp vay trung và dài hạn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang trại, điểm bán... phục vụ Chương trình Bình ổn thị trường:

- Hạn mức tín dụng: …………………………………………………………………………………….

(Bằng chữ: ………………………………………………………………………………………..)

- Mức lãi suất: ……………………………………………………………………………………………

- Cách thức đóng lãi (tháng, quý): …………………………………………………………………….

- Thời hạn cho vay: ……………………………………………………………………………………..

3. Nguồn vốn cho doanh nghiệp ngoài chương trình tham gia chuỗi cung ứng hàng bình ổn thị trường

- Hạn mức tín dụng: …………………………………………………………………………………….

(Bằng chữ: ………………………………………………………………………………………..)

- Mức lãi suất: ……………………………………………………………………………………………

- Cách thức đóng lãi (tháng, quý): …………………………………………………………………….

- Thời hạn cho vay: ……………………………………………………………………………………..

4. Các sản phẩm dịch vụ khác:

………………………………………………………………………………………………………………

Ngân hàng …………………….. chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin nêu trên, hồ sơ đính kèm và cam kết:

- Tuân thủ các quy định, điều kiện và nghĩa vụ của Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019.

- Tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn doanh nghiệp trong Chương trình Bình n thị trường vay vốn đúng quy định của Chương trình.

- Thực hiện nghiêm các nội dung đăng ký được nêu trên và nêu trong hồ sơ đính kèm.

- Chịu trách nhiệm cho vay, thu hồi nợ vay theo quy định Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội và quy định pháp luật.

 

 

Đại diện đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 132/KH-UBND

Loại văn bản Văn bản khác
Số hiệu 132/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 10/06/2019
Ngày hiệu lực 10/06/2019
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 132/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 132/KH-UBND 2019 thực hiện Chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu Hà Nội


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Kế hoạch 132/KH-UBND 2019 thực hiện Chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu Hà Nội
Loại văn bản Văn bản khác
Số hiệu 132/KH-UBND
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Doãn Toản
Ngày ban hành 10/06/2019
Ngày hiệu lực 10/06/2019
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 5 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản gốc Kế hoạch 132/KH-UBND 2019 thực hiện Chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu Hà Nội

Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 132/KH-UBND 2019 thực hiện Chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu Hà Nội

  • 10/06/2019

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 10/06/2019

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực