Văn bản khác 63/KH-UBND

Kế hoạch 63/KH-UBND về thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018

Nội dung toàn văn Kế hoạch 63/KH-UBND 2018 thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả Hà Nội


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/KH-UBND

Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2018

Thực hiện: Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17/6/2010; Quyết định số 2148/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 của Thng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 07/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện. UBND thành phố Hà Nội đã ban hành: Quyết định số 5815/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 về việc phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020; Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 20/11/2017 về việc tăng cường tiết kiệm điện; Quyết định số 8586/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2018 của thành phố Hà Nội; Kế hoạch hành động số 242/KH-UBND ngày 13/12/2017 thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bn vững. Căn cứ kết quả thực hiện năm 2017, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018, với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Nâng cao nhận thức về quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố, phát huy sức mạnh cộng đồng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia gn với phát triển bn vững và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.

2. Đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi trang thiết bị có hiệu suất cao, công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng; Hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất, kinh doanh đnâng cao năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh sản phẩm, tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế thế hệ mới.

3. Xây dựng mô hình điển hình sử dụng năng lượng hiệu quả, thúc đẩy phổ biến cho doanh nghiệp xây dựng chỉ số hiệu quả năng lượng, áp dụng công nghệ “công nghiệp thế hệ 4.0” trong quản lý, vận hành đảm bảo sử dụng năng lượng hiệu quả, tăng cường tiết kiệm điện trong sản xuất kinh doanh theo Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 20/11/2017 của UBND thành phố Hà Nội.

4. Thực hiện có hiệu quả Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững theo Chương trình hành động số 242/KH-UBND ngày 13/12/2017 của UBND Thành phố, xác định việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những ưu tiên hàng đầu của Thành phố; Phấn đấu đạt mức tiết kiệm năng lượng năm 2018 từ 2% - 3% mức tiêu thụ năng lượng so với dự báo nhu cầu, hệ số đàn hồi năng lượng/GDP năm 2020 đạt 0,95.

II. NỘI DUNG

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động cộng đồng, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường

- Công tác tuyên truyền: Xây dựng chương trình truyền thông để phổ biến kiến thức, kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, lồng ghép có hiệu quả chương trình tiết kiệm năng lượng của Thành phố trong chiến dịch giờ trái đất 2018 với thông điệp “Hôm nay tôi sống xanh hơn”; tổ chức tuyên truyền thông qua các hình thức: Tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình, báo viết, báo điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng; Phổ biến, phát hành clip, treo băng rôn, áp phích, phát hành tờ rơi, sản phẩm truyền thông tuyên truyền tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường tại các xã, phường, thị trấn, các trường học, đến từng hộ gia đình để thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường; tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực quản lý năng lượng cho các cơ sở công nghiệp và toà nhà.

- Hoạt động của Ban chủ nhiệm Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thành phố Hà Nội: Điều phối, hướng dẫn các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan liên quan xây dựng và triển khai Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố năm 2018; Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các cơ sở sử dụng năng lượng, dự án đầu tư nhiêu năng lượng tuân thủ, thực hiện quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định; Tổ chức Hội nghị, hội thảo để phổ biến, hướng dẫn cơ chế, chính sách quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Tham dự một số hội nghị, hội thảo về tiết kiệm năng lượng do Bộ Công Thương chủ trì.

2. Phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp

- Phổ biến phương pháp, công cụ đánh giá hiệu quả năng lượng, xây dựng kế hoạch và thực hiện các giải pháp, chỉ số tiết kiệm điện trên một đơn vị sản phẩm cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Tổ chức hội chợ triển lãm thương mại quốc tế "Mạng lưới các nhà công nghiệp chế tạo Hà Nội 2018" nhằm thúc đẩy sử dụng tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu trong công nghiệp hỗ trợ Thành phố, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong công nghiệp chế tạo, tăng cường khả năng hội nhập kinh tế quốc tế (nội dung này đã được UBND Thành phố phê duyệt Kế hoạch tổ chức tại văn bản s 6503/UBND-KT ngày 21/12/2017).

- Phổ biến giải pháp phát triển trang thiết bị hiệu suất cao trong vận hành cơ sở bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội; giải pháp tiết kiệm điện trong tòa nhà cơ quan, trụ sở làm việc theo Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 20/11/2017 của UBND thành phố Hà Nội: Xây dựng công cụ tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng.

- Phát triển mô hình sử dụng năng lượng xanh cho các cơ sở sử dụng năng lượng theo tiêu chí của thành phố Hà Nội.

- Vận động các hộ gia đình tham gia phong trào sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng và lồng ghép các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất trong phong trào Hộ gia đình sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng.

- Phổ biến giải pháp và công cụ đánh giá hiệu quả năng lượng, tính toán chỉ shiệu quả năng lượng cho: hệ thống lò Tuynel thuộc nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng; hệ thống cung cấp nước nóng trung tâm trong các tòa nhà xây dựng; hệ thống bơm tại các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

3. Thúc đẩy bảo tồn năng lượng trong các hoạt động công nghiệp và xanh hóa nguồn sản xuất, phân phối điện năng

- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hoài Đức: Đánh giá tình hình sử dụng năng lượng trên địa bàn huyện; Thực hiện hỗ trợ kiểm toán năng lượng cho 05 cơ sở; Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng nhằm thúc đy, áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, hệ thống quản lý năng lượng để các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đảm bảo chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng ít nhất 1% trên một đơn vị sản phẩm.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành: logistic, sản xuất giấy, sản xuất bia - rượu - nước giải khát trên địa bàn thành phố Hà Nội: Đánh giá tình hình sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp; Thực hiện hỗ trợ kiểm toán năng lượng cho một số cơ sở doanh nghiệp; Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng; Xây dựng công cụ tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI) nhằm thúc đẩy, áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

4. Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong khu vực toà nhà và chiếu sáng công cộng

- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại các Khách sạn 3 sao, trường đại học trên địa bàn thành phố: Đánh giá các yếu tảnh hưởng đến tiêu thụ năng lượng; Đánh giá hiệu quả năng lượng; Mô phỏng tối ưu năng lượng; Xây dựng công cụ đánh giá hiệu quả năng lượng theo quy chuẩn QCVN 09:2013/BXD ứng dụng công nghệ "công nghiệp thế hệ 4.0".

- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các tòa nhà chung cư cao tầng trên địa bàn quận Hà Đông bằng phương pháp đánh giá thiết kế kiến trúc xây dựng, hệ thống trang thiết bị tiêu thụ năng lượng dùng chung trên địa bàn quận: Đánh giá tổng quan tình hình sử dụng năng lượng; Hỗ trợ kiểm toán năng lượng hệ thống trang thiết bị; Đánh giá thiết kế kiến trúc xây dựng bằng phương pháp mô phỏng năng lượng; Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các tòa nhà đa năng trên địa bàn Thành phố: Đánh giá tổng quan tình hình sử dụng năng lượng; Hỗ trợ kiểm toán năng lượng; Mô phỏng năng lượng; Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý năng lượng; Đề xuất giải pháp hiệu quả sử dụng năng lượng.

- Thực hiện việc sử dụng đèn LED trong chiếu sáng công cộng và công trình xây dựng; Nâng cấp, mở rộng phạm vi điều khiển Trung tâm điều khin hệ thống chiếu sáng công cộng sử dụng công nghệ truyền thông qua mạng (GSM/GPRS); Tăng số lượng trạm đèn được lắp đặt các bộ điều khiển đóng ngắt, giám sát bằng công nghệ truyền thông qua mạng (GSM/GPRS) để nâng cao hiệu quả chiếu sáng và tiết kiệm năng lượng.

5. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực giao thông vận tải

- Đầu tư hạ tầng giao thông vận tải, phát triển các loại hình vận tải hành khách công cộng đảm bảo thuận tiện, chất lượng; Thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức giao thông, duy tu, duy trì; Đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo hướng văn minh, hiện đại góp phần giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông; Giảm tiêu hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường; Phổ biến sử dụng nhiên liệu sinh học (xăng E5).

- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các tuyến xe buýt công cộng: Đánh giá hiện trạng tiêu thụ năng lượng, xây dựng các giải pháp vận hành, đổi mới trang thiết bị công nghệ tiết kiệm năng lượng; Kiểm toán năng lượng, phổ biến các trang thiết bị có hiệu suất cao cho các tuyến vận tải công cộng; Xây dựng công cụ tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI); Phổ biến sử dụng năng lượng dầu diesel hiệu quả cho các đơn vị hoạt động trong ngành giao thông vận tải công cộng.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về huy động và sử dụng kinh phí

Huy động các nguồn vốn xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của Pháp luật, trong đó nguồn vốn ngân sách nhằm hỗ trợ, kích thích các nguồn vn khác. Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế.

Nguồn ngân sách Thành phố: Tập trung nhiệm vụ tuyên truyền sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường; Phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu sut cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp; Thúc đẩy bảo tồn năng lượng trong các hoạt động công nghiệp và xanh hóa nguồn sản xuất điện năng; Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong khu vực toà nhà và chiếu sáng công cộng; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực giao thông vận tải.

2. Giải pháp về đầu tư khoa học công nghệ và đào tạo

- Hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp sử dụng năng lượng ứng dụng phương pháp công cụ mô phỏng, xây dựng các chỉ số hiệu quả năng lượng cho các hệ thống sử dụng năng lượng lớn (SEU); Xã hội hóa công tác đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ tiết kiệm năng lượng tại cơ sở.

- Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý năng lượng tại các doanh nghiệp; cán bộ chuyên trách tại các đơn vị khai thác hạ tầng, dịch vụ của Khu công nghiệp và chế xuất, cụm công nghiệp.

- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về tiết kiệm năng lượng. Phổ biến, thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng trang thiết bị, kỹ thuật hiệu suất cao chủ động, khai thác có hiệu quả cơ hội công nghệ công nghiệp thế hệ 4.0.

3. Giải pháp về quản lý, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

- Tổ chức thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế, dự toán xây dựng của dự án đầu tư xây dựng phải đảm bảo các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường.

- Kiểm tra, rà soát, cập nhật danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp thông tin của các báo cáo và kế hoạch sử dụng năng lượng của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

4. Giải pháp về hợp tác quốc tế

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ và tổ chức tư vấn. Tổ chức đoàn cán bộ đi đào tạo, tham dự hội thảo tại nước ngoài về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước trong hợp tác quốc tế thực hiện chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực về tiết kiệm năng lượng.

5. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018 là 11.600 triệu đồng (Mười một tỷ, sáu trăm triệu đồng) từ nguồn ngân sách Thành phố; Danh mục các nhiệm vụ thuộc Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018 tại Phụ lục kèm theo.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Sở Công Thương là cơ quan thường trực của Ban Chủ nhiệm Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Thành phố; Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, các đơn vị, tổ chức liên quan thực hiện Chương trình; Điều phối, giám sát, kiểm tra hoạt động và kết quả của từng nhiệm vụ triển khai; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện toàn bộ hoạt động của Chương trình; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng, năm) và theo yêu cầu về triển khai Chương trình với UBND Thành phố, Bộ Công Thương; Tham mưu UBND Thành phố tổ chức tổng kết, xét khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2018.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Thông tư 09/2012/TT-BCT ngày 20/4/2012 của Bộ Công Thương quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các đơn vị, tổ chức liên quan ban hành Kế hoạch: triển khai Phong trào Hộ gia đình tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018; tổ chức hội nghị, hội thảo; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng và theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản có liên quan.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thực hiện huy động các nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia Chương trình Thành phố theo quy định.

2. Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo, quản lý đầu tư phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn Thành phố; rà soát Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn Thành phố phù hợp Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 quy định tại Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về tiết kiệm năng lượng trong xây dựng mới và cải tạo lại các tòa nhà có quy mô lớn; triển khai áp dụng các giải pháp, công nghệ, thiết bị, vật liệu tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà.

- Chủ trì đẩy mạnh triển khai các giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng; hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về chiếu sáng công cộng trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội theo Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 20/11/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường tiết kiệm điện.

- Chủ trì, hướng dẫn các chủ đầu tư lắp đặt, sử dụng các loại đèn LED đảm bảo chất lượng, hiệu quả, có kinh phí đầu tư hợp lý và giảm điện năng tiêu thụ trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng công trình, cải tạo chỉnh trang, duy tu, duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng; tổ chức lập và thực hiện các biện pháp cần thiết để tiết kiệm năng lượng cho hệ thống chiếu sáng công cộng của Thành phố. Nâng cấp, mở rộng phạm vi điều khiển Trung tâm điều khiển hệ thống chiếu sáng công cộng sử dụng công nghệ truyền thông qua mạng (GSM/GPRS); Tăng số lượng trạm đèn được lắp đặt các bộ điều khin đóng ngắt, giám sát bằng công nghệ truyền thông qua mạng (GSM/GPRS) để nâng cao hiệu quả chiếu sáng và tiết kiệm năng lượng.

3. SKhoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, tổ chức liên quan trong việc xây dựng các đặt hàng nhiệm vụ khoa học công nghệ thường niên trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trình UBND Thành phố phê duyệt để đăng báo tuyn chọn các tổ chức cá nhân có đủ năng lực tham gia.

- Phối hợp với Sở Công Thương trong việc giới thiệu, tuyên truyền các mô hình, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành thực hiện sử dụng năng lượng hiệu quả liên quan đến môi trường.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các giải pháp môi trường có liên quan đến sử dụng tiết kiệm năng lượng trên địa bàn Thành phố.

5. Sở Giao thông vận tải

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, các tổ chức liên quan thực hiện tiết kiệm năng lượng trong hoạt động giao thông vận tải.

- Nghiên cứu, hợp lý hóa mạng lưới giao thông Thành phố nhằm tối ưu năng lực giao thông vận tải, hạn chế phương tiện cá nhân, tăng cường phương tiện vận tải hành khách công cộng; đưa vào hoạt động ổn định vận tải khối lượng lớn BRT; Phổ biến sử dụng nhiên liệu sinh học (xăng E5).

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp Sở Tài chính, Sở Công Thương tham mưu cho UBND Thành phố cơ chế, giải pháp huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tạo điều kiện cho các cơ sở, tổ chức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố; kêu gọi nguồn tài trợ từ các dự án nước ngoài về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố.

- Phối hợp các Sở: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan giám sát, kiểm tra việc tuân thủ thực hiện tiêu chí về quy mô công suất, tiêu hao năng lượng, công nghệ và thiết bị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp, nhà đầu tư theo Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

7. Sở Tài chính

Rà soát, kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức có liên quan triển khai sử dụng hầm biogas kết hợp sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trong hộ gia đình và sản xuất nông nghiệp.

9. Sở Du lịch

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, các tổ chức liên quan thực hiện tiết kiệm năng lượng trong các cơ sở lưu trú.

- Thực hiện các dịch vụ du lịch “xanh” trong mô hình cơ sở lưu trú, khách sạn.

10. Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan truyền thông

- Chủ động phối hợp Sở Công Thương, các đơn vị, tổ chức liên quan thực hiện thông tin, tuyên truyền về tiết kiệm năng lượng. Hướng dẫn các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền đến từng cơ sở sản xuất, hộ gia đình và người dân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Các cơ quan báo chí Hà Nội: báo Hà Nội mới, báo Kinh tế và Đô thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội,... chủ động phối hợp Sở Công Thương xây dựng các chuyên đề giới thiệu các biện pháp, mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chuyên mục thông tin trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.

11. Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất thành phố Hà Nội

Phối hợp Sở Công Thương hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao chỉ số hiệu quả năng lượng năng lực cho các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp và chế xuất, cụm công nghiệp.

12. Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội

- Phối hợp các Sở, ngành, tổ chức liên quan thực hiện phân phối, bán lẻ và sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

- Xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện quản lý nhu cầu điện năng phù hợp với các khả năng cung cấp (giờ cao điểm, thấp điểm); đáp ứng đầy đủ điện năng cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hiệu quả.

- Tổ chức thực hiện các biện pháp (quản lý, kiểm tra, nghiên cứu ứng dụng giải pháp...) nhằm giảm tổn thất điện trong khâu truyền tải, phân phối và kinh doanh điện.

- Vận động các cơ sở sử dụng điện tiết kiệm. Hướng dẫn khách hàng sử dụng điện theo biểu đồ phụ tải tối ưu để hệ thống điện vận hành đạt hiệu quả.

- Phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã tuyên truyền, vận động Hộ gia đình thực hiện tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng.

13. Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:

Đề nghị Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội phối hợp các Sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cấp trực thuộc tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố.

14. UBND các quận, huyện, thị xã

Ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn năm 2018, giai đoạn 2016 - 2020. Tập trung triển khai nhiệm vụ tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng trong hộ gia đình; tiết kiệm điện tại trụ sở làm việc của các cơ quan trên địa bàn theo Chỉ thị s 21/CT-UBND ngày 20/11/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường tiết kiệm điện.

UBND Thành phố yêu cầu: Các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức liên quan căn cứ vào Kế hoạch này tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án gắn với sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; định kỳ 6 tháng, năm gửi báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan đơn vị kịp thời phản ánh gửi Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Công Thương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành;
- Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội;
- Đoàn TNCS HCM thành phố Hà Nội;
- VPUB: CVP, các PCVP; KT, VX, ĐT, TKBT;
- Lưu: VT, KTV
ân.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Doãn Toản

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 13/03/2018 của UBND thành phố Hà Nội)

TT

Danh mục

Nội dung

Chỉ tiêu kế hoạch

Đơn vị

Kinh phí (Triệu đồng)

Địa phương

Địa phương

Địa phương

I

Nhiệm vụ 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động cộng đồng, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường

845

0

845

1

Truyền thông phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qutrên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình các tin, bài phóng sự về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qu, bảo vệ môi trường.

- Đăng các tin, bài trên báo giấy và báo điện tử truyền thông tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và tăng cường tiết kiệm điện theo Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 20/11/2017 của UBND thành phố Hà Nội; Kế hoạch hành động số 242/KH-UBND ngày 13/12/2017 của UBND Thành phố về thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

- 20 tin, bài phóng sự tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường;

- 20 bài viết truyền thông về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường trên báo giấy và báo điện tử.

- 2.500 lượt phát clip tuyên truyền về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường trên màn hình LED cỡ lớn tại các khu vực trung tâm đông dân cư.

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Cơ quan truyền thông; UBND 30 quận, huyện, thị xã.

370

0

370

2

Tuyên truyền phổ biến trong cộng đồng dân cư, lồng ghép có hiệu quả chương trình tiết kiệm năng lượng của Thành phố trong chiến dịch giờ trái đất 2018 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Phổ biến, phát hành clip, treo băng rôn, poster (áp phích), phát hành tờ rơi, sản phẩm truyền thông tuyên truyền tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường tại các xã, phường, thị trấn, các trường học, tòa nhà, hộ gia đình, trụ sở doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường.

- 1.650 áp phích cổ động tuyên truyền tiết kiệm điện và tiết kiệm năng lượng tại các trụ sở của các xã, phường; các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- 10.000 tờ rơi tuyên truyền tiết kiệm điện và tiết kiệm năng lượng phát trong các trường học trên địa bàn Thành phố.

- 7.000 áp phích tuyên truyền về mô hình tiết kiệm điện và tiết kiệm năng lượng, ứng dụng các giải pháp tiên tiến tiết kiệm năng lượng phát cho các tòa nhà.

- 150 băng rôn tuyên truyền tại các tòa nhà trụ sở, doanh nghiệp.

- 01 pano và 01 đồng hồ LED tuyên truyền tại trụ sở Sở Công Thương.

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội; UBND 30 quận, huyện, thị xã.

275

0

275

3

Hoạt động của Ban Chủ nhiệm Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thành phố Hà Nội.

- Điều phối, hướng dẫn các Sở, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan liên quan xây dựng và triển khai Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố năm 2018;

- Tổ chức Hội nghị, hội thảo: phổ biến, hướng dẫn cơ chế, chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tuân thủ thực hiện quản lý sử dụng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Tham dự một số hội nghị, hội tho về tiết kiệm năng lượng do Bộ Công Thương ch trì.

- Tổ chức 02 hội nghị hướng dẫn trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, định mức tiêu hao năng lượng trên đơn vị sn phẩm và các văn bản liên quan cho trên 300 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm của Thành phố (theo Quyết định số 1305/QĐ-TTg ngày 03/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ).

- Tổ chức 02 hội nghị phổ biến, hướng dẫn tăng cường sử dụng các trang thiết bị hiệu suất cao, thiết bị được dán nhãn năng lượng, sử dụng có hiệu quả điện năng trong giờ thấp điểm và cao điểm; khuyến khích sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố.

- Tổ chức 01 đoàn đi công tác Hồ Chí Minh tham dự hội nghị, hội chợ về tiết kiệm năng lượng.

- Tổ chức 01 đoàn đi thành phố Đà Nng tham dự hội nghị, hội chợ về tiết kiệm năng lượng.

- Tổ chức 03 đoàn đi các tỉnh khu vực phía Bắc tham dự hội nghị, hội chợ tiết kiệm năng lượng.

- Tổ chức 01 hội nghị, hội thảo Ban chủ nhiệm, tổ công tác đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm; đánh giá kết quả thực hiện năm 2018 và xây dựng kế hoạch chương trình tiết kiệm năng lượng 2019.

- Đơn vị chủ trì Sở Công Thương

- Đơn vị phối hợp: Thành viên và Tổ công tác giúp việc Ban Chủ nhiệm Chương trình; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội; Các cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình xây dựng.

200

0

200

II

Nhiệm vụ 2: Phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng; từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp

6.375

10.540

16.915

4

Phổ biến phương pháp, công cụ đánh giá hiệu quả năng lượng, xây dựng Kế hoạch và thực hiện các giải pháp, ch stiết kiệm điện trên một đơn vị sản phẩm cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Tổ chức hội nghị phổ biến, hướng dẫn các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm xây dựng kế hoạch năm và năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Xây dựng 03 bộ tài liệu về giải pháp thực hiện tiết kiệm điện cho: hệ thống nén khí, hệ thống truyền động, hệ thống điều hòa không khí trung tâm.

- Xây dựng 02 bộ tài liệu chung về phương pháp, công cụ tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI) theo các bộ tiêu chuẩn ISO mới về đo lường hiệu suất năng lượng - quản lý năng lượng để hỗ trợ tính toán tự động chi tiêu tiết kiệm điện ít nhất 1% trên một đơn vị sản phẩm.

- Xây dựng giải pháp (04 Clip) về thực hiện tiết kiệm điện và phương pháp và công cụ tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI) tại các cơ sở sử dụng năng lượng.

- Xây dựng công cụ giám sát năng lượng từ xa ứng dụng công nghệ 4.0 cho hệ thống quản lý, sử dụng năng lượng của 01 cơ sở điển hình.

- Tổ chức 03 hội nghị phổ biến, hướng dẫn xây dựng kế hoạch và báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lưng tiết kiệm và hiệu qucho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.

- 600 bộ tài liệu về giải pháp thực hiện tiết kiệm điện cho: hệ thống nén khí, hệ thống truyền động, hệ thống điều hòa không khí trung tâm phát cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, tòa nhà, công trình xây dựng.

- 400 bộ tài liệu chung về phương pháp, công cụ tính toán chsố hiệu qunăng lượng (EnPI) theo các bộ tiêu chuẩn ISO mới về đo lường hiệu suất năng lượng

- qun lý năng lượng để hỗ trợ tính toán tự động chỉ tiêu tiết kiệm điện ít nhất 1% trên một đơn vị sn phẩm cho các cán bộ quản lý, kỹ thuật tại cơ sở sản xuất công nghiệp, tòa nhà.

- 04 Clip giải pháp về thực hiện tiết kiệm điện và phương pháp và công cụ tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI) tại các cơ sở sử dụng năng lượng phát trực tiếp tại các hội nghị, hội tho chuyên đề, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tòa nhà.

- Công cụ giám sát năng lượng từ xa ứng dụng công nghệ 4.0 cho hệ thống qun lý, sử dụng năng lượng của 01 cơ sở điển hình để phổ biến tuyên truyền nhân rộng cho các cơ sở sử dụng năng lượng.

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các cơ sở sdụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất công nghiệp; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội.

500

0

500

5

Tổ chức hội chợ triển lãm thương mại quốc tế "Mạng lưới các nhà công nghiệp chế tạo Hà Ni 2018".

- Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật có mức tự động hóa cao thuộc thế hệ “công nghiệp 4.0” nhằm nâng cao năng lực công nghiệp, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong công nghiệp chế tạo linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm; sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng.

- Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật có mức tự động hóa cao thuộc thế hệ “công nghiệp 4.0”.

- Tổ chức hội thảo chuyên ngành tại hội chợ triển lãm.

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ngành của Thành phố, Công ty NC Network Việt Nam, đơn vị tư vấn và các đơn vị liên quan.

2.000

8.955

2.000

6

Phát triển trang thiết bị hiệu suất cao trong vận hành cơ sở bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- ng dụng công cụ đánh giá mô phỏng hiệu quả năng lượng (Design Builder - USA, được dự án của Bộ Xây dựng hỗ trợ, chuyển giao).

- Kiểm toán năng lượng cho một số bệnh viện.

- Xây dựng công cụ tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPl) tại các Bệnh viện theo công nghệ "công nghiệp thế hệ 4.0" và đề xuất giải pháp sử dụng trang thiết bị hiệu suất cao trong vận hành cơ sở bệnh viện.

- Kiểm toán năng lượng 04 Bệnh viện; báo cáo đánh giá hiệu qunăng lượng trong các bệnh viện bằng công cụ mô phỏng hiệu quả năng lượng.

- 01 bộ công cụ, mô hình tính toán tự động chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI) cho cơ sở bệnh viện, có khả năng kết nối internet.

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các cơ sở bệnh viện; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội.

440

300

740

7

Phát triển mô hình sử dụng năng lượng xanh cho các cơ sở theo Tiêu chí của thành phố Hà Nội năm 2018.

- Hướng dẫn các cơ sở, doanh nghiệp tham gia đánh giá công nhận là cơ sở sử dụng năng lượng xanh theo Tiêu chí của Thành phố.

- Tổ chức công nhận danh hiệu Cơ sở sử dụng năng lượng xanh.

- Hướng dẫn trên 50 cơ sở tham gia đánh giá sử dụng năng lượng xanh; công nhận ít nhất 15 cơ sở theo Tiêu chí Thành phố.

- Tổ chức 02 cuộc họp hội đồng đánh giá (01 cuộc họp đánh giá dữ liệu hồ sơ đăng ký của các cơ sở; 01 cuộc họp chấm điểm đề xuất công nhận danh hiệu cho các cơ sở).

- Xây dựng 01 phóng sự; 03 clip tuyên truyền cho 03 loại hình đối tượng theo tiêu chí Thành phố phát trong lễ công bố, tôn vinh doanh nghiệp, làm tài liệu tuyên truyền.

- 01 Lễ công bố, tôn vinh các cơ sở đạt danh hiệu Cơ sở sử dụng Năng lượng xanh trên đài truyền hình.

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; công trình xây dựng; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội.

800

0

800

8

Phong trào Hộ gia đình sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng trên địa bàn Thành phố năm 2018.

- Vận động các hộ gia đình tham gia phong trào Hộ gia đình sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng. Phổ biến về kỹ năng lựa chọn, sử dụng các trang thiết bị tiết kiệm điện và các sản phẩm dán nhãn năng lượng tại các tổ dân phố trên địa bàn Thành phố.

- Cập nhật, phát hành Sổ tay về kỹ năng lựa chọn, sử dụng thiết bị gia dụng dán nhãn năng lượng; Kỹ năng tiết kiệm năng lượng trong hộ gia đình.

- Phổ biến kỹ năng tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho đội ngũ tuyên truyền viên.

- 01 hội nghị phát động phong trào Hộ gia đình sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng thành phố Hà Nội 2018.

- Tổ chức 30 hội nghị tuyên truyền, tập huấn kỹ năng tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

- 7.000 Sổ tay về nhãn năng lượng, nhãn so sánh năng lượng phát cho các hộ gia đình tại các buổi tuyên truyền, tập huấn cho các hộ gia đình, phòng kinh tế UBND các quận, huyện, thị xã, hội phụ nữ.

- 10.000 sổ tay kỹ năng tiết kiệm năng lượng trong hộ gia đình phát cho các hộ gia đình tại các buổi tuyên truyền, tập huấn cho các hộ gia đình, phòng kinh tế UBND các quận, huyện, thị xã, hội phụ nữ.

- 600 sản phẩm truyền thông tiết kiệm năng lượng phát cho 600 hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng tiêu biểu.

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội; UBND 30 quận, huyện, thị xã.

800

0

800

9

Phổ biến giải pháp tiết kiệm điện trong tòa nhà cơ quan, trụ sở làm việc theo Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 20/11/2017 của UBND thành phố Hà Nội.

- Xây dựng công cụ tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPl); sử dụng ma trận quản lý năng lượng để đánh giá tình hình quản lý năng lượng tại tòa nhà cơ quan, trụ sở làm việc.

- Kiểm toán năng lượng cho một số tòa nhà cơ quan, trụ sở làm việc.

- Báo cáo đánh giá tình hình áp dụng hệ thống quản lý năng lượng tại 05 tòa nhà cơ quan, trụ sở làm việc.

- Kiểm toán năng lượng cho 05 tòa nhà cơ quan, trụ sở làm việc.

- Xây dựng thí điểm 01 bộ công cụ, mô hình tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI).

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các tòa nhà cơ quan, trụ sở làm việc; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội.

445

285

730

10

Xây dựng công cụ tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng cho hệ thống lò Tuynel thuộc nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn Thành phố.

- Đánh giá hiệu quả năng lượng của hệ thống lò Tuynel trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

- Kiểm toán năng lượng tại một số doanh nghiệp.

- Xây dựng thí điểm công cụ tính toán hiệu suất của hệ thống lò Tuynel theo công nghệ "công nghiệp thế hệ 4.0".

- Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống lò Tuynel trong các doanh nghiệp.

- Báo cáo đánh giá hiệu qunăng lượng của hệ thống lò Tuynel trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

- Kiểm toán năng lượng cho 05 doanh nghiệp.

- Xây dựng thí điểm 01 bộ công cụ, mô hình tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI) theo công nghệ "công nghiệp thế hệ 4.0".

- Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống lò Tuynel trong các doanh nghiệp.

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các cơ sở sản xuất công nghiệp có hệ thống lò Tuyn; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội.

450

300

750

11

Phổ biến phương pháp và công cụ đánh giá hiệu quả năng lượng cho hệ thống cung cấp nước nóng trung tâm trong các tòa nhà xây dựng trên địa bàn Thành phố.

- Đánh giá hiệu quả năng lượng của hệ thống cung cấp nước nóng trung tâm cho các công trình xây dựng.

- Kiểm toán năng lượng một số tòa nhà xây dựng.

- Xây dựng thí điểm bộ công cụ tính toán hiệu quả năng lượng của hệ thống cung cấp nước nóng trung tâm cho các tòa nhà xây dựng.

- Xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống cung cấp nước nóng trung tâm trong các tòa nhà xây dựng.

- Báo cáo đánh giá hiệu quả năng lượng của hệ thống cung cấp nước nóng trung tâm cho các công trình xây dựng.

- Kiểm toán năng lượng 05 tòa nhà xây dựng.

- Xây dựng thí điểm 01 bộ công cụ, mô hình tính toán hiệu quả năng lượng của hệ thống cung cấp nước nóng trung tâm cho các tòa nhà xây dựng.

- Xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống cung cấp nước nóng trung tâm trong các tòa nhà xây dựng.

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các tòa nhà xây dựng; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội.

475

375

850

12

Nâng cao hiệu quả hiệu qusử dụng năng lượng của trang thiết bị hệ thống bơm trong các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

- Đánh giá tình hình trang thiết bị hệ thống bơm trong doanh nghiệp công nghiệp.

- Kiểm toán năng lượng cho các doanh nghiệp.

- Xây dựng công cụ tính toán hiệu suất của hệ thống bơm theo công nghệ "công nghiệp thế hệ 4.0".

- Báo cáo đánh giá tình hình trang thiết bị hệ thống bơm; Kiểm toán năng lượng tại 05 doanh nghiệp.

- Xây dựng 01 bộ công cụ, mô hình tính toán hiệu suất của hệ thống bơm theo công nghệ "công nghiệp thế hệ 4.0".

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các cơ sở sản xuất công nghiệp; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội.

465

325

790

III

Nhiệm vụ 3: Thúc đẩy bảo tồn năng lượng trong các hoạt động công nghiệp và xanh hóa nguồn sản xuất, phân phối điện năng

2.140

1.625

3.765

13

Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì.

- Đánh giá tình hình sử dụng năng lượng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì.

- Kiểm toán năng lượng cho một số cơ sở sản xuất công nghiệp.

- Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng.

- Báo cáo đánh giá tình hình sử dụng năng lượng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì.

- Kiểm toán năng lượng tại 05 cơ sở sản xuất công nghiệp.

- Hỗ trợ 01 cơ sở xây dựng hệ thống quản lý năng lượng.

- Đơn vị chtrì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội.

460

395

855

14

Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức

- Đánh giá tình hình sử dụng năng lượng cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức.

- Kiểm toán năng lượng tại một số doanh nghiệp.

- Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng.

- Báo cáo đánh giá tình hình sử dụng năng lượng cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức.

- Kiểm toán năng lượng tại 04 doanh nghiệp.

- Hỗ trợ 01 cơ sở xây dựng hệ thống quản lý năng lượng.

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội.

380

320

700

15

Nâng cao hiệu qusử dụng năng lượng cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành logistic trên địa bàn Thành phố.

- Đánh giá hiệu quả năng lượng cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành logistic.

- Kiểm toán năng lượng tại một số doanh nghiệp thuộc nhóm ngành logistic.

- Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý năng lượng.

- Xây dựng công cụ tính toán chsố hiệu quả năng lượng (EnPI) cho nhóm ngành logistic.

- Báo cáo đánh giá hiệu quả năng lượng cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành logistic.

- Kiểm toán năng lượng 05 doanh nghiệp.

- Hỗ trợ 01 cơ sở xây dựng hệ thống quản lý năng lượng.

- 01 bộ công cụ, mô hình tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI).

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành logistic; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội.

450

320

770

16

Nâng cao hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất giấy trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

- Đánh giá hiệu quả năng lượng cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất giấy.

- Kiểm toán năng lượng cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất giấy.

- Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý năng lượng.

- Xây dựng công cụ tính toán chsố hiệu quả năng lượng (EnPl) cho nhóm ngành giấy - bao bì.

- Báo cáo đánh giá hiệu quả năng lượng cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất giấy.

- Kiểm toán năng lượng cho 05 doanh nghiệp.

- Hỗ trợ 01 doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý năng lượng.

- 01 bộ công cụ, mô hình tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI) cho nhóm ngành giấy - bao bì.

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các sản xuất công nghiệp thuộc nhóm ngành giấy - bao bì; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội.

450

320

770

17

Nâng cao hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất bia - rượu - nước giải khát trên địa bàn Thành phố.

- Đánh giá hiệu quả năng lượng cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất bia - rượu - nước giải khát.

- Kiểm toán năng lượng tại một số doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất bia - rượu - nước giải khát.

- Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý năng lượng.

- Xây dựng công cụ tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI) cho nhóm ngành sản xuất bia - rượu - nước giải khát.

- Báo cáo đánh giá hiệu quả năng lượng cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất bia - rượu - nước giải khát.

- Kiểm toán năng lượng cho 04 doanh nghiệp.

- Hỗ trợ 01 doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý năng lượng.

- 01 bộ công cụ, mô hình tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI) cho nhóm ngành sản xuất bia - rượu - nước giải khát.

- Đơn vị chtrì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất bia - rượu - nước giải khát; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội.

400

270

670

IV

Nhiệm vụ 4: Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong khu vực toà nhà và chiếu sáng công cộng

1.885

695

2.580

18

Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại các Khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ năng lượng của các khách sạn.

- Đánh giá hiệu quả năng lượng cho các khách sạn 3 sao.

- Mô phỏng tối ưu năng lượng cho khách sạn 3 sao.

- Xây dựng công cụ đánh giá hiệu quả năng lượng theo quy chuẩn QCVN 09:2013/BXD cho các khách sạn 3 sao ứng dụng công nghệ "công nghiệp thế hệ 4.0"

- Báo cáo đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ năng lượng của các khách sạn.

- Đánh giá hiệu quả năng lượng tại 05 khách sạn 3 sao.

- Mô phỏng tối ưu năng lượng cho 02 khách sạn 3 sao.

- 01 bộ công cụ, mô hình đánh giá hiệu quả năng lượng theo quy chuẩn QCVN 09:2013/BXD cho các khách sạn 3 sao ng dụng công nghệ "công nghiệp thế hệ 4.0".

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các khách sạn 3 sao; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội.

500

0

500

19

Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các tòa nhà chung cư cao tầng trên địa bàn quận Hà Đông

- Đánh giá tổng quan tình hình sử dụng năng lượng các tòa nhà chung cư trên địa bàn quận Hà Đông.

- Đánh giá hệ thống trang thiết bị thông qua kiểm toán năng lượng.

- Đánh giá thiết kế kiến trúc xây dựng bằng phương pháp mô phỏng năng lượng.

- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các tòa nhà chung cư.

- Báo cáo đánh giá tổng quan tình hình sử dụng năng lượng các tòa nhà chung cư địa bàn quận Hà Đông.

- Kiểm toán năng lượng cho 06 tòa nhà chung cư.

- Báo cáo đánh giá, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại 02 tòa nhà chung cư.

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các tòa nhà chung cư; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội.

425

300

725

20

Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các trường Đại học trên địa bàn Thành phố.

- Đánh giá, đề xuất các giải pháp pháp nâng cao hiệu quả năng lượng cho các trường đại học.

- Mô phỏng năng lượng cho các trường đại học.

- Xây dựng bộ công cụ đánh giá hiệu quả năng lượng theo quy chuẩn QCVN 09:2013/BXD cho các trường đại học theo công nghệ "công nghiệp thế hệ 4.0".

- Báo cáo đánh giá, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại 05 trường đại học.

- Mô phỏng năng lượng cho 02 trường đại học.

- Xây dựng 01 bộ công cụ, mô hình đánh giá hiệu quả năng lượng theo quy chuẩn QCVN 09:2013/BXD cho các trường đại học theo công nghệ "công nghiệp thế hệ 4.0".

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các trường đại học; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội.

460

0

460

21

Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các tòa nhà đa năng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Đánh giá tổng quan tình hình sử dụng năng lượng các tòa nhà đa năng (tổ hp thương mại, văn phòng cho thuê...).

- Kiểm toán năng lượng tại một số tòa nhà đa năng.

- Mô phỏng năng lượng cho các tòa nhà đa năng.

- Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý năng lượng.

- Báo cáo đánh giá, đề xuất các giải pháp pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại các tòa nhà đa năng.

- Kiểm toán năng lượng tại 05 tòa nhà đa năng.

- Mô phỏng năng lượng thí điểm cho 02 tòa nhà đa năng.

- Hỗ trợ 01 tòa nhà đa năng xây dựng hệ thống quản lý năng lượng.

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các tòa nhà đa năng; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội.

500

395

895

V

Nhiệm vụ 5: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực giao thông vận ti

355

225

580

22

Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các tuyến xe buýt công cộng.

- Kiểm toán năng lượng cho các tuyến vận tải công cộng.

- Xây dựng công cụ tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI), mô phỏng yếu tố ảnh hưởng: Mật độ giao thông; đặc điểm cung đường đô thị.

- Kiểm toán năng lượng tại 03 tuyến xe buýt công cộng.

- 01 bộ công cụ, mô hình tính toán chsố hiệu quả năng lượng (EnPI).

- 01 Hội thảo chuyên đề

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Sở Giao thông vận tải; Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành giao thông vận tải công cộng.

355

225

580

 

Tổng cộng

 

 

 

11.600

13.085

24.685

Ghi chú:

- Đối với Chương trình, dự án đa mục tiêu trong đó có giải pháp thực hiện tiết kiệm năng lượng, Thành phố giao trực tiếp cho các đơn vị.

- Nguồn vốn huy động hợp pháp khác: Khuyến khích, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, tư nhân và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để thực hiện đầu tư, đổi mới các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng...

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 63/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu63/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành13/03/2018
Ngày hiệu lực13/03/2018
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Kế hoạch 63/KH-UBND 2018 thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả Hà Nội


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 63/KH-UBND 2018 thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả Hà Nội
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu63/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hà Nội
                Người kýNguyễn Doãn Toản
                Ngày ban hành13/03/2018
                Ngày hiệu lực13/03/2018
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật6 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch 63/KH-UBND 2018 thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả Hà Nội

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 63/KH-UBND 2018 thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả Hà Nội

                      • 13/03/2018

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 13/03/2018

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực