Văn bản khác 64/KH-UBND

Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 tại tỉnh Yên Bái

Nội dung toàn văn Kế hoạch 64/KH-UBND 2015 an toàn lao động vệ sinh lao động 2011 2015 Yên Bái


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 64/KH-UBND

Yên Bái, ngày 15 tháng 5 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TẠI TỈNH YÊN BÁI, NĂM 2015

Thực hiện Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015; Công văn số 727/LĐTBXH-ATLĐ ngày 05/3/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn triển khai Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2015; theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 58/TTr-SLĐTBXH ngày 04/5/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 tại tỉnh Yên Bái, năm 2015 cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Phấn đấu 100% số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người, cháy nổ được điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Giảm 5% số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người so với năm 2014.

2. Phấn đấu 90% người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn - vệ sinh lao động và người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động được tham gia huấn luyện; trên 10% doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động.

3. Trên 85% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp được khám, phát hiện và điều trị bệnh nghề nghiệp. 100% người lao động được xác nhận làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hàng năm được hưởng các chính sách, chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động

a) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động

Tổ chức tập huấn đối với cán bộ quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động tại địa phương, trong đó ưu tiên các đối tượng là người làm công tác an toàn vệ sinh lao động làm việc tại các ban quản lý khu công nghiệp, cán bộ theo dõi công tác an toàn - vệ sinh lao động tại các địa phương.

Tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác an toàn - vệ sinh lao động do Trung ương tổ chức.

b) Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động

Tổ chức các lớp huấn luyện về xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động cho người làm công tác an toàn vệ sinh lao động hoặc người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý an toàn - vệ sinh lao động và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện.

c) Xây dựng cơ sở dữ liệu về an toàn - vệ sinh lao động

Các địa phương thống kê liên tục người dân tại địa phương bị chết do tai nạn lao động trong năm 2015 ngay khi người dân đến khai tử để làm cơ sở theo dõi, xây dựng cơ sở dữ liệu an toàn - vệ sinh lao động theo hướng dẫn tại Công văn số 727/LĐTBXH-ATLĐ ngày 05/3/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

d) Hỗ trợ mua các máy móc, thiết bị phục vụ nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động tại địa phương

Tiếp tục trang bị các máy móc, thiết bị phục vụ nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác an toàn vệ sinh lao động tại địa phương theo hướng dẫn tại Quyết định số 270/QĐ-LĐTBXH ngày 12/3/2014 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành chuẩn trang thiết bị phục vụ nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn lao động, vệ sinh lao động thuộc Dự án 1, Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015.

2. Phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động

a) Triển khai hiệu quả mô hình phòng, chống bệnh nghề nghiệp phổ biến trong các ngành khai thác mỏ, xây dựng và ngành y tế

Tiếp tục đánh giá và hoàn thiện các mô hình quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, trong đó tập trung: Đánh giá nguy cơ đối với sức khỏe, lập hồ sơ vệ sinh lao động, đo môi trường lao động; giám sát sức khỏe người lao động (khám tuyển, khám định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, lập hồ sơ sức khỏe người lao động...); tư vấn, hướng dẫn báo cáo việc thực hiện các biện pháp cải thiện lao động, môi trường lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.

Triển khai mở rộng mô hình thông qua các hoạt động truyền thông, tập huấn, hội thảo chuyên đề, tuyên truyền mô hình phòng chống bệnh nghề nghiệp và bảo vệ sức khỏe người lao động.

b) Nâng cao năng lực đo, giám sát môi trường lao động thông qua hỗ trợ thiết bị, tập huấn kỹ năng giám sát môi trường lao động

Tiến hành rà soát nhu cầu, xây dựng tài liệu đào tạo và tổ chức tập huấn, tổ chức đào tạo giảng viên, huấn huyện cho cả cơ sở y tế và cán bộ an toàn tại cơ sở, tập huấn kỹ năng giám sát môi trường lao động, tập huấn cho cán bộ y tế lao động tuyến tỉnh, huyện, cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn về giám sát môi trường lao động do các đơn vị trung ương tổ chức, tiến hành đánh giá kết quả trước và sau đào tạo.

Hỗ trợ thiết bị giám sát môi trường lao động theo danh mục trang thiết bị giám sát môi trường lao động được quy định tại Chuẩn quốc gia về y tế dự phòng và Thông tư số 19/2011/TT-BYT của Bộ y tế về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp và theo hướng dẫn tại Công văn số 727/LĐTBXH-ATLĐ ngày 05/3/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Nâng cao năng lực khám, chẩn đoán, điêu trị, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp

Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế lao động các tuyến về chẩn đoán, giám định, điều trị bệnh nghề nghiệp và căn cứ điều kiện thực tế của tỉnh để nghiên cứu bổ sung trang thiết bị phòng, chống bệnh nghề nghiệp theo Quyết định số 4696/QĐ-BYT ngày 27/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Chuẩn quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2008-2015; Thông tư số 19/2011/TT-BYT về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.

3. Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ áp dụng các biện pháp kỹ thuật về an toàn - vệ sinh lao động

a) Hoạt động tập huấn, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động.

Hỗ trợ hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương. Tổ chức các lớp huấn luyện, tập huấn về an toàn vệ sinh lao động cho người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động, người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2015 theo hướng dẫn tại Công văn số 727/LĐTBXH-ATLĐ ngày 05/3/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cử cán bộ tham dự các lớp huấn luyện truyền thông viên nguồn do Trung ương tổ chức.

b) Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động, tư vấn, cải thiện điều kiện lao động

Tập trung tuyên truyền các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tuyên dương các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác an toàn vệ sinh lao động; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động... trong toàn xã hội, trong đó ưu tiên các hoạt động tuyên truyền trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, khu vực nông thôn và các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, sản xuất hóa chất...)

Tổ chức xây dựng các chuyên mục, tin, phóng sự, các thông điệp, cảnh báo chuyên đề, phát hành các ấn phẩm truyền thông về an toàn vệ sinh lao động; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia An toàn vệ sinh lao động - Phòng, chống cháy nổ, các cuộc thi về an toàn vệ sinh lao động; tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn trao đổi nhằm phổ biến thông tin về an toàn vệ sinh lao động; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ.

c) Phối hợp với cơ quan trung ương triển khai một số nội dung hoạt động

Phối hợp với các cơ quan chuyên ngành của Trung ương để tổ chức các lớp huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, người sử dụng lao động và người làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp; tổ chức các hội thảo chuyên đề về thông tin, tuyên truyền, huấn luyện và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động.

4. Hoạt động quản lý, giám sát Chương trình tại địa phương

Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các hoạt động của Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 trong năm tại địa phương và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

III. KINH PHÍ TRIỂN KHAI

1. Kinh phí triển khai các hoạt động của Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 tại tỉnh Yên Bái năm 2015 được giao tại Quyết định số 2408/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc giao dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2015.

2. Định mức, nội dung chi thực hiện các hoạt động của Chương trình thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 140/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 14/10/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 và Công văn số 727/LĐTBXH-ATLĐ ngày 05/3/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn triển khai Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2015.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban quản lý Chương trình Quốc gia an toàn lao động, vệ sinh lao động tỉnh Yên Bái căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công để tham mưu tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động tại Điểm 1, Điểm 3, Điểm 4, Mục II và các nội dung liên quan của Kế hoạch.

3. Sở Y tế theo chủ trì hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Điểm 2, Điểm 4, Mục II và các nội dung liên quan của Kế hoạch.

4. Sở Tài chính thẩm định, phân bổ nguồn kinh phí triển khai và phối hợp, hướng dẫn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế thực hiện các thủ tục thanh quyết toán theo quy định.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thống kê đầy đủ, kịp thời người dân tại địa phương bị chết do tai nạn lao động trong năm 2015 theo nội dung hoạt động tại Khoản c, Điểm 1, Mục II của Kế hoạch này, đồng thời căn cứ các nội dung liên quan trong Kế hoạch để chỉ đạo các ban, ngành ở địa phương khẩn trương tổ chức thực hiện.

Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)./.

 

 

Nơi nhận:
- Cục An toàn lao động, Bộ LĐTBXH;
- Cục Quản lý môi trường, Bộ Y tế;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chủ tịch, Phó CT UBND tỉnh (vx);
- Chánh, Phó VP UBND tỉnh (t/h);
- Lưu: VT, VX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Thị Chinh

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 64/KH-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu64/KH-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/05/2015
Ngày hiệu lực15/05/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật9 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 64/KH-UBND

Lược đồ Kế hoạch 64/KH-UBND 2015 an toàn lao động vệ sinh lao động 2011 2015 Yên Bái


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Kế hoạch 64/KH-UBND 2015 an toàn lao động vệ sinh lao động 2011 2015 Yên Bái
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu64/KH-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Yên Bái
                Người kýNgô Thị Chinh
                Ngày ban hành15/05/2015
                Ngày hiệu lực15/05/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật9 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Kế hoạch 64/KH-UBND 2015 an toàn lao động vệ sinh lao động 2011 2015 Yên Bái

                      Lịch sử hiệu lực Kế hoạch 64/KH-UBND 2015 an toàn lao động vệ sinh lao động 2011 2015 Yên Bái

                      • 15/05/2015

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 15/05/2015

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực