Nghị định 390-TTg/NĐ

Nghị định 390-TTg/NĐ năm 1959 Quy định việc thị thực hộ chiếu

Nghị định 390-TTg/NĐ Quy định việc thị thực hộ chiếu đã được thay thế bởi Nghị định 48-CP hộ chiếu và thị thực và được áp dụng kể từ ngày 01/09/1993.

Nội dung toàn văn Nghị định 390-TTg/NĐ Quy định việc thị thực hộ chiếu


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 390-TTg/NĐ

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 1959

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 390-TTg/NĐ  NGÀY 27 THÁNG 10 NĂM 1959 QUY ĐỊNH VIỆC THỊ THỰC HỘ CHIẾU

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị định số 389 /TTg ngày 27 tháng 10 năm 1959 quy định việc cấp hộ chiếu;
Theo đề nghị của các ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ Công an.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1: Công dân Việt Nam hay người ngoại quốc ra vào nước Việt Nam dân chủ cộng hoà phải mang theo hộ chiếu có thị thực của cơ quan có thẩm quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và phải xuất trình hộ chiếu có thị thực cho Đồn công an ở địa điểm cuối cùng lúc ra hay địa điểm đầu tiên lúc vào.

Điều 2: Thị thực vào hộ chiếu gồm có các loại:

- Thị thực xuất cảnh,

- Thị thực nhập cảnh,

- Thị thực xuất nhập cảnh,

- Thị thực nhập xuất cảnh,

- Thị thực quá cảnh.

Điều 3: Bộ Ngoại giao cấp tất cả các loại thị thực vào các loại hộ chiếu.

Các cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ở nước ngoài có thể cấp các thị thực nhập cảnh, nhập xuất cảnh và quá cảnh vào các loại hộ chiếu.

Tuỳ từng trường hợp , các cơ quan nói trên quyết định thị thực có tính chất ngoại giao, công vụ hay phổ thông.

Bộ Công an và các cơ quan Công an được Bộ Công an uỷ nhiệm có thể cấp thị thực xuất cảnh vào hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam và kiều dân ngoại quốc.

Điều 4: Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an sẽ quy định thủ tục và những giấy tờ cần thiết để xin thị thực.

Người xin thị thực phải nộp một số tiền để làm thủ tục phí. Thủ tục phí và cách thức thu thủ tục phí để xin thị thực vào hộ chiếu do các Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ Tài chính ấn định.

Điều 5: Thời hạn có giá trị của thị thực vào hộ chiếu nhiều nhất là 3 tháng. Trường hợp đặc biệt, thị thực có thể cấp đến 6 tháng.

Thị thực nhập xuất cảnh hoặc xuất nhập cảnh có thể dùng nhiều lần để ra vào trong thời hạn được cấp.

Điều 6: Thị thực quá cảnh một lần đi qua nước Việt Nam dân chủ cộng hoà hay quá cảnh cả đi lẫn về có giá trị nhiều nhất trong 15 ngày. Trường hợp quá cảnh đi bằng máy bay, tạm trú tại trường bay trong thời hạn 24 giờ thì được miễn thị thực.

Điều 7: Người nào dùng hoặc làm thị thực giả mạo, dùng thị thực của người khác, tự ý sửa đổi những điều ghi trong thị thực sẽ bị truy tố trước pháp luật.

Điều 8: Các ông Bộ trưởng Bộ Ngoại, Bộ Công an và Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phạm Văn Đồng

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 390-TTg/NĐ

Loại văn bản Nghị định
Số hiệu 390-TTg/NĐ
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 27/10/1959
Ngày hiệu lực 11/11/1959
Ngày công báo 04/11/1959
Số công báo Số 42
Lĩnh vực Bộ máy hành chính, Quyền dân sự
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 01/09/1993
Cập nhật 8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 390-TTg/NĐ

Lược đồ Nghị định 390-TTg/NĐ Quy định việc thị thực hộ chiếu


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Nghị định 390-TTg/NĐ Quy định việc thị thực hộ chiếu
Loại văn bản Nghị định
Số hiệu 390-TTg/NĐ
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành 27/10/1959
Ngày hiệu lực 11/11/1959
Ngày công báo 04/11/1959
Số công báo Số 42
Lĩnh vực Bộ máy hành chính, Quyền dân sự
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 01/09/1993
Cập nhật 8 năm trước

Văn bản được căn cứ

Văn bản hợp nhất

Văn bản gốc Nghị định 390-TTg/NĐ Quy định việc thị thực hộ chiếu

Lịch sử hiệu lực Nghị định 390-TTg/NĐ Quy định việc thị thực hộ chiếu