Nghị quyết 08/2015/NQ-HĐND

Nghị quyết 08/2015/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Nghị quyết 08/2015/NQ-HĐND kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016 Thừa Thiên Huế đã được thay thế bởi Quyết định 582/QĐ-UBND danh mục văn bản hết hiệu lực ngưng hiệu lực Thừa Thiên Huế 2016 2017 và được áp dụng kể từ ngày 24/03/2017.

Nội dung toàn văn Nghị quyết 08/2015/NQ-HĐND kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016 Thừa Thiên Huế


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2015/NQ-HĐND

Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 12 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2016

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị quyết số 98/2015/QH13 ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016;

Sau khi xem xét Tờ trình và Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 do Ủy ban nhân dân tỉnh trình, đồng thời nhấn mạnh:

I. Chủ đề của năm: Năm Doanh nghiệp

II. Mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu

1. Mục tiêu

Ưu tiên nguồn lực cho đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế; bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao hơn các năm trước gắn với bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

2. Các chỉ tiêu cụ thể

1. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng trên 9%.

2. Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người: trên 2.100 USD.

3. Giá trị xuất khẩu hàng hoá 750 triệu USD.

4. Tổng đầu tư toàn xã hội 18.700 tỷ đồng, tăng 15%.

5. Thu ngân sách nhà nước 5.630 tỷ đồng.

6. Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh 0,2‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1%.

7. Tỷ lệ hộ nghèo giảm ở mức 1,7 - 2,0% (theo chuẩn thời kỳ 2016 - 2020).

8. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 12%.

9. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề: 58%.

10. Tạo việc làm mới: 16.000 người.

11. Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch: 76%.

12. Tỷ lệ che phủ rừng: 57%.

13. Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom: 96%.

III. Các chương trình trọng điểm

1. Chương trình phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và phát triển công nghiệp.

2. Chương trình phát triển du lịch - dịch vụ.

3. Chương trình xây dựng nông thôn mới.

4. Chương trình phát triển nguồn nhân lực.

IV. Các dự án và công trình trọng điểm

- Dự án giao thông quan trọng: đường cao tốc Cam Lộ - Túy Loan, Quốc lộ 49B, nâng cấp, mở rộng đường Lâm Hoằng, đường Tố Hữu, đường du lịch cụm điểm di tích Lăng Minh Mạng - Lăng Gia Long, Quốc lộ 1A đoạn cửa ngõ phía Bắc, nút giao thông giữa Quốc lộ 1A và đường tránh phía Tây (ở Hương Thủy).

- Các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách: Tổ hợp trung tâm thương mại Vincom Hùng Vương và khách sạn 5 sao Vinpearl Huế, Trung tâm thương mại của Tập đoàn Nguyễn Kim, nhà máy sản xuất lon nhôm 2 mảnh và nắp lon, Khu công nghiệp Phong Điền, Bến số 3 - Cảng Chân Mây, các dự án phát triển du lịch tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, dự án phát triển khu đô thị...

- Hoàn thành các dự án: nâng cấp đường tỉnh 10A (đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Thủy Dương - Thuận An), đường và cầu Hữu Trạch, đường La Sơn - Nam Đông, đường Nguyễn Chí Thanh (Huế - Quảng Điền).

- Khởi công các dự án đường mặt cắt 36m nối đường Nguyễn Lộ Trạch đến đường ra sông Phát Lát nối dài; kè chống sạt lở xã Quảng Công và Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền; khu tái định cư Lộc Vĩnh - giai đoạn 2, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải khu công nghiệp và khu phi thuế quan (Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô); Trung tâm Y tế dự phòng Thừa Thiên Huế, Bệnh viện phục hồi chức năng.

- Chuẩn bị các điều kiện để triển khai đầu tư các tuyến đường Huế - Thuận An.

V. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

1. Tập trung phát triển kinh tế; tạo môi trường và động lực phát triển cho các năm tiếp theo

Tiếp tục thực hiện các chủ trương lớn của Trung ương về tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư theo hướng liên kết hoặc thuê chuyên gia nước ngoài và xúc tiến đầu tư với các tập đoàn lớn, tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế. Tổ chức lại bộ máy xúc tiến đầu tư theo hướng tập trung, hiệu quả. Tập trung thu hút vào các ngành, lĩnh vực có lợi thế; hướng vào các đối tác có tiềm lực, kinh nghiệm và uy tín, nhất là các doanh nghiệp có thương hiệu đã được khẳng định trong nước và quốc tế. Rà soát lại các chính sách ưu đãi để bổ sung, sửa đổi, nhất là chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư chiến lược như Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco, Tập đoàn Vingroup, Công ty Cổ phần Tập đoàn BRG… Phấn đấu có ít nhất 1 - 2 doanh nghiệp lớn đầu tư trong năm 2016. Hỗ trợ tối đa nhằm đảm bảo tiến độ các dự án đã khởi công xây dựng.

Về du lịch, duy trì liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tổ chức tốt các sự kiện du lịch tại Festival Huế 2016. Làm mới các sản phẩm du lịch đặc thù, nhất là một số điểm tại Quần thể di tích Cố đô Huế. Xây dựng các bến, bãi và công trình ngoại vi phục vụ các tour tham quan du lịch đường sông, đầm phá, các làng nghề truyền thống. Duy trì và nâng cao tần suất, chất lượng các tuyến bay Bangkok - Huế, Huế - Đà Lạt; mở thêm các đường bay Huế - Nha Trang và một số tuyến bay khác. Hoàn thành đề án thành lập Sở Du lịch trong quý I/2016 báo cáo Trung ương. Nghiên cứu xây dựng Cảng du lịch Quốc gia Chân Mây; tổ chức các dịch vụ tại cảng Chân Mây phục vụ đón khách du lịch tàu biển.

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao của ngành công nghiệp. Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật gắn với thu hút đầu tư vào khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm chủ lực nâng cao chất lượng cạnh tranh như bia, xi măng, dệt may,... Khuyến khích đầu tư các dự án sản xuất nguyên phụ liệu ngành công nghiệp dệt may để đón đầu triển khai Hiệp định TPP, các nhà máy chế biến sâu cát trắng, các nhà máy dệt may về các vùng nông thôn, hình thành khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tại Phong Điền… Tổ chức lại bộ máy quản lý theo hướng sáp nhập Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh để phù hợp với điều kiện phát triển mới.

Ổn định sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp. Liên kết trong sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm đồng nhất về chất lượng, tăng quy mô hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nhân rộng mô hình “cánh đồng mẫu”, vùng sản xuất chuyên canh rau sạch, màu sạch, vùng nguyên liệu rừng trồng. Nhân rộng các chuỗi giá trị sản xuất lúa chất lượng cao; xây dựng thành công từ 01 đến 02 thương hiệu gạo chất lượng cao. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu năm 2016 có thêm 7 - 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

2. Tập trung xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội

Rà soát, đánh giá các đề án quy hoạch và tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, xây dựng trên địa bàn tỉnh, tập trung thành phố Huế, khu đô thị mới An Vân Dương và Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Tiếp tục thực hiện, hoàn thành dự án “Quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương và dự án thí điểm”, điều chỉnh các dự án không còn phù hợp.

Phối hợp đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án lớn của Trung ương trên địa bàn. Ưu tiên ngân sách đầu tư trung hạn cho các tuyến giao thông chính kết nối đô thị Huế đến các đô thị vệ tinh; chuẩn bị các điều kiện và từng bước triển khai đầu tư tuyến đường Huế - Thuận An nhằm mở rộng đô thị Huế. Quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật các đô thị.

Tiếp tục đầu tư hệ thống nối mạng cấp nước sạch các xã trên địa bàn tỉnh thông qua dự án cấp nước tỉnh Thừa Thiên Huế. Đẩy nhanh tiến độ dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế. Tiếp tục đầu tư hệ thống thu gom chất thải rắn ở các huyện, dự án vệ sinh môi trường tại một số xã; đôn đốc thực hiện nhà máy xử lý rác thải Phú Sơn.

Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu. Xây dựng hạ tầng nông thôn theo hướng đạt chuẩn. Ưu tiên đầu tư các xã điểm, các xã thuộc huyện điểm Quảng Điền, Nam Đông.

Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để các nhà đầu tư triển khai thuận lợi các dự án trọng điểm từ nguồn vốn ngoài ngân sách.

Xây dựng hạ tầng văn hóa, xã hội, du lịch, trong đó, tập trung cho các thiết chế văn hóa tại thành phố Huế. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án di tích khu vực Đại Nội.

3. Phát triển văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế và bảo đảm an sinh xã hội

Tổ chức tốt Festival Huế 2016; các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn; các hoạt động văn hoá, thể thao trên địa bàn nhằm quảng bá và nâng cao vị thế văn hoá Huế để phát triển du lịch. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước thuộc lĩnh vực du lịch theo hướng lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược, thương hiệu lớn, đủ năng lực để đầu tư các khách sạn, dịch vụ cao cấp. Xây dựng Đề án đổi mới mô hình quản lý Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế theo hướng tách chức năng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động theo mô hình doanh nghiệp hoặc xã hội hóa trong quý II/2016. Nghiên cứu sớm phục hồi Thái Y viện gắn với phát triển du lịch chữa bệnh.

Nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, thể chất của nhân dân; cải thiện cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, thể thao ở các cấp. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học theo hướng đạt chuẩn. Nâng cao chất lượng dạy và học nghề.

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các thiết chế của trung tâm y tế chuyên sâu. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nhất là ở các trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện. Làm tốt công tác y tế dự phòng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra các dịch, bệnh nguy hiểm.

Xây dựng và hoàn thiện các chính sách khuyến khích hoạt động khoa học - công nghệ. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ đủ mạnh để nghiên cứu, tiếp nhận và phát triển các công nghệ mới. Hoàn thiện hệ thống thiết chế khoa học - công nghệ. Tiếp tục cập nhật và khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu GISHue.

Huy động, lồng ghép các nguồn lực, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách cho người có công, đảm bảo an sinh xã hội. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp; quản lý tốt lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đẩy mạnh phong trào “đền ơn, đáp nghĩa”.

4. Quản lý tài nguyên và môi trường, thích nghi biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Tăng tỷ lệ diện tích đất được cấp chứng nhận quyền sử dụng. Quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Quan tâm công tác thích nghi biến đổi khí hậu toàn cầu.

Xử lý nghiêm tình trạng các bãi tập kết cát, sỏi tự phát. Sử dụng bền vững nguồn nước, bảo vệ môi trường vùng đầm phá và ven biển, chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học. Đẩy mạnh xã hội hóa và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia thực hiện thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt. Đa dạng các hình thức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường, vận động mỗi thôn là một điển hình trong giữ gìn môi trường sống. Thực hiện kế hoạch phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp; chủ động phòng chống khô hạn, lụt bão,...

5. Tăng cường cải cách hành chính

Năm 2016 là “Năm kỷ cương trong Đảng và cơ quan hành chính Nhà nước”, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm thực hiện mô hình 01 cửa hiện đại cấp huyện, triển khai thí điểm thành lập Trung tâm dịch vụ hành chính công ở thành phố Huế, thị xã Hương Trà và huyện Phú Lộc; kiểm tra, giám sát quá trình giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ phận “một cửa” đi đôi với nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức. Vận hành Cổng thông tin điện tử tỉnh và Hệ thống trang thông tin điều hành tác nghiệp theo mô hình đa cấp liên thông. Triển khai ứng dụng rộng rãi dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hướng đến mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh. Tổ chức tốt bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

6. Công tác quốc phòng - an ninh và đối ngoại

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 22-NQ/TU (Khóa XIV) về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Tập trung tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ khác khi có yêu cầu về bảo vệ chủ quyền biển đảo. Giải quyết dứt điểm và phòng ngừa, không để xảy ra các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp liên quan đến đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, bảo đảm an ninh. Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh; triển khai xây dựng công trình chiến đấu trọng điểm CH6-02. Tổ chức giao nhận quân đảm bảo chất lượng và số lượng.

Bảo vệ an toàn tuyệt đối các sự kiện quan trọng của quê hương, đất nước. Mở các đợt cao điểm vận động quần chúng tấn công, kiềm chế các loại tội phạm hình sự, kinh tế, ma tuý và tệ nạn xã hội. Tăng cường chủ động nắm chắc và dự báo sát tình hình, kiên quyết kiểm soát chặt chẽ các đối tượng xấu, chủ mưu cầm đầu kích động, xử lý kịp thời, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Thúc đẩy hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực du lịch, y tế, văn hóa, giáo dục, nghiên cứu - ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường… Chú trọng đến hoạt động ngoại giao văn hóa; đẩy mạnh các hoạt động thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của Thừa Thiên Huế. Bám sát Chương trình quốc gia xúc tiến viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2013 - 2017; phấn đấu bình quân kêu gọi viện trợ 1 triệu USD/năm. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biên giới; theo dõi việc phân giới, cắm mốc với các tỉnh của nước bạn Lào. Quan tâm công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Điều 2. Về quy định tiêu chí phân công quản lý doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn tỉnh theo đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 6729/TTr-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2015: giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định tiêu chí phân công cơ quan thuế quản lý các doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 127/2015/TT-BTC ngày 21 tháng 8 năm 2015 về việc hướng dẫn cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

- Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện nghị quyết.

- Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.

Hội đồng nhân dân tỉnh kêu gọi toàn thể cán bộ, quân và dân trong tỉnh nêu cao tinh thần làm chủ, đoàn kết, nhất trí, phát huy những kết quả đạt được, huy động mọi nguồn lực, tạo chuyển biến đồng bộ và mạnh mẽ trên các lĩnh vực, phấn đấu thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ kế hoạch năm 2016, hướng đến hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VI, kỳ họp thứ 11 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Lê Trường Lưu

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 08/2015/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu08/2015/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/12/2015
Ngày hiệu lực21/12/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thương mại
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 24/03/2017
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 08/2015/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 08/2015/NQ-HĐND kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016 Thừa Thiên Huế


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 08/2015/NQ-HĐND kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016 Thừa Thiên Huế
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu08/2015/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thừa Thiên Huế
                Người kýLê Trường Lưu
                Ngày ban hành11/12/2015
                Ngày hiệu lực21/12/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thương mại
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 24/03/2017
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Nghị quyết 08/2015/NQ-HĐND kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016 Thừa Thiên Huế

                    Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 08/2015/NQ-HĐND kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016 Thừa Thiên Huế