Nội dung toàn văn Nghị quyết 12/2008/NQ-HĐND khuyến khích giáo viên vùng đặc biệt khó khăn Quảng Trị
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2008/NQ-HĐND | Đông Hà, ngày 24 tháng 7 năm 2008 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ LUÂN CHUYỂN VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CÔNG TÁC TẠI VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA V, KỲ HỌP THỨ 13
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-BTĐTBXH-BTC-UBDTMN ngày 18 tháng 01 năm 2001 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc Miền núi; Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Danh mục các xã vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Trị;
Xét Tờ trình số 1706/TTr-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2008 của UBND tỉnh kèm theo Đề án "Luân chuyển giáo viên vùng khó"; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án Luân chuyển và chính sách khuyến khích đối với giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH
Giải quyết nhu cầu luân chuyển đối với giáo viên công tác lâu năm tại các xã vùng đặc biệt khó khăn; khuyến khích giáo viên tình nguyện lên công tác tại miền núi; đảm bảo ổn định đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục miền núi; đảm bảo sự công bằng xã hội và đề cao trách nhiệm của giáo viên đối với sự phát triển giáo dục của tỉnh nhà.
II. ĐỐI TƯỢNG
1. Đối tượng chuyển về
Là giáo viên trong biên chế của ngành Giáo dục- Đào tạo (Trừ giáo viên Mầm non, giáo viên có đơn tình nguyện công tác lâu dài) đang công tác tại các xã vùng đặc biệt khó khăn (Theo Danh mục ban hành tại Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ) có thời gian công tác từ 05 năm trở lên đối với nam và 03 năm trở lên đối với nữ, có đơn xin chuyển về vùng thuận lợi.
2. Đối tượng chuyển lên
- Là những giáo viên đang công tác vùng thuận lợi tình nguyện lên công tác vùng đặc biệt khó khăn;
- Giáo viên được phân công lên công tác, giảng dạy tại vùng đặc biệt khó khăn.
III. CĂN CỨ XÉT LUÂN CHUYỂN
1. Điểm thời gian công tác vùng đặc biệt khó khăn (ĐTG): Điểm thời gian công tác bằng số năm công tác ở vùng đặc biệt khó khăn nhân với hệ số phụ cấp khu vực tương ứng (Kèm theo phụ lục 2).
2. Điểm ưu tiên diện chính sách (ĐƯT)
- Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang, thương binh, con liệt sĩ; con thương binh, con bệnh binh, con người hưởng chính sách như thương binh hạng 1, hạng 2 (Tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên); những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân: Được cộng 2,0 điểm;
- Con thương binh, con bệnh binh, con người hưởng chính sách như thương binh hạng 3, hạng 4 (Tỷ lệ thương tật từ 21% đến dưới 61%); con Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con Anh hùng lao động hoặc Anh hùng lực lượng vũ trang, con cán bộ lão thành cách mạng hoặc cán bộ tiền khởi nghĩa: Được cộng 1,0 điểm;
(Nếu có nhiều diện ưu tiên thì chỉ lấy 01 diện ưu tiên cao nhất).
3. Điểm về thành tích công tác (ĐTT)
- Mỗi năm đạt Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh và tương đương trở lên: Được cộng 2.0 điểm;
- Mỗi năm đạt Giáo viên giỏi tỉnh hoặc được tặng Bằng khen cấp tỉnh trở lên:
Được cộng 1,5 điểm;
- Mỗi năm đạt Chiến sỹ thi đua cơ sở, Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc Giáo viên giỏi cấp huyện, ngành hoặc được tặng Giấy khen các loại: Được cộng 1.0 điểm;
- Mỗi năm đạt Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: Được cộng 0,5 điểm.
(Chỉ tính thành tích của những năm công tác ở vùng đặc biệt khó khăn và lấy thành tích cao nhất trong mỗi năm).
4. Cách tính điểm xét luân chuyển (ĐXLC)
ĐXLC = ĐTG + ĐƯT + ĐTT
5. Phương thức xét luân chuyển
Hàng năm, căn cứ vào danh sách giáo viên yêu cầu luân chuyển về vùng thuận lợi do các huyện, thị xã đề nghị, Hội đồng xét luân chuyển giáo viên vùng khó của tỉnh trình UBND tỉnh quyết định số lượng và danh sách giáo viên luân chuyển về theo thứ tự điểm xét luân chuyển từ cao xuống thấp. Trường hợp những người có điểm bằng nhau thì thứ tự xét ưu tiên là giáo viên nữ sau đó là giáo viên lớn tuổi.
Những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc có những thành tích đặc biệt xuất sắc thì được Hội đồng xét luân chuyển các huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Hội đồng xét luân chuyển cấp tỉnh xem xét quyết định.
6. Nơi chuyển về sau:
Nơi chuyển về của giáo viên vùng đặc biệt khó khăn được xem xét theo thứ tự
Thứ 1. Nơi chuyển về phải là nơi vợ hoặc chồng có hộ khẩu thường trú.
Thứ 2. Chuyển về quê nơi đang ở của bố, mẹ, gia đình.
Thứ 3. Chuyển về nơi khác có điều kiện thuận tốt hơn vùng đặc biệt khó khăn.
(Trường hợp thứ 3 chỉ thực hiện trong điều kiện trường hợp thứ 1 và thứ 2 không thực hiện được)
(Giáo viên chuyển về phải có đơn, trong đơn phải ghi rõ các nguyện vọng ưu tiên theo thứ tự thứ 1, thứ 2, thứ 3)
IV. VỀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG
1. Việc luân chuyển giáo viên phải đảm bảo đúng đối tượng, điều kiện luân chuyển, đảm bảo công bằng, minh bạch, thông qua cơ chế hội đồng xét tuyển từ huyện đến tỉnh.
2. Hàng năm, giao Hội đồng xét tuyển trên cơ sở khảo sát các chỉ tiêu tuyển mới, dự báo số giáo viên nghỉ hưu để có chỉ tiêu luân chuyển phù hợp.
3. Việc luân chuyển nhất thiết phải đảm bảo tính ổn định số lượng, cơ cấu về đội ngũ cho vùng đặc biệt khó khăn.
4. Cán bộ, giáo viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và không vi phạm những điều mà cán bộ, công chức không được làm theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức mới được nằm trong diện xét luân chuyển.
5. Cán bộ quản lý công tác ở vùng đặc biệt khó khăn có nguyện vọng luân chuyển về vùng thuận lợi thì căn cứ vào trình độ chuyên môn đào tạo và nhu cầu để xét luân chuyển. Việc tiếp tục bố trí làm công tác quản lý hay thôi làm công tác quản lý là do phẩm chất, năng lực cán bộ và nhu cầu nơi chuyển đến.
6. Hàng năm, các huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo phải thực hiện kế hoạch luân chuyển giáo viên trước khi tiếp nhận giáo viên thuyên chuyển và tuyển dụng giáo viên mới.
V. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CÔNG TÁC TẠI VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
1. UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các huyện thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách đối với giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ và báo cáo kết quả thực hiện hàng năm trước kỳ họp HĐND tỉnh.
2. Từ nay đến năm 2009, tập trung nguồn lực hoàn thành việc xây dựng nhà công vụ cho giáo viên công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
3. Tiếp tục rà soát các đối tượng thuộc diện luân chuyển để trong quá trình thực hiện đề án nghiên cứu, bổ sung chính sách địa phương cho phù hợp nhằm ổn định đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục miền núi.
Điều 2. HĐND tỉnh giao trách nhiệm cho UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án "Luân chuyển và chính sách khuyến khích đối với giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn".
Thường trực HĐND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND phối hợp với UBMTTQ Việt Nam tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường công tác giám sát, tuyên truyền, động viên nhân dân, các cấp, các ngành thực hiện thắng lợi Nghị quyết này.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa V, kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 24 tháng 7 năm 2008 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua và thực hiện từ năm học 2009- 2010./.
| CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC 01:
DANH SÁCH CÁC XÃ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Kèm theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Chính phủ)
TT | Huyện | Tên xã | Ghi chú |
1 | 1. Hướng Hóa | Hướng Tân |
|
2 |
| Hướng Lập |
|
3 |
| Hướng Sơn |
|
4 |
| Hướng Linh |
|
5 |
| Thanh |
|
6 |
| A Xing |
|
7 |
| A Túc |
|
8 |
| A Dơi |
|
9 |
| Ba Tầng |
|
10 |
| Hướng Lộc |
|
11 |
| Húc |
|
12 |
| Xy |
|
13 |
| Hướng Việt |
|
14 | 2. Đakrông | A Ngo |
|
15 |
| A Bung |
|
16 |
| Ba Nang |
|
17 |
| Tà Long |
|
18 |
| Húc Nghì |
|
19 |
| A Vao |
|
20 |
| Hải Phúc |
|
21 |
| Đakrông |
|
22 |
| Tà Rụt |
|
23 |
| Mò Ó |
|
24 | 3. Vĩnh Linh | Vĩnh Ô |
|
25 |
| Vĩnh Hà |
|
26 | 4. Gio Linh | Linh Thượng |
|
27 |
| Vĩnh Trường |
|
28 | 5. Huyện Đảo Cồn cỏ |
|
|
PHỤ LỤC 02:
ĐIỂM THỜI GIAN CÔNG TÁC VÙNG KHÓ (ĐTG)
Lấy số năm công tác ở vùng khó nhân với hệ số khu vực và qui đổi (Mỗi năm bằng 1 điểm). Đối với nữ điểm thời gian công tác vùng khó được cộng thêm: 2 x hệ số khu vực (Cộng thêm 2 do thời gian công tác của nam dài hơn nữ là 2 năm).
Hệ số khu vực được qui định dựa trên cơ sở hệ số phụ cấp khu vực tại Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-BLĐTBXH-BTC-UBDTMN ngày 18/01/2001 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội- Bộ Tài chính- Uỷ ban Dân tộc và Miền núi:
Khu vực có hệ số phụ cấp 0,1: Lấy hệ số khu vực bằng 1,1; Khu vực có hệ số phụ cấp 0,2: Lấy hệ số khu vực bằng 1,2; Khu vực có hệ số phụ cấp 0,3: Lấy hệ số khu vực bằng 1,3; Khu vực có hệ số phụ cấp 0,4: Lấy hệ số khu vực bằng 1,4; Khu vực có hệ số phụ cấp 0,5: Lấy hệ số khu vực bằng l,5; Khu vực có hệ số phụ cấp 0,7: Lấy hệ số khu vực bằng 1,7; Khu vực có hệ số phụ cấp 1,0: Lấy hệ số khu vực bằng 2,0;