Nghị quyết 12e/2009/NQ-HĐND

Nghị quyết 12e/2009/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch đất làm vật liệu san lấp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015

Nghị quyết 12e/2009/NQ-HĐND Quy hoạch đất làm vật liệu san lấp Thừa Thiên Huế đến 2015 đã được thay thế bởi Nghị quyết 21/2017/NQ-HĐND thăm dò khai thác tài nguyên khoáng sản Huế 2020 2030 và được áp dụng kể từ ngày 01/08/2017.

Nội dung toàn văn Nghị quyết 12e/2009/NQ-HĐND Quy hoạch đất làm vật liệu san lấp Thừa Thiên Huế đến 2015


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12e /2009/NQ-HĐND

Huế, ngày 24 tháng 7 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC QUY HOẠCH ĐẤT LÀM VẬT LIỆU SAN LẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHOÁ V, KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Thông tư số 160/2005/NĐ-CP">01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

Xét Tờ trình số 2727/TTr-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng Nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1.

1. Tán thành nội dung Quy hoạch đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 theo bảng phụ lục kèm theo Tờ trình số 2727/TTr-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, với các nội dung chủ yếu sau:

1.1. Mục tiêu:

1.1.1. Đáp ứng nhu cầu đất làm vật liệu san lấp trong xây dựng trên địa bàn tỉnh trước mắt và lâu dài;

1.1.2. Cung cấp sơ bộ các tài liệu về trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác của các mỏ sẽ đưa vào khai thác đến năm 2015;

1.1.3. Xác định cụ thể các điểm, mỏ đưa vào quy hoạch khai thác, sử dụng trên cơ sở đã loại trừ các vùng cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản để bảo đảm cho các hoạt động khoáng sản thực hiện đúng quy định của pháp luật.

1.2. Nội dung Quy hoạch:

Quy hoạch đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 gồm 6 vùng như sau:

1.2.1. Vùng Phong Điền: Có 6 khu vực gồm các xã: Phong An, Phong Thu, thị trấn Phong Điền; với khối lượng khai thác dự báo 5.100.000 m3 chiếm diện tích là 152,1 ha;

1.2.2. Vùng Hương Trà: Có 2 khu vực gồm các xã: Hương Văn, Hương Vân, Hương Hồ; với khối lượng khai thác dự báo khoảng 3.300.000m3, chiếm diện tích là 90 ha;

1.2.3. Vùng Hương Thuỷ: Có 7 khu vực gồm các xã: Thuỷ Phương; Thuỷ Bằng; Phú Sơn, Thuỷ Phù, với khối lượng khai thác dự báo khoảng 6.050.000m3, chiếm diện tích là 151,37 ha;

1.2.4. Vùng Phú Lộc: Có 9 khu vực gồm các xã: Lộc Điền; Lộc Sơn; Lộc Bình; Lộc Vĩnh; Lộc Thủy; Lộc Tiến; với khối lượng khai thác dự báo khoảng 7.580.000m3, chiếm diện tích là 195,40 ha;

1.2.5. Vùng Nam Đông: Có 3 khu vực gồm các xã: Thượng Quảng; Hương Hoà; Hương Phú; với khối lượng khai thác dự báo khoảng 550.000m3, chiếm diện tích là 12 ha;

1.2.6. Vùng A Lưới: Có 6 khu vực gồm các xã: Phú Vinh; A Ngo; Hồng Vân; thị trấn A Lưới; với khối lượng khai thác dự báo khoảng 3.140.000m3, chiếm diện tích là 84,04 ha;

1.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện Quy hoạch:

1.3.1. Công tác quản lý nhà nước:

1.3.1.1. Các sở, ban, ngành theo chức năng quyền hạn của mình tiếp tục thực hiện theo đúng các quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác đất làm vật liệu san lấp và kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác đất làm vật liệu san lấp.

1.3.1.2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tham mưu Uỷ ban Nhân dân tỉnh cấp giấy phép khai thác đất làm vật liệu san lấp trong các khu vực đã được phê duyệt; định kỳ rà soát cập nhật và điều chỉnh quy hoạch; đề xuất Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành các văn bản về quản lý hoạt động khai thác đất làm vật liệu san lấp và những biến động trong quá trình thực hiện; xem xét kiến nghị thu hồi các giấy phép khai thác đã cấp trước đây và đang còn thời hạn không nằm trong Quy hoạch đã được phê duyệt có khả năng gây tác động không tốt đến kinh tế và môi trường;

1.3.1.3. Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố Huế; Ủy ban Nhân dân các xã, phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định sau đây:

1.3.1.3.1. Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có khoáng sản;

1.3.1.3.2. Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ sở hạ tầng và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép khai thác tại địa phương theo quy định của pháp luật;

1.3.1.3.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

1.3.2. Giải pháp bảo vệ môi trường.

1.3.2.1. Kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân khai thác trái phép không theo Quy hoạch đã được phê duyệt;

1.3.2.2. Ưu tiên cho các doanh nghiệp có khả năng tài chính và thiết bị khai thác, vận chuyển phù hợp ít ảnh hưởng đến môi trường.

1.3.2.3. Thực hiện tốt việc thành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký chất lượng môi trường; ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định pháp luật; có phương án bảo vệ và những biện pháp phục hồi môi trường tốt nhất.

1.3.2.4. Sau khi khai thác xong, hoàn thổ, san ủi hoàn trả lại mặt bằng và trồng cây phục hồi môi trường kịp thời những khu vực đã khai thác; Các chất thải trong khai thác, chế biến phải được gom nhặt, xử lý chôn lấp hoặc đốt theo đúng quy định.

1.3.3. Các giải pháp về vốn:

1.3.3.1. Vốn đầu tư cho công tác điều tra khảo sát, đánh giá chất lượng, trữ lượng đất làm vật liệu san lấp do các doanh nghiệp.

1.3.3.2. Vốn cho khai thác sử dụng: Có thể kêu gọi vốn đầu tư của các cổ đông dưới các hình thức liên doanh, liên kết để đầu tư.

1.3.3.3. Để có nguồn vốn cho tái đầu tư phát triển sản xuất, các doanh nghiệp cần có biện pháp tiết kiệm tạo tích luỹ, tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và các chủ đầu tư công trình cùng góp vốn khai thác, sử dụng.

1.3.4. Giải pháp về công nghệ, thiết bị:

Đối với đất làm vật liệu san lấp trong xây dựng cũng cần tiếp tục thay đổi thiết bị, công nghệ khai thác, vận chuyển tránh ô nhiễm môi trường. Áp dụng các quy định giảm thiểu tác động môi trường như: quy định về độ an toàn của thùng xe, các tuyến đường được phép và không được phép vận chuyển, che đậy thùng xe trong quá trình vận chuyển, phun nước đối với những đoạn đường qua khu vực dân cư đường công cộng có nhiều người đi lại …

1.3.5. Giải pháp khác:

Chính quyền giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận với vốn vay ưu đãi để doanh nghiệp đầu tư thay đổi thiết bị khai thác, vận chuyển để hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Kịp thời hỗ trợ các địa phương, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do khai thác đất san lấp gây ra.

2. Hội đồng Nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số công việc khi tổ chức thực hiện Nghị quyết:

2.1. Về khai thác và sử dụng: Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt và chỉ đạo:

2.1.1. Công khai Quy hoạch đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 để mọi tổ chức và cá nhân biết có cơ sở dữ liệu xây dựng các dự án khai thác trong từng giai đoạn. Thường xuyên cập nhật số liệu, thông tin để bổ sung vào quy hoạch đã được phê duyệt phù hợp với tình hình thực tế hoạt động khai thác đất làm vật liệu san lấp.

2.1.2. Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh, chú trọng đầu tư thay đổi thiết bị công nghệ khai thác, vận chuyển hiện đại tiên tiến ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái;

2.1.3. Thực hiện và giám sát việc phục hồi môi trường sau khai thác theo đề án đã đề ra.

2.2. Khoanh định vùng cấm, hạn chế hoạt động khai thác đất làm vật liệu san lấp: Uỷ ban Nhân dân tỉnh triển khai thực hiện khoanh định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khu vực cấm, hạn chế hoạt động khai thác khoáng sản theo đúng quy định hiện hành, thời gian hoàn thành trong năm 2009.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

Giao Uỷ ban Nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết; giao Thường trực Hội đồng Nhân dân, các Ban Hội đồng Nhân dân và các đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết theo nhiệm vụ quyền hạn đã được pháp luật quy định.

Nghị quyết này đã được Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khoá V, kỳ họp thứ lần thứ 12 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cường

 

PHỤ LỤC

TỔNG HỢP QUY HOẠCH ĐẤT LÀM VẬT LIỆU SAN LẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số: 12e/2009/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khoá V)

VÙNG PHONG ĐIỀN GỒM CÁC KHU VỰC Ở BẢNG 1:

Bảng 1.

TT

Khu vực địa điểm cấp mỏ

Diện tích (ha)

Trữ lượng dự báo (m3)

Quy hoạch đến 2010

Quy hoạch 2010 đến 2015

Mang số hiệu trên bản đồ

Dự kiến sử dụng sau khai thác

1

Khu vực đồi Bồng thôn Khánh Mỹ, thị trấn Phong Điền

21,6

800.000

400.000

400.000

KV1

Tạo thành hồ

2

Khu vực đồi Vũng Nhựa, thị trấn Phong Điền

7,8

280.000

100.000

180.000

KV2

Cải tạo trang trại; khu dân cư

3

Khu vực đồi Cồn Lê, thị trấn Phong Điền

8,8

320.000

200.000

120.000

KV3

Cải tạo trồng cây hoặc khu dân cư

4

Khu vực đồi Động Hốc, Phong An

15

600.000

100.000

500.000

KV4

Cải tạo trồng cây hoặc khu dân cư

5

Khu vực đồi Phường Hóp, xã Phong An

45,3

1.600.000

880.000

720.00

KV5

Thành khu dân cư

6

Khu vực đồi Kiền Kiền

53,6

1.500.000

300.000

1.200.000

KV6

Cải tạo trồng cây

 

Tổng cộng

152,1

5.100.000

1.980.000

3.120.000

 

 

 

VÙNG HƯƠNG TRÀ GỒM CÁC KHU VỰC Ở BẢNG 2:

Bảng 2.

TT

Khu vực địa điểm cấp mỏ

Diện tích (ha)

Trữ lượng dự báo (m3)

Quy hoạch đến 2010

Quy hoạch 2010 đến 2015

Mang số hiệu trên bản đồ

Dự kiến sử dụng sau khai thác

7

Khu vực đồi Mè Tré, xã Hương Hồ

50

1.800.000

500.000

1.300.000

KV9

Cải tạo trồng cây, hoặc khu dân cư

8

Khu vực đồi Khe Băng, xã Hương Vân và Hương Văn

40 ha

1.500.000

500.000

1.000.000

KV11

Cải tạo khu chế biến Vật liệu xây dựng

 

Tổng cộng

90

3.300.000

1.000.000

2.300.000

 

 

 

VÙNG HƯƠNG THUỶ GỒM CÁC KHU VỰC Ở BẢNG 3:

Bảng 3.

TT

Khu vực địa điểm cấp mỏ

Diện tích (ha)

Trữ lượng dự báo (m3)

Quy hoạch đến 2010

Quy hoạch 2010 đến 2015

Mang số hiệu trên bản đồ

Dự kiến sử dụng sau khai thác

9

Khu vực đồi thôn 7, xã Thuỷ Phương

10,17

400.000

200.000

200.000

KV13

Trang trại

10

Khu vực đồi thôn 7, xã Thuỷ Phương

10,2

400.000

200.000

200.000

13A

Trang trại

11

Khu vực đồi Khe Đon, xã Phú Sơn

15

600.000

300.000

300.000

KV15

Trang trại

12

Khu vực đồi thôn 4, xã Phú Sơn

50

1.800.000

400.000

1.400.000

KV14

Cải tạo thành trang trại

13

Khu vực núi Gích Dương, xã Thuỷ Phù

31

1.200.000

300.000

900.000

KV16

Trang trại

14

Khu vực núi Khe Quan (Trốc Voi), xã Thuỷ Phương

30

1.500.000

400.000

1.100.000

KV17

Trang trại

15

Khu vực đồi thôn An Ninh, xã Thuỷ Bằng

5

150.000

50.000

100.000

KV20

Khu dân cư

 

Tổng cộng

151,37

6.050.000

1.850.000

4.200.000

 

 

 

VÙNG PHÚ LỘC GỒM MỘT KHU VỰC Ở BẢNG 4:

Bảng 4

TT

Khu vực địa điểm cấp mỏ

Diện tích (ha)

Trữ lượng dự báo (m3)

Quy hoạch đến 2010

Quy hoạch 2010 đến 2015

Mang số hiệu trên bản đồ

Dự kiến sử dụng sau khai thác

16

Khu vực núi Độn Tranh, Lộc Điền

20

800.000

100.000

700.000

KV21

Cải tạo khu dân cư

17

Khu vực núi Km 3 tỉnh lộ 14B Lộc Sơn

5

200.000

100.000

100.000

KV23

Cải tạo trang trại

18

Khu vực núi thôn Hoà An, Lộc Bình

15,2

600.000

200.000

400.000

KV24

Cải tạo đường

19

Khu vực núi Choi, Lộc Bình

10,2

400.000

100.000

300.000

KV25

Cải tạo đường

20

Khu vực núi Cảnh Dương, Lộc Vĩnh

20,37

800.000

400.000

400.000

KV26

Cải tạo mặt bằng

21

Khu vực núi Đằm Gòng, Lộc Thuỷ

31,9

1.240.000

1.240.000

0

KV27

Tận thu bãi QH rác

22

Khu vực núi Thôn Trung Kiên, Lộc Tiến

30,9

1.200.000

500.000

700.000

KV28

Cải tạo trang trại

23

Khu vực núi Mỏ Diều, Lộc Thuỷ

31,4

1.140.000

240.000

900.000

KV29

Cải tạo khu dân cư

24

Núi thôn Thuỷ Dương (Bãi Cháy), Lộc Tiến

30,43

1.200.000

600.000

600.000

KV30

Khu dân cư; trang trại

 

Tổng cộng

195,4

7.580.000

3.480.000

4.100.000

 

 

 

VÙNG A LƯỚI GỒM MỘT KHU VỰC Ở BẢNG 5:

Bảng 5.

TT

Khu vực địa điểm cấp mỏ

Diện tích (ha)

Trữ lượng dự báo (m3)

Quy hoạch đến 2010

Quy hoạch 2010 đến 2015

Mang số hiệu trên bản đồ

Dự kiến sử dụng sau khai thác

25

Khu vực núi thôn Phú Tân, xã Phú Vinh

10,16

400.000

200.000

200.000

KV31

Khu dân cư, trang trại

26

Khu vực núi thôn Phú Thượng, xã Phú Vinh

10,28

400.000

200.000

200.000

KV32

Khu dân cư, trang trại

27

Khu vực núi thôn A Diên, xã A Ngo

10,7

400.000

400.000

0

KV34

Khu dân cư

28

Khu vực núi thôn Kê, xã Hồng Vân

20,5

800.000

100.000

700.000

KV35

Trang trại

29

Khu vực núi thôn 5, xã Hồng Vân

21,8

740.000

200.000

540.000

KV36

Trang trại

30

Khu vực núi cụm 2, thị trấn A Lưới

10,6

400.000

400.000

0

KV37

Khu dân cư

 

Tổng cộng

84,04

3.140.000

1.500.000

1.640.000

 

 

 

VÙNG NAM ĐÔNG GỒM CÁC KHU VỰC Ở BẢNG 6

Bảng 6

TT

Khu vực địa điểm cấp mỏ

Diện tích (ha)

Trữ lượng dự báo (m3)

Quy hoạch đến 2010

Quy hoạch 2010 đến 2015

Mang số hiệu trên bản đồ

Dự kiến sử dụng sau khai thác

31

Khu vực núi thôn 5, xã Thượng Quảng

3,5

180.000

80.000

100.000

KV38

Cải tạo khu dân cư

32

Khu vực núi thôn 11, xã Hương Hoà

2,0

50.000

50.000

0

KV39

Cải tạo khu tiểu thủ CN

33

Khu vực núi thôn Xuân Phú, xã Hương Phú

6,5

320.000

20.000

300.000

KV40

Cải tạo khu dân cư

 

Tổng cộng

12

550.000

150.000

400.000

 

 

Tổng cộng gồm 33 khu vực quy hoạch đất làm vật liệu san lấp đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh; đáp ứng đủ nhu cầu đất dùng san lấp mặt bằng trong xây dựng với tổng diện tích là 684,91 ha; Tổng khối lượng đất làm vật liệu san lấp dự báo: 25.820.000 m3.

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 12e/2009/NQ-HĐND

Loại văn bản Nghị quyết
Số hiệu 12e/2009/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 24/07/2009
Ngày hiệu lực 03/08/2009
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị, Bất động sản
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 01/08/2017
Cập nhật 4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 12e/2009/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 12e/2009/NQ-HĐND Quy hoạch đất làm vật liệu san lấp Thừa Thiên Huế đến 2015


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Nghị quyết 12e/2009/NQ-HĐND Quy hoạch đất làm vật liệu san lấp Thừa Thiên Huế đến 2015
Loại văn bản Nghị quyết
Số hiệu 12e/2009/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cường
Ngày ban hành 24/07/2009
Ngày hiệu lực 03/08/2009
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị, Bất động sản
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 01/08/2017
Cập nhật 4 năm trước

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Nghị quyết 12e/2009/NQ-HĐND Quy hoạch đất làm vật liệu san lấp Thừa Thiên Huế đến 2015

Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 12e/2009/NQ-HĐND Quy hoạch đất làm vật liệu san lấp Thừa Thiên Huế đến 2015