Nghị quyết 13/2004/NQ-HĐNDK10

Nghị quyết 13/2004/NQ-HĐND K10 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Nghị quyết 13/2004/NQ-HĐND K10 công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quảng Ngãi đã được thay thế bởi Quyết định 300/QĐ-UBND 2019 công bố kết quả hệ thống hoá văn bản quy phạm tỉnh Quảng Ngãi và được áp dụng kể từ ngày 12/03/2019.

Nội dung toàn văn Nghị quyết 13/2004/NQ-HĐND K10 công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quảng Ngãi


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2004/NQ-HĐND K10

Quảng Ngãi, ngày 07 tháng 9 năm 2004

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
KHÓA X – KỲ HỌP THỨ 3 (CHUYÊN ĐỀ)

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tại nạn giao thông và ùn tắc giao thông;

Trên cơ sở xem xét báo cáo của UBND tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và những giải pháp tiếp tục thực hiện trong thời gian đến; Tờ trình số 1949/TT-UB của UBND tỉnh về việc đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về việc tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; báo cáo của các ngành chức năng tỉnh; báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh

QUYẾT NGHỊ

I- Tán thành báo cáo của UBND tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết 13/2002/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian vừa qua và những giải pháp tiếp tục thực hiện trong thời gian đến; HĐND tỉnh nhấn mạnh và lưu ý một số nội dung quan trọng như sau:

A. Đánh giá tình hình thực hiện NQ 13/2002/ NQ-CP của Chính phủ:

Trong thời gian qua, đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2004 tình hình trật tự an toàn giao thông trong tỉnh có những chuyển biến tích cực, tỉnh đã tập trung chỉ đạo và triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ tại nạn giao thông và hậu quả do tại nạn giao thông gây ra, bước đầu đạt kết quả đáng kể, giảm tai nạ giao thông trên 3 tiêu chí: số vụ, số người chết, số người bị thương; ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông cũng có bước tiến bộ. Tuy nhiên, kết quả đạt được chỉ là bước đầu và chưa vững chắc, tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn diễn biến phức tạp, số người chết do tại nạn giao thông vẫn còn cao; nguyên nhân chủ yếu là công tác quản lý nhà nước về an toàn giao thông còn yếu kém, ý thức chấp hành pháp luật của một số người tham gia giao thông chưa tốt, hầu hết các vụ tai nạn giao thông đều do người tham gia giao thông không chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông gây ra.

B. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian đến:

1- Tiếp tục đầy mạnh việc quán triệt thực hiện những giải pháp bảo đảm trật tự án toàn giao thông trong Nghị quyết 13/2002/NQ-CP của Chính phủ; Chỉ thị số 01/2004/CT-TTg ; Chỉ thị số 12/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chiúh phủ, coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của các cấp. các ngành, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.

2- Phấn đấu năm 2004, 2005 và các năm tiếp theo thực hiện cho được mục tiêu 03 giảm một cách vững chắc: giảm số vụ, giảm số người chết và giảm số người bị thương vì tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.

3- Kiện toàn Ban an toàn giao thông các cấp trong tỉnh đúng với Chỉ thị 22/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương đảng; Ban có quy chế, chương trình công tác và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Ban.

4- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh. Đài phát thanh truyền hình, báo Quảng Ngãi, Sở Văn hóa - Thông tin có kế hoạch tuyên truyền, tăng thời lượng phát sóng, tin, bài viết về trật tự an toàn giao thông, về xử lý các vụ việc vi phạm trật tự an toàn giao thông trong tỉnh nhằm giáo dục, nâng cao hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho mọi người.

5- UBNTTQVN tỉnh và các tổ chức thành viên tích cực tham gia phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chức năng trong công tác tuyên truyền, giáo dục hội viên, đoàn viên và nhân dân nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, tự giác chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, lưu hành trên các tuyến đường đã quy định vì lợi ích bản thân mình và cộng đồng.

6- Tăng cường lực tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là đối với hành vi đua xe trái phép, điều khiển phương tiện cơ giới chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, chở quá tải, quá số người quy định, người không có giấy phép lái xe, người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ rượu, bia quá quy định cho phép, người ngồi trên xe mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm khi lưu hành trên các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

7- Chủ tịch UBND các cấp, đề cao trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, thanh tra, sơ kết… để lập lại kỷ cương về trật tự an toàn giao thông ở địa phương mình. Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, các đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa thực hiện đúng quy định nhà nước về hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa. Kiên quyết xóa nạ cơm tù, xe dù, bến cóc trong năm 2004; có kế hoạch, biện pháp giải tỏa cơ bản các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông trong năm 2005; địa phương nào không hoàn thành thì chủ tịch UBND cấp đó phải chịu trách nhiệm kiểm điểm trước HĐND cùng cấp và cấp trên.

8- Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thị xã chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông. Kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức có hành vi tiêu cực, thiếu trách nhiệm trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, giải quyết tai nạn giao thông. Tổ chức việc giao trách nhiệm cụ thể bảo đảm trật tự an toàn giao thông từng tuyến, từng đoạn đường, địa bàn cho từng địa phương, đội CSGT, thanh tra giao thông và từng cá nhân, chiến sĩ, lực lượng xung kích, thanh niên tình nguyện… làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

9- Công an tỉnh, Sở Giao thông – Vận tải chấn chỉnh công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện tham gia giao thông; công tác đào tạo, sát hạch cấp phép cho người điều khiển phương tiện giao thông; xử lý nghiêm cán bộ, công chức trên lĩnh vực này có hành vi tiêu cực. Thực hiện đầy đủ việc cắm biển báo hiệu tốc độ, đội mũ bảo hiểm, điểm dừng, đậu, đỗ các loại xe và các loại biển chỉ dẫn khác trên các tuyến giao thông trong tỉnh.

10- Đối với giao thông đường thủy nội địa, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng như Công an, Biên phòng, Thủy sản, Giao thông và UBND các cấp tăng cường quản lý bến, bãi, kiểm tra chặt chẽ tàu thuyền đi biển, thuyền đò đi sông và kiên quyết xử lý các hành vi tham gia giao thông không đủ điều kiện, tiêu chuẩn an toàn.

11- Ưu tiên bố trí ngân sách một cách hợp lý để bổ sung hệ thống an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường ngang qua đường sắt của địa phương; rà soát, chỉ đạo và có các giải pháp xử lý kết cấu kỹ thuật hạ tầng giao thông bất hợp lý, xóa các điểm đen trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và tăng cường trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

12- Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học… trên địa bàn của tỉnh có cán bộ, công chức, người lao động, chiến sĩ, học sinh, sinh viên… vi phạm nghiêm trọng các quy định về trật tự an toàn giao thông thì thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm kiểm điểm trước cấp trên, đồng thời cơ quan, đơn vị đó coi như bị vi phạm một trong những tiêu chuẩn để xét các danh hiệu thi đua hàng năm. Các huyện, thị xã nào không thực hiện được mục tiêu giảm tại nạn giao thông trên cả 3 tiêu chỉ: số vụ, số người chết, số người bị thương thì Chủ tịch UBND huyện, thị xã đó phải chịu trách nhiệm kiểm điểm trước HĐND cùng cấp và cấp trên, đồng thời địa phương đó coi như bị vi phạm một trong những tiêu chuẩn để xét các danh hiệu thi đua hàng năm.

13. Kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông xảy ra trên địa bàn tỉnh theo đúng các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông xảy ra trên địa bàn tỉnh theo đúng các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông; cho phép người có thẩm quyền xử phạt được xử phạt theo mức cao nhất của khung phạt tiền áp dụng cho hành vi vi phạm nghiêm trọng và quyết định xử lý biện pháp mạnh như sau:

- Các hành vi vi phạm Nghị định số 92/2001/NĐ-CP của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, ngoài việc xử lý theo Nghị định số 15/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ; trường hợp có tình tiết vi phạm nghiêm trọng còn bị tạm giữ phương tiện 60 ngày; nếu tái phạm lần thứ hai thù rút giấy đưng ký kinh doanh của cá nhân và tổ chức vi phạm.

- Các hành vi vi phạm Nghị định số 23/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quy định niên hạn sử dụng ô tô tải và ô tô chở người, ngoài việc xử lý theo Nghị định số 15/2003/NĐ-CP của Chính phủ, nếu có tình tiết vi phạm nghiêm trọng còn bị tạm giữ phương tiện 60 ngày và tịch thu biển số, giấy đăng ký phương tiện, nếu tái phạm lần thứ hai sẽ bị tịch thu phương tiện.

Hành vi không đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy trên đoạn đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm ngoài việc xử lý theo Nghị định số 15/2003/NĐ-CP của Chính phủ còn bị tạm giữ phương tiện từ 05 ngày đến 10 ngày.

II. Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 3 (chuyên đề) giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND và đại biểu HĐND tỉnh thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết đạt kết quả.

Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa X, kỳ họp thứ 3 (chuyên đề) kêu gọi đồng bào, chiến sĩ trong tỉnh hãy hưởng ứng và thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông”, phê phán và lên án mạnh mẽ những người vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, góp phần tích cực giảm thiểu tai nạ giao thông trên địa bàn toàn tỉnh.

(Nghị quyết này đã được kỳ họp thứ 3 (chuyên đề) – HĐND tỉnh Khóa X thông qua ngày 07/9/2004)

 

 

CHỦ TỊCH HĐND TỈNH QUẢNG NGÃI




Hồ Nghĩa Dũng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 13/2004/NQ-HĐNDK10

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu13/2004/NQ-HĐNDK10
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/09/2004
Ngày hiệu lực07/09/2004
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 05/05/2014
Cập nhật20 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 13/2004/NQ-HĐNDK10

Lược đồ Nghị quyết 13/2004/NQ-HĐND K10 công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quảng Ngãi


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 13/2004/NQ-HĐND K10 công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quảng Ngãi
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu13/2004/NQ-HĐNDK10
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Ngãi
                Người kýHồ Nghĩa Dũng
                Ngày ban hành07/09/2004
                Ngày hiệu lực07/09/2004
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 05/05/2014
                Cập nhật20 năm trước

                Văn bản gốc Nghị quyết 13/2004/NQ-HĐND K10 công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quảng Ngãi

                Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 13/2004/NQ-HĐND K10 công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quảng Ngãi