Nghị quyết 141/2010/NQ-HĐND

Nghị quyết 141/2010/NQ-HĐND về phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Bình do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XV, kỳ họp thứ 21 ban hành

Nghị quyết 141/2010/NQ-HĐND phân cấp thẩm quyền quản lý sử dụng tài sản nhà đã được thay thế bởi Nghị quyết 35/2018/NQ-HĐND quy định phân cấp thẩm quyền quản lý tài sản công Quảng Bình và được áp dụng kể từ ngày 01/08/2018.

Nội dung toàn văn Nghị quyết 141/2010/NQ-HĐND phân cấp thẩm quyền quản lý sử dụng tài sản nhà


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 141/2010/NQ-HĐND

Đồng Hới, ngày 09 tháng 7 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP, TỔ CHỨC XÃ HỘI, TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHOÁ XV - KỲ HỌP THỨ 21

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 3 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 52/2009/NĐ-CP Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước">245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Bình tại Tờ trình số: 1523/TTr-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2010 về việc thông qua Nghị quyết về ban hành quy định phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Bình; sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua nội dung phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Bình, như sau:

A. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC

I. Nguyên tắc phân cấp

- Phân cấp sử dụng tài sản nhà nước nhằm đảm bảo quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; phân cấp rõ thẩm quyền trách nhiệm từng cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước theo chức năng nhiệm vụ được giao; việc phân cấp phù hợp với quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quản lý ngân sách nhà nước và phù hợp với thực tế yêu cầu công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà nước hiện nay của tỉnh Quảng Bình.

- Chỉ phân cấp đối với những nội dung mà Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03/6/2008 và Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định phải phân cấp. Những nội dung khác thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.

II. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị) thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Bình bao gồm: việc đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa lớn, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, liên doanh, liên kết và tiêu huỷ tài sản tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với các tài sản được hình thành từ các nguồn ngân sách nhà nước, có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được xác lập quyền sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật (gọi chung là tài sản nhà nước) giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý gồm: đất đai, quyền sử dụng đất; trụ sở làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất; phương tiện giao thông vận tải; máy móc, trang thiết bị làm việc; các tài sản khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

2. Đối tượng áp dụng

- Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC

I. Phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị , tổ chức chính trị xã hội , tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp

1. Thẩm quyền quyết định giao trách nhiệm quản lý đầu tư xây dựng trụ sở làm việc

Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và khả năng quản lý, thực hiện dự án, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập mới hoặc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị làm chủ đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý theo các quy định hiện hành về quản lý, đầu tư và xây dựng.

2. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước

a. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định mua sắm, đối với:

- Tài sản là phương tiện giao thông vận tải: xe ô tô, xe máy các loại; các loại phương tiện khác có nguyên giá từ 100 triệu đồng trở lên;

- Tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản, hoặc tổng giá trị tài sản tính cho 01 lần mua sắm từ 500 triệu đồng trở lên;

- Các tài sản mua sắm chưa được phân bổ trong dự toán ngân sách hàng năm cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh.

b. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh căn cứ tiêu chuẩn, định mức quy định và dự toán ngân sách được giao, quyết định mua sắm tài sản có nguyên giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc tổng giá trị tài sản tính cho 01 lần mua sắm từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng cho các đơn vị trực thuộc (trừ các tài sản quy định tại khoản a điểm này).

c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ tiêu chuẩn, định mức quy định quyết định mua sắm tài sản có nguyên giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc tổng giá trị tài sản tính cho 01 lần mua sắm từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng và các tài sản mua sắm chưa được phân bổ trong dự toán ngân sách hàng năm cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc (trừ các tài sản quy định tại khoản a điểm này).

d. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở, ban, ngành cấp tỉnh; cấp huyện, thành phố căn cứ tiêu chuẩn, định mức quy định và dự toán ngân sách được giao, quyết định mua sắm tài sản có nguyên giá dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc tổng giá trị tài sản tính cho 01 lần mua sắm dưới 100 triệu đồng.

3. Thẩm quyền quyết định việc thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước

a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thuê trụ sở làm việc, tài sản khác để phục vụ hoạt động cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh.

b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định thuê trụ sở làm việc, tài sản khác để phục vụ hoạt động cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.

4. Thẩm quyền quyết định việc sửa chữa lớn tài sản nhà nước

a. Căn cứ vào dự toán được giao hàng năm về sửa chữa lớn tài sản từ nguồn kinh phí thường xuyên: thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định sửa chữa tài sản thuộc thẩm quyền quản lý.

b. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đối với việc sửa chữa lớn tài sản chưa được phân bổ trong dự toán ngân sách hàng năm cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh.

c. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố quyết định đối với việc sửa chữa lớn tài sản chưa được phân bổ trong dự toán ngân sách hàng năm cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.

5. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản nhà nước

a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi tài sản nhà nước, gồm:

- Trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất (bao gồm cả quyền sử dụng đất);

- Tài sản là phương tiện giao thông vận tải: xe ô tô, xe máy các loại; các loại phương tiện khác có nguyên giá từ 100 triệu đồng trở lên;

- Tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.

b. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định thu hồi tài sản nhà nước của các đơn vị trực thuộc đối với những tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản (trừ các tài sản quy định tại khoản a điểm này).

c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định thu hồi tài sản nhà nước của các đơn vị trực thuộc đối với những tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản (trừ các tài sản quy định tại khoản a điểm này).

6. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản nhà nước

a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chuyển tài sản nhà nước, gồm:

- Trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất (bao gồm cả quyền sử dụng đất);

- Tài sản là phương tiện giao thông vận tải: xe ô tô, xe máy các loại; các loại phương tiện khác có nguyên giá từ 100 triệu đồng trở lên;

- Tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.

b. Giám đốc Sở Tài chính quyết định điều chuyển đối với những tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản (trừ các tài sản quy định tại khoản a điểm này) trong các trường hợp sau:

- Giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh theo đề nghị của thủ trưởng các cơ quan cấp tỉnh có liên quan;

- Từ cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý sang cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện quản lý theo đề nghị của thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố có liên quan và ngược lại;

- Từ cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương này sang cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương khác quản lý theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố có liên quan.

c. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định điều chuyển tài sản nhà nước giữa các đơn vị trực thuộc đối với các tài sản không thuộc phạm vi quy định tại khoản a điểm này.

d. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định điều chuyển tài sản nhà nước giữa các đơn vị trực thuộc đối với các tài sản không thuộc phạm vi quy định tại khoản a điểm này.

7. Thẩm quyền quyết định bán tài sản nhà nước

a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bán tài sản nhà nước, gồm:

- Trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất (bao gồm cả quyền sử dụng đất);

- Tài sản là phương tiện giao thông vận tải: xe ô tô, xe máy các loại; các loại phương tiện khác có nguyên giá từ 100 triệu đồng trở lên;

- Tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.

b. Giám đốc Sở Tài chính quyết định bán tài sản nhà nước, trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh đối với tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản (trừ tài sản quy định tại khoản a điểm này).

c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định bán tài sản của các đơn vị trực thuộc có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản (trừ tài sản quy định tại khoản a điểm này).

8. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản nhà nước

a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thanh lý tài sản nhà nước, gồm:

- Trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất (bao gồm cả quyền sử dụng đất);

- Tài sản là phương tiện giao thông vận tải: xe ô tô, xe máy các loại; các loại phương tiện khác có nguyên giá từ 100 triệu đồng trở lên;

- Tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.

b. Giám đốc Sở Tài chính quyết định thanh lý tài sản nhà nước trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, gồm:

- Trụ sở làm việc, tài sản khác xây dựng trên đất (không bao gồm quyền sử dụng đất) có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;

- Các loại phương tiện giao thông vận tải khác có nguyên giá dưới 100 triệu đồng;

c. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định thanh lý tài sản của các đơn vị trực thuộc có nguyên giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản (trừ tài sản quy định tại khoản a, b điểm này).

d. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định thanh lý tài sản của các đơn vị trực thuộc có nguyên giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản (trừ tài sản quy định tại khoản a, b điểm này).

đ. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở, ban, ngành cấp tỉnh; cấp huyện, thành phố quyết định thanh lý đối với tài sản có nguyên giá dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản (trừ các tài sản quy định tại khoản b điểm này).

9. Thẩm quyền tiêu huỷ tài sản nhà nước (đối với những tài sản thuộc đối tượng tiêu huỷ)

a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tiêu huỷ đối với tài sản có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.

b. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quyết định tiêu huỷ tài sản của các đơn vị trực thuộc đối với các tài sản không thuộc phạm vi quy định tại khoản a điểm này.

c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định tiêu huỷ tài sản của các đơn vị trực thuộc đối với các tài sản không thuộc phạm vi quy định tại khoản a điểm này.

II. Phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính

1. Đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản nhà nước

a. Việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, mua sắm tài sản thực hiện theo quy định điểm 1, điểm 2, Mục I, Phần B của quy định này.

b. Riêng việc mua sắm tài sản không phải là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn huy động để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị do thủ trưởng đơn vị quyết định phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

2. Thẩm quyền quyết định bán, thanh lý tài sản nhà nước

a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bán, thanh lý tài sản nhà nước, gồm:

Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, tài sản khác gắn liền với đất (bao gồm cả quyền sử dụng đất), xe ô tô các loại; tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.

b. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính quyết định bán, thanh lý đối với các tài sản không thuộc phạm vi quy định tại khoản a điểm này.

3. Thẩm quyền quyết định thuê, cho thuê, sửa chữa lớn, thu hồi, điều chuyển, liên doanh, liên kết và tiêu hủy tài sản nhà nước thực hiện theo các quy định tại Nghị định 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2010. Các quy định trước đây trái với Nghị quyết này được bãi bỏ.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này. Hàng năm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định. Trong quá trình thực hiện nếu có những vấn đề phát sinh, Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất ý kiến với Thường trực hội đồng nhân dân tỉnh để xem xét, quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh vào kỳ họp gần nhất.

Điều 4. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình Khóa XV, kỳ họp thứ 21 thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục K.Tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TT. HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Quảng Bình, Đài PT-TH Quảng Bình;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Lương Ngọc Bính

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 141/2010/NQ-HĐND

Loại văn bản Nghị quyết
Số hiệu 141/2010/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 09/07/2010
Ngày hiệu lực 01/09/2010
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 01/08/2018
Cập nhật 6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 141/2010/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 141/2010/NQ-HĐND phân cấp thẩm quyền quản lý sử dụng tài sản nhà


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Nghị quyết 141/2010/NQ-HĐND phân cấp thẩm quyền quản lý sử dụng tài sản nhà
Loại văn bản Nghị quyết
Số hiệu 141/2010/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Lương Ngọc Bính
Ngày ban hành 09/07/2010
Ngày hiệu lực 01/09/2010
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 01/08/2018
Cập nhật 6 năm trước

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Nghị quyết 141/2010/NQ-HĐND phân cấp thẩm quyền quản lý sử dụng tài sản nhà

Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 141/2010/NQ-HĐND phân cấp thẩm quyền quản lý sử dụng tài sản nhà