Nghị quyết 15/2007/NQ-HĐND chính sách phát triển giáo dục 2007 2010 Vĩnh Phúc đã được thay thế bởi Quyết định 241/QĐ-UBND 2015 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực Vĩnh Phúc và được áp dụng kể từ ngày 28/01/2015.
Nội dung toàn văn Nghị quyết 15/2007/NQ-HĐND chính sách phát triển giáo dục 2007 2010 Vĩnh Phúc
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2007/NQ-HĐND | Vĩnh Yên, ngày 04 tháng 7 năm 2007 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC BAN HÀNH MỘT SỐ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHOÁ XIV, KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26-11-2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002;
Căn cứ Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28-12-2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010”;
Theo đề nghị tại Tờ trình số 61/TTr-UBND ngày 12-6-2007 của UBND tỉnh về ban hành một số cơ chế chính sách phát triển giáo dục và đào tạo; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định diện tích đất trường học:
1. Đối tượng: áp dụng cho những trường mới thành lập, chuyển địa điểm và mở rộng diện tích.
2. Mức cụ thể:
- Ngành học mầm non: Đảm bảo tối thiểu 20 m2/học sinh; trường ít học sinh tối thiểu 3.000 m2/trường.
- Bậc tiểu học: Đảm bảo tối thiểu 25 m2/học sinh; trường ít học sinh tối thiểu 5.000 m2/trường.
- Bậc trung học: Đảm bảo tối thiểu 30 m2/học sinh; trường THCS ít học sinh tối thiểu 10.000 m2/trường; THPT tối thiểu 30.000 m2/trường; trường nội trú 45 m2/học sinh.
- Trường THCN, trường nghề, trường cao đẳng, đại học tối thiểu 35 m2/học sinh.
- Khuyến khích các nhà trường, địa phương có điều kiện mở rộng diện tích đất cao hơn mức quy định.
Điều 2. Hỗ trợ kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng và tăng cường cơ sở vật chất trường học.
1. Đối tượng: áp dụng cho các trường bán công đã có quyết định thành lập và các trường công lập.
2. Về đền bù giải phóng mặt bằng:
- Ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ 100% đối với các trường THPT, Trung tâm GDTX, trường THCN và dạy nghề do tỉnh quản lý.
- Ngân sách cấp huyện, cấp xã hỗ trợ 100% đối với các trường mầm non, tiểu học, THCS và dạy nghề do huyện quản lý.
Riêng đối với các trường mầm non, tiểu học THCS ở các xã miền núi ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện hỗ trợ 100%, UBND tỉnh thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh cân đối nguồn vốn hàng năm và tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách cấp tỉnh cho từng huyện, thị.
3. Hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất:
3.1- Nhà lớp học:
+ Xã khó khăn, xã đặc biệt khó khăn: 155 triệu đồng/phòng học.
+ Xã miền núi: 140 triệu đồng/phòng học.
+ Các xã, phường, thị trấn còn lại, các trường THPT, TTGDTX: 120 triệu đồng/phòng học.
3.2- Nhà điều hành:
+ Trường tiểu học, THCS ở các xã khó khăn, xã đặc biệt khó khăn: 700 triệu đồng/trường.
+ Trường tiểu học, THCS ở các xã miền núi: 650 triệu đồng/trường.
+ Trường tiểu học, THCS ở các xã, phường, thị trấn còn lại : 550 triệu đồng/trường.
+ Trường THPT: 700 triệu đồng/trường.
3.3- Nhà lớp học bộ môn: áp dụng cho các trường THCS, THPT, TTGDTX.
+ Xã khó khăn, xã đặc biệt khó khăn: 300 triệu đồng/phòng học.
+ Xã miền núi: 265 triệu đồng/phòng học.
+ Các xã, phường, thị trấn còn lại, trường THPT, TTGDTX: 230 triệu đồng/phòng học.
3.4- Nhà thư viện + truyền thống:
+ Đối với trường tiểu học, THCS, TTGDTX hỗ trợ bằng một phòng học bộ môn.
+ Đối với trường THPT: 700 triệu đồng/trường.
3.5- Phòng nghề (nhà khung thép lợp tôn):
+ Trường THCN, dạy nghề do tỉnh quản lý: 85 triệu đồng/phòng.
+ Trung tâm GDTX: 95 triệu đồng/phòng.
3.6- Nhà rèn luyện thể chất:
Áp dụng cho các trường THPT: 3.000 triệu/trường.
3.7- Nhà tập thể giáo viên:
+ Căn cứ nhu cầu thực tế, áp dụng cho các trường tiểu học, THCS thuộc các xã miền núi, khó khăn; trường THPT, TTGDTX ở các huyện miền núi và những trường đặc biệt cần thiết.
+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí theo dự toán được duyệt nhưng mức hỗ trợ không quá 350 triệu đồng/trường đối với trường tiểu học, THCS, TTGDTX và không quá 700 triệu đồng/trường đối với trường THPT.
3.8- Khu trung tâm mầm non (xây nhà 2 tầng): Gồm (5 phòng học, phòng hiệu trưởng, văn phòng, phòng âm nhạc, phòng y tế, bếp ăn, vệ sinh):
+ Xã khó khăn, đặc biệt khó khăn: 1.350 triệu đồng/xã.
+ Xã miền núi: 1.200 triệu đồng/xã.
+ Các xã phường, thị trấn còn lại: 1.050 triệu đồng/xã.
3.9- Kinh phí: Thực hiện từ nguồn vốn đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 22/2006/NQ-HĐND ngày 18-12-2006 của HĐND tỉnh. Hàng năm UBND tỉnh cân đối ngân sách giao kế hoạch cho các đơn vị triển khai thực hiện.
3.10- Cho phép mỗi huyện (thành, thị) xây dựng ở mỗi ngành học, bậc học 01 trường chất lượng cao trên cơ sở đã đạt chuẩn quốc gia làm mô hình và nhân rộng.
3.11- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia tự nguyện đóng góp đầu tư kinh phí, đất đai nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho trường học.
4. Thời gian thực hiện:
- áp dụng cho các công trình được đầu tư xây dựng mới từ năm 2008 và thực hiện trong giai đoạn ổn định ngân sách 2007 - 2010. Trước mắt ưu tiên xây dựng các trường mầm non khu trung tâm, các trường tiểu học thực hiện kế hoạch học 2 buổi/ngày đến năm 2010, các trường thuộc xã có tỷ lệ phòng học cao tầng thấp và trường chất lượng cao.
- Khi định mức giá xây dựng biến động tăng từ 30% trở lên thì UBND tỉnh thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh điều chỉnh mức hỗ trợ và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Điều 3. Tổ chức thực hiện:
- HĐND tỉnh giao UBND tỉnh triển khai thực hiện nghị quyết.
- Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua và bãi bỏ tiết 1, khoản 1, khoản 4 mục II trong Nghị quyết số 08/1997/NQ-HĐ ngày 13-8-1997; khoản 1.1, mục 1 Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐ ngày 12-01-2001; tiết kinh phí xây dựng trường học, điểm d, khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐ ngày 12-7-2005.
- Thường trực HĐND, các Ban và đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29-6-2007.
| CHỦ TỊCH |