Nghị quyết 17/2012/NQ-HĐND

Nghị quyết 17/2012/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 do tỉnh Phú Thọ ban hành

Nghị quyết 17/2012/NQ-HĐND mục tiêu nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2013 Phú Thọ đã được thay thế bởi Quyết định 831/QĐ-UBND 2014 kết quả hệ thống hóa văn bản pháp luật kỳ đầu đến 31/12/2013 Phú Thọ và được áp dụng kể từ ngày 17/04/2014.

Nội dung toàn văn Nghị quyết 17/2012/NQ-HĐND mục tiêu nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2013 Phú Thọ


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2012/NQ-HĐND

Phú Thọ, ngày 14 tháng 12 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2013

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ XVII, KỲ HỌP THỨ NĂM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Sau khi xem xét Tờ trình số 4838/TTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2012, kèm theo Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Văn hoá - Xã hội, Ban Pháp chế và thảo luận,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành thông qua đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012; mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh; Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số vấn đề sau:

I. MỤC TIÊU CHUNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU NĂM 2013

1. Mục tiêu chung

Tập trung mọi nỗ lực phục hồi tăng trưởng kinh tế gắn với thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư mở rộng sản xuất các dự án lớn, tạo ra năng lực sản xuất bổ sung cho tăng trưởng năm 2013 cao hơn năm 2012 và tạo ra tiềm lực cho tăng trưởng giai đoạn 2010- 2015. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Tiếp tục thực hiện 3 khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển du lịch; trong đó, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng về giao thông, hạ tầng du lịch; chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực có chọn lọc theo cơ cấu nền kinh tế, đáp ứng nguồn nhân lực tại chỗ và xuất khẩu lao động. Tập trung hoàn thiện các thiết chế văn hóa lớn tạo ra điểm nhấn cho phát triển du lịch, phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội.

2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2013

a. Chỉ tiêu kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) từ 7% trở lên; GDP bình quân đầu người trên 22 triệu đồng;

- Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp tăng 5,0%;

- Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 5,2% trở lên;

- Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 11,0% trở lên;

- Giá trị xuất khẩu 550 - 560 triệu USD;

- Tổng thu ngân sách 2.700 - 2.750 tỷ đồng;

- Tổng vốn đầu tư xã hội 13,1 nghìn tỷ đồng trở lên;

- Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp 26,4%, công nghiệp - xây dựng 40,3%, dịch vụ 33,3%.

b. Chỉ tiêu về xã hội:

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,14%;

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 15,5%;

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,0% trở lên;

- Số lao động được giải quyết việc làm 21- 22 nghìn người. Xuất khẩu lao động khoảng 2,5 nghìn người.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 49%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 33%.

- Số trường học đạt chuẩn Quốc gia 51 trường (15 trường mầm non, 16 trường tiểu học, 14 trường THCS, 6 trường THPT).

- Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa 87%, tỷ lệ khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa 85%; tỷ lệ khu dân cư có nhà văn hóa đạt 98%.

- Tổng số xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới[1]: 16 xã (tăng 10 xã so năm 2012).

- Tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 80,6%; tổng số xã, phường đạt chuẩn về y tế (theo tiêu chí mới) giai đoạn 2011-2020: 60 xã, phường, thị trấn (tăng thêm 9 xã, phường, thị trấn so năm 2012).

c. Chỉ tiêu về môi trường:

- Tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 86%.

- Độ che phủ rừng đạt 50,2%.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để phục hồi và phát triển sản xuất công nghiệp; đẩy mạnh thu hút đầu tư có chọn lọc tạo tiềm lực phát triển trước mắt và lâu dài; quan tâm đầu tư các khu công nghiệp để thu hút các dự án vào các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh và có vai trò đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, khắc phục những tồn tại để duy trì và phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

2. Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo duy trì phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản một cách toàn diện; đánh giá tổng kết, sửa đổi các chính sách khuyến khích phát triển nông, lâm nghiệp cho phù hợp. Thực hiện có hiệu quả các chương trình nông nghiệp trọng điểm, nhất là chương trình phát triển cây chè, cây nguyên liệu giấy, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi bò thịt, trồng cây gỗ lớn, cây ăn quả và bảo đảm an toàn lương thực; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định cuộc sống của nhân dân. Gắn phát triển sản xuất nông lâm nghiệp với xây dựng nông thôn mới.

3. Sửa đổi cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; đổi mới quy trình, đơn giản hóa thủ tục đầu tư tạo chuyển biến thật sự về môi trường đầu tư; tiếp tục tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương, huy động tối đa các nguồn lực của các thành phần kinh tế trong toàn xã hội để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tập trung chỉ đạo thực hiện các công trình trọng điểm về kết cấu hạ tầng; đảm bảo đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hạ tầng phục vụ phát triển khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ, hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế.

4. Thực hiện tốt các chương trình chuẩn hóa các thiết chế văn hóa. Giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, giảm thiểu tai nạn giao thông và các tệ nạn xã hội. Trùng tu, tôn tạo củng cố và phát huy các thiết chế văn hóa thời đại Hùng Vương, các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh; xây dựng chương trình bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị hai di sản văn hóa nhân loại là Hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ.

5. Đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các địa phương, tăng cường phối hợp chỉ đạo trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính gắn với việc thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và nhân dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến các cơ quan nhà nước.

6. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực trong đó có nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và khu vực, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao khi nền kinh tế có sự phục hồi.

7. Tiếp tục quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai. Kịp thời phát hiện và xử lý đối với các dự án vi phạm trong khai thác khoáng sản, sử dụng đất đai; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất và xã hội.

III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Về phát triển kinh tế

a. Về nông lâm nghiệp, thủy sản; xây dựng nông thôn mới:

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất gắn với đầu tư thâm canh, hướng tới sản xuất hàng hóa; nâng cao tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp trong cơ cấu nội bộ ngành.

- Chủ động thực hiện tốt khung lịch thời vụ, đảm bảo diện tích gieo trồng theo kế hoạch, duy trì tỷ lệ diện tích lúa lai trên 50%, ngô lai trên 98%, tăng diện tích thâm canh lúa cải tiến SRI, gieo thẳng; chỉ đạo xây dựng cánh đồng mẫu lớn sản xuất giống lúa, giống ngô và cây lương thực; đẩy mạnh trồng rừng thâm canh nâng cao năng suất; hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông lâm, thủy sản xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm; chú trọng đầu tư phát triển thủy sản theo mô hình trang trại, thu hút đầu tư nuôi thủy sản đặc sản, đặc hữu; chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi; thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp cận đô thị đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở khu vực đô thị và xuất khẩu.

- Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống khuyến nông. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao đời sống nhân dân; khuyến khích chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp phục vụ xuất khẩu; chủ động thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão, thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ, thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

- Xác định lộ trình, mục tiêu trọng điểm, tiêu chí cụ thể để tập trung nguồn lực thực hiện vững chắc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát triển sản xuất tăng thu nhập cho người dân; lồng ghép, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ngân sách nhà nước, đồng thời thực hiện xã hội hóa trong xây dựng nông thôn mới như: huy động sự đóng góp của nhân dân và các tổ chức, cá nhân, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn; phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới.

b. Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

- Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tập trung tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất, khắc phục suy giảm kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận được các chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất của Chính phủ, của tỉnh; nhất là các doanh nghiệp Quốc doanh (giấy, chè, phân bón...); thúc đẩy các dự án đầu tư mới, mở rộng quy mô sản xuất (nhà máy Suppe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, xi măng Sông Thao, bia Sài Gòn...); thúc đẩy đầu tư các dự án đã cam kết hoặc đã được cấp phép đầu tư. Phát triển các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm mới có hàm lượng khoa học công nghệ cao; tăng cường công tác QLTT, tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư; xác định rõ tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh để xây dựng chiến lược và các chương trình thu hút đầu tư phù hợp; xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư; tranh thủ sự ủng hộ của các Bộ, ngành Trung ương trong xúc tiến đầu tư; tiếp tục cải cách thủ tục đầu tư, lựa chọn các nhà đầu tư tiềm năng, tiếp cận trực tiếp để vận động đầu tư.

- Rà soát, đổi mới đơn giản hóa thủ tục đầu tư, xây dựng cơ chế thu hút đầu tư vào hạ tầng các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch; tích cực tìm kiếm các nhà đầu tư có kinh nghiệm, năng lực tài chính đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Phú Hà; tiếp tục xử lý những tồn tại, điều chỉnh kịp thời cơ chế, chính sách để thu hút các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp Thụy Vân, Trung Hà và khu đô thị sinh thái - Du lịch nghỉ dưỡng - Thể thao Tam Nông.

- Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp khai thác, sử dụng nguyên liệu tại chỗ; các ngành nghề truyền thống gắn với phát triển dịch vụ tổng hợp; triển khai đồng bộ chương trình khuyến công.

c. Về các ngành dịch vụ:

- Phối hợp với các nhà đầu tư khẩn trương hoàn thành thủ tục hành chính, sớm triển khai đầu tư và khai thác các dự án du lịch trọng điểm: Khu đô thị sinh thái - Du lịch nghỉ dưỡng - Thể thao Tam Nông, Đền Hùng - Xuân Sơn, bãi nổi La Phù (Thanh Thủy), khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy, khu du lịch Bến Gót (Việt Trì) và xây dựng cầu Đồng Quang (Thanh Thuỷ) để phát triển hạ tầng du lịch. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án khách sạn Sài Gòn - Phú Thọ, tạo điều kiện nhà đầu tư sớm hoàn thành đưa vào sử dụng siêu thị Big C, chỉ đạo quyết liệt để triển khai xây dựng và hình thành hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ.

- Duy trì chất lượng dịch vụ các ngành dịch vụ, tạo điều kiện phát triển các lĩnh vực có lợi thế để nâng cao năng lực, mở rộng quy mô phát triển. Đẩy mạnh triển khai công tác xúc tiến thương mại, chú trọng khai thác các mặt hàng tiềm năng và thị trường xuất khẩu như: chè, dệt may, giấy, vật liệu xây dựng.

- Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư hạ tầng dịch vụ chất lượng cao, đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng, dịch vụ thiết yếu để hình thành sản phẩm du lịch theo 3 hướng: (1) sản phẩm du lịch Văn hóa - Lễ hội (2) sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, ẩm thực, vui chơi, giải trí (3) sản phẩm du lịch sinh thái, danh thắng và nghỉ dưỡng. Tổ chức các khóa đào tạo ngoại ngữ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch.

- Mở rộng màng lưới tiêu thụ hàng hoá ở vùng nông thôn, xây dựng những cơ sở thương mại cung cấp hàng tiêu dùng cho nhân dân tại các thị tứ, trung tâm cụm xã; cung ứng đảm bảo chất lượng các mặt hàng thiết yếu; tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả.

d. Về lĩnh vực xây dựng và đầu tư phát triển:

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, chú trọng chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án nhất là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, các dự án có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, ban hành và thực hiện phân cấp về đầu tư và xây dựng phù hợp với quy định hiện hành; quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ về quản lý đầu tư xây dựng.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ; giãn hoãn tiến độ các công trình chưa cấp bách, tập trung bố trí vốn trả nợ khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, ưu tiên bố trí vốn cho dự án hoàn thành năm 2013, cân đối giữa khả năng huy động nguồn lực và quy mô đầu tư các dự án, kể cả các dự án đang thi công dở dang. Đánh giá, thẩm định chặt chẽ hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án trước khi quyết định chủ trương đầu tư, chỉ khởi công mới trong năm 2013 các dự án được Chính phủ đồng ý.

- Tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển; đa dạng hóa các hình thức đầu tư, chú trọng thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP); đổi mới chính sách GPMB, cơ chế hỗ trợ đầu tư trong GPMB nhằm tăng tỷ trọng nguồn vốn đầu tư ngoài Nhà nước. Tăng cường tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư, vốn ODA để xây dựng các dự án then chốt về giao thông, thủy lợi, y tế, hạ tầng du lịch, hạ tầng đô thị; ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA; tập trung đầu tư dự án Hạ tầng kỹ thuật Quảng trường Hùng Vương và trung tâm dịch vụ tổng hợp thành phố Việt Trì, khu du lịch Văn Lang, khu di tích lịch sử Đền Hùng và hạ tầng một số khu công nghiệp trọng điểm. Tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm: đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, điều chỉnh tuyến Quốc lộ 32C đoạn qua thành phố Việt Trì, đường 316 kéo dài,...

e. Về thu, chi ngân sách nhà nước; tiền tệ, tín dụng:

- Thực hiện kịp thời chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ đảm bảo đúng đối tượng theo quy định. Tăng cường các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế; kiểm tra chặt chẽ các khoản thu phân cấp cho huyện và các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.

- Tăng cường công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực giữa chi thường xuyên với chi đầu tư phát triển; thực hiện chi trả kịp thời cho các đối tượng chính sách. Triển khai thực hiện kịp thời chế độ chi trả tiền lương mới theo quy định của Chính phủ.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiếp cận các khoản vay tín dụng; ưu tiên doanh nghiệp có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó khăn về tài chính.

f. Về quan hệ sản xuất, phát triển doanh nghiệp: Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; củng cố quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, khuyến khích thành lập doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin doanh nghiệp giữa các cơ quan quản lý nhà nước; thực hiện tốt chương trình hành động nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011- 2015.

g. Về công tác quản lý tài nguyên và môi trường: Tiếp tục duy trì các biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản; nâng cao chất lượng thẩm định đánh giá tác động môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường. Tập trung giải quyết những tồn tại trong quản lý, sử dụng đất đai, kiên quyết xử lý, thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích; xây dựng biện pháp xử lý rác thải nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; kịp thời chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

2. Về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội và các lĩnh vực khác

a. Về khoa học và công nghệ: Gắn nghiên cứu với ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống. Đẩy mạnh công tác sở hữu trí tuệ; xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu sản phẩm và công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng, kiểm soát an toàn bức xạ. Tích cực triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện tốt công tác hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh.

b. Về giáo dục, đào tạo: Tập trung chỉ đạo các chương trình xây dựng chuẩn hóa và kiên cố hóa các thiết chế văn hóa. Hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên. Triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2020; nâng cao chất lượng nguồn lao động; tiếp tục nâng cao chất lượng phổ cập các cấp học, duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng đầu tư giáo dục mũi nhọn tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện có hiệu quả các chương trình lồng ghép về giáo dục và các vấn đề xã hội trong nhà trường; coi trọng việc thực hành vận dụng; tiếp tục chăm lo giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc ít người; tập trung chỉ đạo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia các cấp học.

c. Công tác y tế và dân số: Từng bước khắc phục tình trạng quá tải các bệnh viện tỉnh, huyện. Làm tốt công tác y tế dự phòng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngăn chặn dịch bệnh xảy ra; mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, từng bước thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và trang bị thiết bị cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn; hoàn thành từng phần các bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện để kịp thời phục vụ nhân dân; triển khai dự án bệnh viện đa khoa tỉnh (mới) đảm nhiệm chức năng vùng. Tăng cường tuyên truyền vận động công tác dân số - KHH gia đình; thực hiện tốt chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2011- 2015.

d. Về văn hóa thông tin, thể dục thể thao và các lĩnh vực xã hội khác: Tiếp tục trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa vật thể; hoàn thiện đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ, tập trung xây dựng Chương trình hành động nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ; gắn chương trình phát triển văn hóa với giáo dục đạo đức xã hội và phát triển du lịch. Chú trọng phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng và các lớp thể thao năng khiếu, thể thao thành tích cao. Tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao của tỉnh, tiến tới Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII. Khuyến khích phát triển các cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, đặc biệt là thông tin trên mạng Internet, trang blog.

e. Thực hiện tốt chương trình dạy nghề, việc làm, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội: Đổi mới công tác chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình việc làm và dạy nghề trên địa bàn tỉnh, nâng cao chất lượng dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và xây dựng nông thôn mới. Thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội; chú trọng tạo việc làm, gắn dạy nghề với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động để nâng cao thu nhập cho người lao động. Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hoá trong công tác giảm nghèo và cứu trợ xã hội, đảm bảo chế độ cho các đối tượng chính sách; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012- 2015; phấn đấu năm 2013 giảm tỷ lệ hộ nghèo 3,0%, giảm tỷ lệ hộ cận nghèo.

3. Đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường phối hợp trong công tác chỉ đạo điều hành, đẩy mạnh cải cách hành chính

Tổ chức thực hiện tốt chủ trương lấy phiếu tín nhiệm với cán bộ lãnh đạo quản lý, những việc cần làm theo kết quả kiểm điểm Nghị quyết TW4 khóa XI; nâng cao trách nhiệm, trình độ của đội ngũ cán bộ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện công vụ, tuyển dụng viên chức gắn với đánh giá tình hình hoạt động của các đơn vị sự nghiệp. Xem xét điều chỉnh tổ chức bộ máy một số cơ quan, đơn vị theo chủ trương của Trung ương; sắp xếp lại tổ chức bộ máy một số đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, hội đặc thù. Tổ chức thực hiện tốt cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tạo sự chuyển biến rõ rệt về cải cách thủ tục hành chính.

Tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy, vai trò giám sát của HĐND trong việc kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề mới, vấn đề nổi cộm. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo đảm ổn định chính trị, xã hội.

Tăng cường kiểm tra, giám sát của HĐND, MTTQ và các đoàn thể trong việc triển khai các chương trình, dự án; chấp hành ý kiến chỉ đạo của cấp trên, giải quyết đơn thư tố cáo, cải cách hành chính của các cấp, các ngành. Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc biệt là trong các lĩnh vực: quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý vốn, tài sản của Nhà nước; xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

4. An ninh - Quốc phòng

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng vũ trang với các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, giữa chính quyền với nhân dân, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững mạnh.

- Phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ diễn tập phòng thủ cấp tỉnh, huyện, xã; phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và phòng chống cháy nổ. Có biện pháp ngăn chặn đẩy lùi, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Thực hiện tốt Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

- Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.

- Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khoá XVII, kỳ họp thứ năm thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2012.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Doãn Khánh

 

 


[1] Đạt từ 15 tiêu chí trở lên, các tiêu chí còn lại đạt trên 80%

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 17/2012/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu17/2012/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành14/12/2012
Ngày hiệu lực23/12/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thương mại
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 17/04/2014
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 17/2012/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 17/2012/NQ-HĐND mục tiêu nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2013 Phú Thọ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 17/2012/NQ-HĐND mục tiêu nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2013 Phú Thọ
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu17/2012/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Phú Thọ
                Người kýNguyễn Doãn Khánh
                Ngày ban hành14/12/2012
                Ngày hiệu lực23/12/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thương mại
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 17/04/2014
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản gốc Nghị quyết 17/2012/NQ-HĐND mục tiêu nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2013 Phú Thọ

                Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 17/2012/NQ-HĐND mục tiêu nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2013 Phú Thọ