Nghị quyết 23/2008/NQ-HĐND

Nghị quyết 23/2008/NQ-HĐND về Phát triển giáo dục mầm non đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Lăk ban hành

Nghị quyết 23/2008/NQ-HĐND Phát triển giáo dục mầm non 2010 2015 Đăk Lăk đã được thay thế bởi Nghị quyết 123/NQ-HĐND 2014 văn bản quy phạm pháp luật được rà soát hệ thống hóa Đắk Lắk và được áp dụng kể từ ngày 18/07/2014.

Nội dung toàn văn Nghị quyết 23/2008/NQ-HĐND Phát triển giáo dục mầm non 2010 2015 Đăk Lăk


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐĂK LĂK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2008/NQ-HĐND

Buôn Ma Thuột, ngày 08 tháng 10 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

v vic Phát trin giáo dc mm non tnh Đăk Lăk đn năm 2010 và đnh hưng đn năm 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK LĂK
KHÓA VII - KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015;

Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 70/TTr-UBND ngày 19 tháng 09 năm 2008, về thông qua Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Đăk Lăk đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015; Báo cáo thẩm tra số 28/BC-HĐND ngày 6 tháng 10 năm 2008 của Ban Văn hóa và Xã hội và ý kiến của các vị Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành, thông qua Nghị quyết Phát triển giáo dục mầm non tỉnh Đăk Lăk đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015, với những nội dung cụ thể sau:

1- Tên Nghị quyết:

Phát triển giáo dục mầm non tỉnh Đăk Lăk đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015

2- Nội dung:

2.1. Mục tiêu tổng quát:

Phát triển giáo dục mầm non theo chủ trương đa dạng hóa các loại hình trường, lớp. Tiếp tục tăng đầu tư từ ngân sách cho giáo dục mầm non, phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, ưu tiên đầu tư cho các xã, thôn, buôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chuẩn hóa, đồng bộ theo hướng hiện đại về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các phương thức chăm sóc giáo dục trẻ, tạo điều kiện để trẻ được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Nâng tỉ lệ trẻ em dưới 3 tuổi đến nhà trẻ từ 4% năm 2008 lên 7% vào năm 2010; 12% vào năm 2015.

- Nâng tỉ lệ trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đến trường, lớp mẫu giáo từ 51% năm 2008 lên 60% vào năm 2010, 70% vào năm 2015; tỉ lệ trẻ em 5 tuổi đến trường, lớp mẫu giáo đạt 98%.

- Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các trường học, lớp mầm non còn dưới 12% vào năm 2010 và dưới 10% vào năm 2015.

- 100% số trường mầm non có khuôn viên độc lập, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bố trí quỹ đất để thành lập trường theo qui hoạch. Đảm bảo đủ phòng học cho các nhóm lớp tách theo độ tuổi. Có đủ công trình nước sạch, công trình vệ sinh đúng quy cách.

- Nâng tỷ lệ trường chuẩn lên 12% vào năm 2010 và 20% vào năm 2015.

- Năm 2010 có 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 10% đạt trình độ trên chuẩn; năm 2015 đạt 25% trên chuẩn.

2.3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ của Nghị quyết:

- Đối tượng là tất cả trẻ em thuộc lứa tuổi mầm non trong tỉnh, phạm vi được thực hiện ở tất cả các địa phương, các loại hình giáo dục mầm non trong toàn tỉnh.

- Nhiệm vụ của chương trình là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhân dân trong toàn tỉnh và ngành giáo dục về vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển giáo dục mầm non.

2.4. Các giải pháp chính:

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực chăm lo phát triển cấp học mầm non.

- Tăng tỷ lệ ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục mầm non. Cải tiến việc phân bổ ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục mầm non theo hướng tính định mức số trẻ em trong độ tuổi mầm non trên địa bàn; bảo đảm tỷ lệ chi cho hoạt động dạy và học, chi khác đạt tỷ lệ 20% trên ngân sách chi cho Giáo dục mầm non.

- Tiếp tục củng cố, quy hoạch các trường mầm non, xác định quy mô lâu dài phù hợp với từng địa phương. Chuyển các trường mầm non bán công thuộc địa bàn nông thôn đặc biệt khó khăn sang công lập để nâng cao chất lượng giáo dục. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, đẩy mạnh phong trào xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Bảo đảm mỗi thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số có một lớp học mầm non để tất cả trẻ em được học chương trình mẫu giáo 5 tuổi trước khi vào lớp 1.

- Tăng cường về quản lý, chỉ đạo chuyên môn để đảm bảo sự phát triển đúng hướng, tăng quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm cho các trường. Tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục.

- Bảo đảm chế độ, chính sách cho giáo viên theo qui định: Giáo viên mầm non ngoài công lập được Nhà nước hỗ trợ tiền lương, mức hỗ trợ cụ thể giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo và thống nhất với Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.Thực hiện tuyển dụng giáo viên mầm non dạy tại các buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, các xã thôn, buôn vùng III. Thực hiện chính sách cử tuyển đào tạo hàng năm 40 học sinh trở lên là người dân tộc thiểu số tại chỗ, đảm bảo đủ giáo viên dạy mẫu giáo 5 tuổi.

2.5. Ngân sách thực hiện Đề án giai đoạn 2008-2015:

- Nguồn vốn đầu tư: Xây dựng 1.258 phòng học; 320 cơ sở mầm non tại các buôn, thành lập mới 27 trường mầm non, 84 công trình vệ sinh với kinh phí 320 tỷ đồng; Phân bổ vốn theo các nguồn vốn giai đoạn 2008-2015 như sau:

* Vốn Kiên cố hóa trường, lớp học: 83 tỷ;

* Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo: 77 tỷ;

* Vốn XDCB địa phương, xổ số kiến thiết: 86 tỷ;

* Vốn huy động khác: 74 tỷ (học phí, huy động nhân dân, doanh nghiệp...).

- Nguồn vốn sự nghiệp: Bố trí trong dự toán hằng năm, đảm bảo để thực hiện các mục tiêu của Đề án.

Điều 2. Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp. Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp giám sát việc triển khai thực hiện.

Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII, Kỳ họp Chuyên đề thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- UBTV Quốc hội;
- Chính Phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Báo ĐăkLăk; Đài PTTH tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, TH.

CHỦ TỊCH




Niê Thut

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 23/2008/NQ-HĐND

Loại văn bản Nghị quyết
Số hiệu 23/2008/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 08/10/2008
Ngày hiệu lực 18/10/2008
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Giáo dục
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 18/07/2014
Cập nhật 7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 23/2008/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 23/2008/NQ-HĐND Phát triển giáo dục mầm non 2010 2015 Đăk Lăk


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Nghị quyết 23/2008/NQ-HĐND Phát triển giáo dục mầm non 2010 2015 Đăk Lăk
Loại văn bản Nghị quyết
Số hiệu 23/2008/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Niê Thuật
Ngày ban hành 08/10/2008
Ngày hiệu lực 18/10/2008
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Giáo dục
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 18/07/2014
Cập nhật 7 năm trước

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Nghị quyết 23/2008/NQ-HĐND Phát triển giáo dục mầm non 2010 2015 Đăk Lăk

Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 23/2008/NQ-HĐND Phát triển giáo dục mầm non 2010 2015 Đăk Lăk