Nghị quyết 37-NQ-TVQH

Nghị quyết số 37-NQ-TVQH về việc sửa đổi chính sách thuế sát sinh do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành

Nội dung toàn văn Nghị quyết 37-NQ-TVQH sửa đổi chính sách thuế sát sinh


UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 37-NQ-TVQH

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 1964

 

QUYẾT NGHỊ

VỀ  VIỆC SỬA ĐỔI CHÍNH SÁCH THUẾ SÁT SINH

 UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ vào Điều 41 và Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Để khuyến khích việc phát triển chăn nuôi, bảo đảm việc chấp hành nghiêm chính nghĩa vụ đóng thuế sát sinh đối với Nhà nước và góp phần tích cực giúp việc thu mua của Nhà nước,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ
,

QUYẾT NGHỊ:

1- Thuế sát sinh đánh vào trâu, bò, lợn, dê đem giết thịt.

2- Các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, cá đơn vị vũ trang, các hợp tác xã, các tổ chức khác và tư nhân giết thịt trâu, bò, lợn, dê, đều phải nộp thuế sát sinh.

3- ThUế sát sinh thu theo đầu súc vật giết thịt như sau:

Trâu, bò: 18 đồng một con

Lợn: 6 đồng một con

Dê: 3 đồng một con.

Trong khi chưa áp dụng chế độ thu quốc doanh, cơ quan mậu dịch quốc doanh kinh doanh thịt vẫn tiếp tục nộp thuế sát sinh theo tỷ lệ 10% giá con vật đem giết thịt.

4- Hội đồng Chính phủ quy định về những trường hợp giảm hoặc miễn thuế sát sinh và tỷ lệ giảm thuế sát sinh theo nguyên tắc sau đây:

- Chiếu cố người chăn nuôi bán súc vật cho Nhà nước,

- Chiếu cố người chăn nuôi giết súc vật để ăn,

- Chiếu cố phong tục, tập quán ở miền núi.

Người được giảm hoặc miễn thuế sát sinh phải là người đã tự mình chăn nuôi con vật từ 4 tháng trở lên trước khi đem giết thịt hoặc bán cho Nhà nước để giết thịt.

5- Người nào vi phạm chính sách thuế sát sinh thì tuỳ trường hợp nặng, nhẹ mà bị cảnh cáo hoặc bị phạt một số tiền bằng từ 1 đến 5 lần số thuế gian lậu. Nếu là trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì có thể bị truy tố trước Toà án nhân dân. Ngoài các khoản phạt nói trên, người gian lậu về thuế sát sinh vẫn phải nộp thuế sát sinh theo thể lệ hiện hành.

6- Người nào có công tìm ra những vụ gian lậu về thuế sát sinh sẽ được khen thưởng theo quy định của Hội đồng Chính phủ.

7- Những quy định trước đây về thuế sát sinh trái với nghị quyết này đều bãi bỏ.

 

 

Trường Chinh

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 37-NQ-TVQH

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu37-NQ-TVQH
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/11/1964
Ngày hiệu lực05/12/1964
Ngày công báo31/12/1964
Số công báoSố 47
Lĩnh vựcThuế - Phí - Lệ Phí
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 37-NQ-TVQH

Lược đồ Nghị quyết 37-NQ-TVQH sửa đổi chính sách thuế sát sinh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 37-NQ-TVQH sửa đổi chính sách thuế sát sinh
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu37-NQ-TVQH
                Cơ quan ban hànhUỷ ban Thường vụ Quốc hội
                Người kýTrường Chinh
                Ngày ban hành20/11/1964
                Ngày hiệu lực05/12/1964
                Ngày công báo31/12/1964
                Số công báoSố 47
                Lĩnh vựcThuế - Phí - Lệ Phí
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Nghị quyết 37-NQ-TVQH sửa đổi chính sách thuế sát sinh

                    Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 37-NQ-TVQH sửa đổi chính sách thuế sát sinh

                    • 20/11/1964

                      Văn bản được ban hành

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 31/12/1964

                      Văn bản được đăng công báo

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 05/12/1964

                      Văn bản có hiệu lực

                      Trạng thái: Có hiệu lực