Nghị quyết 39/2010/NQ-HĐND

Nghị quyết 39/2010/NQ-HĐND về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XI, kỳ họp thứ 22 ban hành

Nội dung toàn văn Nghị quyết 39/2010/NQ-HĐND xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 39/2010/NQ-HĐND

Hạ Long, ngày 10 tháng 12 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XI - KỲ HỌP THỨ 22

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 4608/UBND-NLN1 ngày 30/11/2010 “V/v xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030”; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua một số nội dung cơ bản của Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2020 như sau:

1. Mục tiêu chung:

Xây dựng nông thôn mới Quảng Ninh có kết cấu hạ tầng Kinh tế - Xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả kinh tế cao và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp dịch vụ; gắn xây dựng nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được chú trọng bảo vệ; an ninh chính trị được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của nông dân ngày càng được nâng cao. Xây dựng nông thôn mới Quảng Ninh nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn 2010 - 2015:

Phấn đấu đến năm 2015, có 60% số xã cơ bản đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; 10/13 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và tỉnh Quảng Ninh cơ bản đạt các tiêu chí tỉnh nông thôn mới, cụ thể là:

- Về hạ tầng Kinh tế - Xã hội:

 Năm 2011: có 100% số thôn có nhà văn hóa đảm bảo đủ điều kiện hoạt động; 100% xã có bưu điện văn hóa xã, 100% thôn có điểm đủ điều kiện truy cập internet và thư viện dùng chung.

Phấn đầu đến năm 2012: 100% xã có hệ thống điện cơ bản đạt yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; 100% trường học mầm non, mẫu giáo có cơ sở vật chất và 100% xã có nhà văn hóa, khu thể thao đủ điều kiện để hoạt động.

Phấn đấu đến năm 2015: có 75% số xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới; có 100% số xã có đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đường liên thôn được cứng hóa; 100% xã đồng bằng, 50% xã miền núi có hệ thống kênh mương được kiên cố hóa.

- Về Kinh tế và Tổ chức sản xuất:

Đến năm 2015 kinh tế khu vực nông thôn đóng góp từ 15% đến 20% GDP của tỉnh, trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 4% trong cơ cấu GDP của tỉnh; Thu nhập của người dân nông thôn gấp 1,5 đến 2 lần so với thu nhập đầu người khu vực nông thôn của tỉnh năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo các xã miền núi dưới 10%, các xã đồng bằng dưới 6%; 100% xã đã có nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; các xã có hợp tác xã hoặc tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả.

- Về Văn hóa - Xã hội và bảo vệ môi trường:

Duy trì 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 100% y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2012: có 95% hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh; đến năm 2013: có 100% xã có nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; 100% xã đồng bằng có bộ phận dịch vụ thu gom, xử lý rác thải; 100% trung tâm xã và cụm dân cư có hệ thống thoát nước thải hoàn chỉnh.

- Về đào tạo nghề:

Giai đoạn 2011¸2015, đào tạo lao động nghề cho lao động nông thôn 23.400 người; Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kiến thức quản lý Nhà nước, tin học, lý luận chính trị 7.700 lượt cán bộ công chức xã.

- Về hệ thống chính trị:

Đến năm 2015: có 90% cán bộ xã đạt chuẩn; hàng năm có 80% đảng bộ và các tổ chức đoàn thể xã đạt trong sạch vững mạnh; 100% các xã không có khiếu kiện đông người vượt cấp và phấn đấu toàn tỉnh có 80 xã (chiếm 64% số xã) đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; 10/13 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và tỉnh Quảng Ninh cơ bản đạt các tiêu chí tỉnh nông thôn mới.

b) Giai đoạn 2016 ¸ 2020:

Phấn đấu đến năm 2020 có 80% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, cụ thể là:

- Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 1,4% trong cơ cấu GDP của tỉnh.

- Có 100% số xã có hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Nâng cao thu nhập của người dân nông thôn gấp 2 lần so với thu nhập đầu người khu vực nông thôn của tỉnh năm với năm 2015.

- Tỷ lệ dân nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt trên 98%.

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 33.000 người; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tin học, quản lý Nhà nước, lý luận chính trị cho 11.600 lượt cán bộ, công chức xã.

3. Quan điểm thực hiện đề án nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh

- Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính; các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện và người dân được hưởng thụ.

- Thực hiện chương trình nông thôn mới trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình, mục tiêu quốc gia, chương tình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư.

- Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng - xã hội trọng yếu; tiến hành đồng thời ở tất cả các xã, thực hiện đồng bộ ở các tiêu chí, tập trung đầu tư hoàn thành dứt điểm nhằm phát huy hiệu quả đầu tư.

4. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Nâng cao chất lượng qui hoạch và quản lý qui hoạch.

- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch như: Đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, mạng lưới điện nông thôn, hệ thống trường học, cơ sở vật chất văn hóa, hệ thống chợ nông thôn... Xây dựng các khu sản xuất tập trung: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông lâm thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nông thôn.

- Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới.

- Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.

- Phát triển kinh tế hộ, kinh tế tập thể ở vùng nông thôn.

- Củng cố tổ chức, mạng lưới y tế cơ sở, hoàn thiện và nâng cao các dịch vụ y tế phục vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, an ninh, quốc phòng.

- Củng cố, nâng cao chất lượng, vai trò của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở.

5. Các nội dung khác: Thống nhất theo nội dung Tờ trình số 4608/UBND-NLN1 ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và đề án kèm theo.

Điều 2. Về cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới:

1. Cơ chế hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước: hỗ trợ đầu tư tối thiểu theo cơ chế hiện hành của tỉnh:

- Đầu tư 100% công tác quy hoạch; đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ HTX; kênh mương loại 1, 2; hồ, đập.

- Hỗ trợ một phần cho xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt phân tán, thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông thôn, xóm; kênh mương loại 3; điện hạ áp sinh hoạt nông thôn; phát triển sản xuất và dịch vụ; công trình thể thao thôn, bản; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản (theo cơ chế hỗ trợ tại Quyết định số 3972/QĐ-UBND ngày 07/12/2009 của UBND tỉnh “V/v phê duyệt Đề án xây dựng thí điểm kết cấu hạ tầng cấp xã theo mô hình nông thôn mới giai đoạn 2010÷2015 tại các huyện khó khăn: Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Tiên Yên”).

2. Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn Ngân sách nhà nước chương trình nông thôn mới:

a) Thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và Luật Đầu tư. Các tiêu chí và định mức phân bổ của Đề án được áp dụng riêng cho Chương trình nông thôn mới.

b) Đảm bảo công khai, minh bạch, tạo sự cân đối giữa các vùng, miền, giữa các huyện, thị xã, thành phố; đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của đề án.

c) Vốn đầu tư cho chương trình nông thôn mới (Ngân sách trung ương, Ngân sách địa phương) được phân bổ theo tiêu chí sau:

- Bố trí đủ số vốn Ngân sách theo đề án đối với các tiêu chí được xác định phải hoàn thành trong năm (căn cứ vào nhu cầu vốn hoàn thành tiêu chí) và dự án đầu tư trọng điểm theo theo kế hoạch hàng năm của Ban chỉ đạo Nông thôn mới cấp tỉnh.

- Đối với phần vốn Ngân sách (TW, địa phương) sau khi đã trừ đi phần vốn bố trí cho các nội dung đầu tư đã định trước, phần còn lại được phân chia theo nguyên tắc: Dành 50% số vốn để Ban chỉ đạo tỉnh phân bổ các nhóm công trình phải thực hiện trước để hoàn thành các mục tiêu của đề án; Dành 50% còn lại để UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động phân bổ các công trình, dự án theo các tiêu chí nông thôn mới của Chính phủ.

3. Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội: Giao UBND tỉnh chỉ đạo các ngành rà soát các cơ chế chính sách hiện có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh; sửa đổi, bổ sung, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với chính sách hiện hành, để thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Điều 3. Vốn và nguồn vốn thực hiện đề án:

1. Vốn và nguồn vốn:

 

Triệu đồng

%

 Tổng cộng

15.946.499

100,0

 Trong đó:

 

 

- Lập quy hoạch

68.854

0,4

- Xây dựng cơ sở hạ tầng

13.625.895

85,4

- Hỗ trợ phát triển sản xuất

2.200.000

13,8

- Công tác tuyên truyền, chi phí quản lý, triển khai, đánh giá công nhận nông thôn mới

51.750

0,3

Giao UBND tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh chủ động cân đối ứng trước vốn Ngân sách tỉnh thực hiện các nhiệm vụ đầu tư (thuộc nhiệm vụ chi của Ngân sách trung ương), điều chỉnh cơ cấu vốn theo từng lĩnh vực thuộc đề án để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thành các tiêu chí theo mục tiêu cụ thể đề ra.

2. Phân kỳ đầu tư:

- Giai đoạn 2010-2015: Tổng nhu cầu vốn là 10.346.571 triệu đồng chiếm 65% tổng nhu cầu vốn đề án; Trong đó Ngân sách 7.823.693 triệu đồng, trung bình/1 năm là 1.564.739 triệu đồng.

- Giai đoạn 2016-2020: Tổng nhu cầu vốn là 5.599.928 triệu đồng chiếm 35% tổng nhu cầu vốn đề án; Trong đó Ngân sách 4.453.706 triệu đồng, trung bình/1 năm là 890.741 triệu đồng.

Điều 4. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

-Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

- Thường trực, các Ban, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khoá XI, kỳ họp thứ 22 thông qua ngày 10/12/2010 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Quân

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 39/2010/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu39/2010/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/12/2010
Ngày hiệu lực20/12/2010
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật14 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 39/2010/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 39/2010/NQ-HĐND xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh


Văn bản bị đính chính

    Văn bản được hướng dẫn

      Văn bản đính chính

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Nghị quyết 39/2010/NQ-HĐND xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh
          Loại văn bảnNghị quyết
          Số hiệu39/2010/NQ-HĐND
          Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Ninh
          Người kýNguyễn Hồng Quân
          Ngày ban hành10/12/2010
          Ngày hiệu lực20/12/2010
          Ngày công báo...
          Số công báo
          Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
          Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
          Cập nhật14 năm trước

          Văn bản thay thế

            Văn bản hướng dẫn

              Văn bản được hợp nhất

                Văn bản gốc Nghị quyết 39/2010/NQ-HĐND xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh

                Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 39/2010/NQ-HĐND xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh