Nghị quyết 39/NQ-HĐND

Nghị quyết 39/NQ-HĐND năm 2003 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Hội đồng Nhân dân tỉnh khoá IX về "Phòng chống tệ nạn xã hội" trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Nghị quyết 39/NQ-HĐND 2003 thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 5 Quảng Ninh Phòng chống tệ nạn xã hội đã được thay thế bởi Quyết định 1276/QĐ-UBND 2015 Danh mục văn bản Quảng Ninh hết hiệu lực 2014 và được áp dụng kể từ ngày 12/05/2015.

Nội dung toàn văn Nghị quyết 39/NQ-HĐND 2003 thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 5 Quảng Ninh Phòng chống tệ nạn xã hội


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/NQ-HĐ

Quảng Ninh, ngày 20 tháng 02 năm 2003

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHOÁ X - KỲ HỌP THỨ 7

(Từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 02 năm 2003)

NGHỊ QUYẾT

TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT KỲ HỌP THỨ 5, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHOÁ IX VỀ "PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI"

(từ nay tới 2005)

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân (sửa đổi) được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/1994.

- Sau khi nghiên cứu và thảo luận báo cáo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 1857/NQ-HĐ ngày 02/8/1996 kỳ họp thứ 5 - Hội đồng Nhân dân tỉnh khoá IX về "phòng chống tệ nạn xã hội" trong 3 năm 2000 - 2002; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá - Xã hội về phòng chống tệ nạn xã hội.

QUYẾT NGHỊ:

I.- KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI 3 NĂM 2000 - 2002.

1/ Những kết quả:

- Nghị quyết về "phòng chống tệ nạn xã hội" ban hành từ 02/8/1996 tới nay đã khẳng định là phù hợp với tình hình thực tế, cũng như nguyện vọng của nhân dân trong tỉnh; Bởi vậy khi triển khai thực hiện đã có sự hưởng ứng tích cực của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân trong tỉnh, quá trình thực hiện đã thu được kết quả đáng ghi nhận.

- Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục đã được tăng cường thực hiện trên diện rộng, khá liên tục, làm chuyển biến nhận thức của đông đảo nhân dân, đặc biệt trong thanh thiếu niên về tác hại của các tệ nạn xã hội, trong đó nguy hại nhất là tệ nạn ma tuý; tạo dư luận đấu tranh mạnh mẽ ngăn chặn các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường xã hội ngày một lành mạnh hơn.

- Công tác điều tra, triệt phá các ổ nhóm tệ nạn xã hội được làm tích cực mạnh mẽ, do vậy đã xoá được nhiều ổ nhóm, tụ điểm lớn vệ tệ nạn xã hội. Ngăn chặn, đẩy lùi rõ rệt tệ nạn xã hội trong trường học, trong các cơ quan hành chính sự nghiệp.

- Công tác cai nghiện có kết quả bước đầu; cai nghiện tập trung ở Vạn Cảnh được mở rộng và hiệu quả cai nghiện được nâng lên ngày một tốt hơn.

Từ những kết quả trên, tình hình tệ nạn xã hội nói chung và ma tuý nói riêng trong tỉnh đã được kiềm chế, ý thức đấu tranh phòng chống được nâng cao hơn, giảm được sức ép đối với xã hội.

2/ Những hạn chế:

- Công tác tuyên truyền, giáo dục ở một số nơi chưa sâu sắc và toàn diện, chưa làm đủ độ cần thiết trong việc đề cao trách nhiệm của gia đình, của xã hội đối với việc phòng chống tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý trong cộng đồng dân cư.

- Công tác đấu tranh, triệt phá các tệ nạn xã hội nhất là ma tuý còn nhiều tồn tại như: Lực lượng thường trực còn mỏng, đầu tư còn chưa thoả đáng, trang bị cần thiết thiếu nhiều, sự phối hợp giữa các lực lượng chưa chặt chẽ, thường xuyên, chưa huy động tốt sức mạnh của toàn xã hội.

- Công tác cai nghiện ma tuý hiệu quả còn thấp, quy trình cai nghiện ở gia đình và cộng đồng chưa được thực hiện đầy đủ, cai nghiện tập trung tại Vạn Cảnh quy mô còn nhỏ và thiếu điều kiện để tổ chức lao động sản xuất được thường xuyên. Công tác quản lý và giúp đỡ đối tượng sau cai chưa được chính quyền và các ngành ở địa phương quan tâm đúng mức, thiếu sự gắn kết giữa gia đình và địa phương, còn lúng túng và buông lỏng các biện pháp quản lý và giáo dục sau cai nên còn tái nghiện nhiều. Còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ đi cai nghiện tập trung, một bộ phận trong xã hội còn mặc cảm với người mắc nghiện.

- Việc quản lý và cải tạo gái mại dâm chưa được quan tâm thoả đáng và đồng bộ.

- Công tác chỉ đạo điều hành về phòng chống tệ nạn xã hội từ tỉnh tới cơ sở chưa đủ mạnh, chưa thường xuyên và đồng bộ.

II.- NHỮNG GIẢI PHÁP, MỤC TIÊU PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN TỚI:

1/ Tiếp tục thực hiện tốt những phương hướng và biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội của Nghị quyết 1857 NQ/HĐ Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh khoá IX, kỳ họp thứ 5 ngày 02/8/1996 về "phòng chống tệ nạn xã hội".

2/ Về những phương hướng và giải pháp trọng tâm: Tán thành các chủ trương, giải pháp mà Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã trình bày tại Báo cáo số 02/BC-UB ngày 27/01/2003 và nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm sau:

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục cả chiều rộng và chiều sâu để mọi người, mọi gia đình, các tổ chức đoàn thể và xã hội đều nhận thức sâu sắc tác hại to lớn của tệ nạn xã hội mà đồng lòng quyết tâm đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội một cách thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương hình thức.

- Tăng cường các lực lượng (do ngành Công an làm nòng cốt) để triệt phá kịp thời các ổ nhóm, tụ điểm tệ nạn xã hội cũng như đường dây buôn bán vận chuyển ma tuý; Củng cố lực lượng chuyên trách đủ mạnh ở các cấp cả về con người, phương tiện, ngân sách để tăng cường hoạt động trong nhiệm vụ này.

- Thi hành biện pháp cưỡng chế cai nghiện đối với tất cả các đối tượng nghiện ma tuý trong tỉnh (tiến hành từ 30/4/2003 đến hết năm 2005). Xây dựng chương trình cụ thể và có cơ chế chính sách cho từng hình thức cai nghiện.

- Sự chỉ đạo điều hành về phòng chống tệ nạn xã hội cần thống nhất, tập trung, đồng bộ từ tỉnh tới cơ sở; Phân cấp, giao quyền và quy trách nhiệm đối với chính quyền các cấp trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội; Trong đó, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm chính về công tác này.

- Ngoài nguồn kinh phí của Trung ương, hàng năm tỉnh giành từ 0,5 đến 1% tổng chi ngân sách của tỉnh cho phòng chống tệ nạn xã hội.

Năm 2003 phải ngăn chặn có hiệu quả và kiên quyết đẩy lùi một bước rõ rệt về tệ nạn xã hội.

Hội đồng Nhân dân tỉnh giao cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện nghị quyết về "phòng chống tệ nạn xã hội" mạnh mẽ hơn, kiên quyết và triệt để hơn từ nay tới hết năm 2005; Có báo cáo kết quả phòng chống tệ nạn xã hội tại các kỳ họp cuối năm của Hội đồng Nhân dân tỉnh.

Hội đồng Nhân dân tỉnh kêu gọi các cấp, các ngành, các tổ chức quần chúng, lực lượng vũ trang, đồng bào các dân tộc trong tỉnh hãy vì tương lai của từng gia đình và xã hội, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, chủ động, kiên quyết đấu tranh để ngăn chặn và từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội làm cho môi trường xã hội Quảng Ninh ngày một trong sạch, lành mạnh hơn góp phần xây dựng Quảng Ninh ngày một văn minh, giàu đẹp./.

 

 

Nơi nhận:
- VP. Quốc hội
- VP. Chủ tịch nước (báo cáo)
- VP. Chính phủ
- TT Tỉnh uỷ
- Đại biểu Quốc hội của tỉnh.
- Đại biểu HĐND tỉnh.
- TT HĐND,UBND các huyện,TX,TP
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.
- VP Tỉnh uỷ,.HĐND và UBND tỉnh.
- Lưu: HĐ,VP/UB.
H-NQ03

HĐND TỈNH QUẢNG NINH KHOÁ X
CHỦ TỊCH




Hà Văn Hiền

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 39/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu39/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/02/2003
Ngày hiệu lực20/02/2003
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 12/05/2015
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 39/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 39/NQ-HĐND 2003 thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 5 Quảng Ninh Phòng chống tệ nạn xã hội


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 39/NQ-HĐND 2003 thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 5 Quảng Ninh Phòng chống tệ nạn xã hội
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu39/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Ninh
                Người kýhà Văn Hiền
                Ngày ban hành20/02/2003
                Ngày hiệu lực20/02/2003
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 12/05/2015
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Nghị quyết 39/NQ-HĐND 2003 thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 5 Quảng Ninh Phòng chống tệ nạn xã hội

                      Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 39/NQ-HĐND 2003 thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 5 Quảng Ninh Phòng chống tệ nạn xã hội