Nghị quyết 71/NQ-HĐND

Nghị quyết 71/NQ-HĐND năm 2017 về quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Nội dung toàn văn Nghị quyết 71/NQ-HĐND 2017 thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng Sơn La


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 71/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 08 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ NĂM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Khoáng sản năm 2010; Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/04/2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng; Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản; Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch bổ sung thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thphát triển Vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 654/TTr-UBND ngày 16/11/2017; Báo cáo thẩm tra s417/BC-KTNS ngày 30/11/2017 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và thảo luận tại kỳ họp;

QUYẾT NGHỊ

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (có nội dung quy hoạch kèm theo).

Điều 2. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 317/NQ-HĐND ngày 13/4/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XII và Nghị quyết số 49/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XIV về Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung Nghị quyết số 317/NQ-HĐND ngày 13/4/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XII./.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện quy hoạch theo quy định.

2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Sơn La khóa XIV, kỳ họp thứ năm thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ;
- Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu của UBTVQH;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- Huyện ủy, Thành ủy; HĐND; UBND; UBMTTQ các huyện, thành phố;
- Đảng ủy, HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- Trung tâm thông tin tỉnh; Chi cục VTLT t
nh;
- Lưu: VT, KTNS

CHỦ TỊCH




Hoàng Văn Chất

 

NỘI DUNG

QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 71/NQ-HĐ
ND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh)

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

1.1. Phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và quy hoạch các ngành khác của tỉnh; quy hoạch thăm dò khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng của cả nước; đảm bảo tiết kiệm và phát triển bền vững.

1.2. Đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng hiện có và dự kiến sẽ được đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

1.3. Tuân thủ quy định của pháp luật; xác định rõ những khu vực, những điểm cấm khai thác, không quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại các khu vực đô thị như thành phố, thị trấn trong tỉnh. Các điểm mỏ bị ảnh hưởng bởi các quy hoạch khác sẽ được xem xét để quy hoạch hợp lý vì lợi ích chung cho cộng đồng.

1.4. Xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến 2020, nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có tim năng lớn trên địa bàn tỉnh, gắn với việc sản xuất, chế biến các sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt, nhằm từng bước đáp ứng thỏa mãn nhu cầu về đá xây dựng, cát xây dựng, vật liệu xây dựng cho thị trường nội tỉnh và các tỉnh lân cận.

1.5. Phát triển công nghiệp thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong mối quan hệ hài hòa, tạo điều kiện thuận lợi đphát triển các ngành kinh tế liên quan như nông - lâm nghiệp, du lịch, công nghiệp và các lĩnh vực kinh tế khác. Khai thác khoáng sản phải đi đôi với bảo đảm An ninh quốc phòng, không làm ảnh hưng đến nhiệm vụ an ninh quốc phòng; bảo vệ môi trường, môi sinh và sự phát triển ổn định, bền vững của cộng đồng.

1.6. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phải dựa trên tài liệu điều tra, thăm dò khoáng sản đã có đủ mức tin cậy cũng như quy mô, chất lượng các điểm mỏ; đồng thời phải đáp ứng được nhu cầu về vật liệu xây dựng của từng vùng kinh tế của tỉnh. Bên cạnh thăm dò, khai thác, chế biến quy mô công nghiệp các đim mỏ tim năng lớn, nhằm cung cấp ổn định, lâu dài vật liệu xây dựng cho các vùng có nhu cầu lớn, quy hoạch khai thác các điểm mỏ quy mô vừa - nhỏ với sản lượng phù hợp đđáp ứng nhu cầu trước mắt của thị trường.

1.7. Áp dụng các quy trình công nghệ thăm dò, công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản tiên tiến, nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Việc áp dụng công nghệ phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh, phù hợp với quy mô, đặc đim của từng mỏ, đảm bảo tận dụng tối đa khoáng sản và chế biến đạt chất lượng cao nhất.

1.8. Huy động nguồn vốn và phát huy nội lực của các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát:

- Xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nhằm quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường có tiềm năng lớn trên địa bàn tỉnh, gắn với việc sản xuất, chế biến các sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt, nhằm từng bước đáp ứng thỏa mãn nhu cầu về đá xây dựng, cát xây dựng, vật liệu xây cho thị trường nội tỉnh và cung cấp cho thị trường lân cận, tạo đà tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần chuyển dịch tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đạt 24% cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Xây dựng ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Sơn La phát triển ở mức cao, trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên khoáng sản và sử dụng lao động tại chỗ. Ưu tiên khai thác, chế biến các loại khoáng sản có lợi thế của tỉnh và có nhu cầu lớn trên thị trường. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn từ nay đến năm 2020 là 15 - 20%/năm.

- Xác định nhu cầu trữ lượng khoáng sản cần thăm dò, khai thác cho sản xuất vật liệu xây dựng thông thường đến năm 2020 và khả năng đáp ứng từ nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại tỉnh; xác định danh mục, tiến độ thăm dò, khai thác các mỏ trong giai đoạn đến năm 2020 nhằm đáp ứng cho nhu cầu xây dựng của tỉnh và vùng lân cận.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Các mục tiêu phát triển được xây dựng bằng 120-150% nhu cầu (có tính đến hệ số tổn thất, hệ số thu hồi, hệ số điều chỉnh khác...), cụ thể như sau:

TT

Loại khoáng sản

Đơn vị tính

Mục tiêu đến 2020

1

Đá xây dựng

triệu m3

3-4

2

Cát xây dựng

triệu m3

2-3

3

Sét gạch ngói

triệu m3

0,3-0,35

4

Đất san lấp

triệu m3

1,8-2

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Kết quả thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản giai đoạn 2010-2017

a) Công tác quản lý cấp phép thăm dò khoáng sản: đã cấp 37 giấy phép thăm dò khoáng sản làm VLXDTT cho các doanh nghiệp với tổng diện tích hơn 89,13 ha, trong đó có:

- 29 giấy phép thăm dò đá xây dựng với diện tích 59,91 ha;

- 3 giấy phép thăm dò sét gạch ngói với tổng diện tích 6,83 ha;

- 5 giấy phép thăm dò cát xây dựng với diện tích 22,39 ha;

(Chi tiết xem phụ lục s 01)

b) Công tác quản lý cấp phép khai thác khoáng sản:

Đã cấp 21 giấy phép khai thác đá xây dựng với tổng diện tích hơn 40 ha, tổng công suất hơn 1 triệu m3/năm (trong đó: có 06 Giấy phép đang xây dựng cơ bản mỏ, 15 mỏ đang khai thác).

(Chi tiết xem phụ lục s 02)

2. Phương án quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến năm 2020, gồm 04 loại sau: Đá xây dựng; cát xây dựng; sét gạch, ngói; đất san lấp.

a) Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến năm 2020 có 108 điểm mỏ (gồm: 38 điểm mỏ thuộc quy hoạch theo Nghị quyết số 317/NQ-HĐND ngày 13/4/2010 (sau đây gi là quy hoạch 2010); 43 điểm mỏ thuộc quy hoạch theo Nghị quyết số 49/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 (sau đây gọi là quy hoạch 2017) và 27 điểm mỏ bổ sung mới) với tài nguyên thăm dò khai thác là 8,141 triệu m3, cụ thể:

- Đá xây dựng: 44 điểm mỏ (Trong đó 21 điểm mỏ giữ nguyên theo quy hoạch; 07 điểm mỏ mở rộng và 16 điểm mỏ bổ sung); Tài nguyên quy hoạch: 3,586 triệu m3 (Chi tiết xem phụ lục s 03)

- Cát xây dựng: 53 điểm mỏ (Trong đó 43 điểm mỏ giữ nguyên theo quy hoạch; 04 điểm mỏ mở rộng và 06 điểm mỏ bổ sung); Tài nguyên quy hoạch: 2,225 triệu m3 (Chi tiết xem phụ lục số 04)

- Sét gạch, ngói: 10 điểm mỏ (Trong đó 05 điểm mỏ giữ nguyên theo quy hoạch và 05 điểm mỏ bổ sung); Tài nguyên quy hoạch: 0,33 triệu m3. (Chi tiết xem phụ lục s 05)

- Đất san lấp: bổ sung 01 điểm mỏ; Tài nguyên quy hoạch: 2 triệu m3. (Chi tiết xem phụ lục s 06)

b) Các điểm mỏ thuộc Quy hoạch 2010 đưa ra khỏi quy hoạch kỳ này: 45 điểm mỏ, trong đó:

- Đá xây dựng: 39 điểm mỏ.

- Sét gạch, ngói: 06 điểm mỏ.

3. Định hướng Quy hoạch giai đoạn 2021- 2030:

Trên cơ sở các điểm mỏ quy hoạch đến năm 2020 tiếp tục tổ chức khai thác Tài nguyên dự trữ: 22,66 triệu m3, cụ thể:

- Đá xây dựng: 44 điểm mỏ; Tài nguyên dự trữ: 13,934 triệu m3. (Chi tiết xem phụ lục số 03)

- Cát xây dựng: 53 điểm mỏ; Tài nguyên dự trữ: 7,48 triệu m3. (Chi tiết xem phụ lục số 04)

- Sét gạch, ngói: 10 điểm mỏ; Tài nguyên dự trữ: 3,32 triệu m3, (Chi tiết xem phụ lục s 05)

- Đất san lấp: 01 điểm mỏ; Tài nguyên dự trữ: 0,68 triệu m3. (Chi tiết xem phụ lục s 06).

III. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

1. Các vấn đề môi trường chính

Trên cơ sở phân tích các hoạt động chính của điều chỉnh quy hoạch có thể thấy hoạt động thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường tỉnh Sơn La mang tính liên tục và lâu dài về thời gian và gia tăng về số lượng, do đó, các vấn đề môi trường chính cần được xem xét trong ĐMC là:

Các vn đmôi trường chính liên quan đến Điều chỉnh quy hoạch

TT ưu tiên

Các vn đ môi trường chính

Lý do lựa chọn

01

Suy thoái tài nguyên không tái tạo

Là một trong những vn đ ct lõi của hoạt động thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản.

02

Ô nhiễm không khí do bụi, khí độc

Hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản làm VLXD góp phần làm gia tăng khí nhà kính, làm tăng nguy cơ ô nhiễm MT không khí.

03

Suy giảm sức khỏe và an toàn lao động (rủi ro về sự cố môi trường)

Việc mở rộng quy mô khai thác làm gia tăng các vấn đề về sức khỏe người lao động và dân cư xung quanh.

04

Suy giảm chất lượng đất, nước

Nhu cu gia tăng về nguồn nước cấp và lượng thải liên quan đến hoạt động khai thác VLXD.

2. Các biện pháp giảm tác động ti môi trường

2.1. Các cơ quan quản lý nhà nước:

- Thực hiện trình tự thẩm định, phê duyệt Báo cáo kết quả thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường theo đúng quy định của pháp luật.

- Thực hiện trình tự thẩm định, phê duyệt Báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường theo đúng quy định của pháp luật.

- Kiểm tra định kỳ các cơ sở khai thác khoáng sản làm VLXD thực hiện các nội dung trong cam kết BVMT và báo cáo ĐTM của dự án.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành có liên quan với chính quyền các cấp ngăn chặn hiệu quả và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi khai thác khoáng sản trái phép.

- Xây dựng phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; phối hợp với các Bộ, ngành giám sát chặt chẽ việc khai thác đặc biệt cát sông và BVMT sinh thái. Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý khoáng sản giữa các địa phương ở khu vực giáp ranh hai hay nhiều tỉnh.

2.2. Các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường tỉnh Sơn La:

- Các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động, BVMT; bảo vệ tài nguyên khoáng sản, nghiêm cấm các hoạt động khai thác trong quá trình thăm dò.

- Để phát huy hiệu quả xử lý của hệ thống thiết bị môi trường đã được đầu tư, mỗi cơ sở khai thác về mặt tổ chức phải có Ban an toàn và môi trường.

- Cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nhận thức của người lao động về lợi ích của việc BVMT chung. Đào tạo đ nâng cao hiu biết và kỹ năng phòng chống ô nhiễm cho công nhân và những người quản lý tại các cơ sở khai thác. Đào tạo hướng dẫn công nhân vận hành thiết bị công nghệ theo đúng quy trình hướng dẫn

- Cần lựa chọn giải pháp phòng ngừa và xử lý ô nhiễm ở cả giai đoạn thiết kế và giai đoạn vận hành. Tuân thủ quy trình vận hành và bảo dưỡng thường xuyên, đảm bảo các thiết bị lọc bụi hoạt động theo đúng thông số kỹ thuật của nhà cung cấp.

- Có chế độ thưởng phạt thích đáng đối với công nhân vận hành và với doanh nghiệp trong công tác BVMT.

3. Bảo vệ môi trường trong triển khai Quy hoạch

3.1. Bảo vệ môi trường trong thăm dò khoáng sản

Công tác thăm dò khác hầu như không ảnh hưởng đến môi trường (hoặc rất ít); có thể kiểm soát tác động đến môi trường. Công tác thăm dò mỏ do các đơn vị tư vấn có chức năng theo quy định thực hiện theo yêu cầu của các doanh nghiệp đầu tư thăm dò khai thác mỏ. Tuy nhiên vẫn cần có biện pháp đgiảm thiểu tác động xấu đến môi trường như thi công, lấy mẫu, thu thập tài liệu xong tất cả các công trình đều được san lấp, hoàn thổ cẩn thận, san lấp lỗ khoan theo quy định, vật liệu thải được xử lý nghiêm túc, hạn chế phát tán cây cối khi không cần thiết.

3.2. Bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản

Khai thác các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh phần lớn là khai thác lộ thiên, do vậy sẽ có tác động lớn đến môi trường cần có các biện pháp quản lý theo chặt chẽ theo quy định hiện hành có sự phối hợp kiểm tra giám sát của chính quyền địa phương. Các tác động chính đến môi trường trong quá trình khai thác như sau:

* Khai thác đá xây dựng:

Khuyến khích thăm dò khai thác đá gốc, nhờ khai thác đá gốc sẽ khai thác sâu (trữ lượng mỏ tăng nhiều) do vậy sẽ không sử dụng nhiều diện tích đất.

Có các biện pháp phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác đá xây dựng phải tuân thủ Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hay Cam kết bảo vệ môi trường và Phương án cải tạo môi trường được cấp thẩm quyền phê duyệt.

* Khai thác cát lòng sông:

Tác động lớn nhất trong khai thác cát lòng sông là rất dễ xảy ra tình trạng thay đổi dòng chảy tự nhiên, gây sói lở bờ sông (ảnh hưởng đến cân bằng động lực bờ). Do vậy nhất thiết việc khai thác cát sông phải được hướng dẫn kỹ thuật và kiểm soát chặt chẽ theo hướng khai thác đến độ sâu cho phép, chủ yếu khơi thông dòng chảy; chỉ khai thác các bãi bồi ven sông và không khai thác sát chân bờ sông; trình tự khai thác được tiến hành từ dòng sông vào bờ.

* Khai thác sét gạch ngói:

Làm giảm hoặc mất lớp thổ nhưỡng là các tác động chính thường xảy ra, tiếp đến là giảm diện tích canh tác đất nông nghiệp, hạ thấp bmặt địa hình ruộng khu vực khai thác. Do vậy việc khai thác sét gạch ngói phải được xem xét phù hợp với an ninh lương thực. Khuyến khích sử dụng sét đồi hoặc các nguyên liệu khác để sản xuất gạch không nung.

* Khai thác đất san lấp:

Cũng như khai thác sét gạch ngói, việc làm mất lớp thổ nhưỡng và hạ thấp bề mặt khu vực khai thác là các tác động chính thường xảy ra, tiếp đến là phá hủy thảm thực vật trên bề mặt, giảm diện tích canh tác lâm nghiệp. Đkhắc phục cần xem xét đề ra một số quy định nhằm hạn chế các tác động trên như sau:

- Bắt buộc phải khai thác hết lớp đất đá bán phong hóa, phong hóa yếu nhằm tăng trữ lượng mỏ, giảm diện tích sử dụng khai thác mỏ.

- Trước khi khai thác đất san lấp cần phải lưu giữ lớp thnhưỡng sang một bên không cho khai thác và dùng để tái tạo thảm thực vật sau khai thác.

3.3. Bảo vệ môi trường trong chế biến khoáng sản

Các trạm nghiền đá xây dựng phải được đầu tư công nghệ chế biến đá tiên tiến, đảm bảo khoảng cách an toàn và môi trường theo quy định đối với khu mỏ; có báo cáo đánh giá tác động môi trường cụ thể. Tác động chính trong xay nghiền đá là bụi và tiếng ồn, vấn đề cần quan tâm là phải thực hiện việc giảm thiểu bụi theo quy định nhằm tránh lan tỏa trong môi trường, trang bị đy đủ bảo hộ lao động cho công nhân sản xuất. Có thể tiến hành phun nước định kỳ, xây hệ thống thu gom nước tại các khu vực chế biến và vận chuyn đá; trồng cây xanh xung quanh nhà máy để ngăn chặn lượng bụi phát tán đi xa.

3.4. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động và cải thiện môi trường

Theo định kỳ từ 3 đến 6 tháng hoặc tùy vào tính chất, mức độ khai thác tại các điểm mỏ phải quan trắc, lấy mẫu nước, không khí tại nơi khai thác khoáng sản 1 lần.

Trong hoạt động khai thác khoáng sản phải sử dụng tiết kiệm quỹ đất, tài nguyên bằng cách khai thác gọn từng lô nhỏ, khai thác đến đâu sạch đến đó, không đổ đất đá thải bừa bãi quanh khai trường. Áp dụng công nghệ nmìn mới như dùng thuốc nổ nhũ tương, anfo thay thế thuốc nổ TNT, Ammonit, phụ kiện nổ là kíp vi sai nhiều số thay cho kíp nổ tc thời, đồng thời thiết kế bãi mìn hợp lý. Trồng cây xanh ở các khu vực đgiảm thiu ô nhiễm bụi.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về quản lý Nhà nước và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản làm Vật liệu xây dựng

a) Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật khoáng sản năm 2010, Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản”; Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về Quản lý Vật liệu xây dựng;

b) Tích cực tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức và giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản cho mọi người dân nói chung và các tổ chức tham gia hoạt động khoáng sản nói riêng;

c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản và môi trường trong hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản, nhất là việc thực hiện các nội dung của báo cáo tác động môi trường đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt;

d) Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Sở, Ban, ngành thực hiện tốt quy trình thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa để tham mưu cho các cấp thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo đúng thẩm quyền của pháp luật, kiến nghị biện pháp thích hợp để giảm thiểu các ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích danh thắng và các vấn đề liên quan khác;

đ) Làm việc với từng doanh nghiệp đang có hoạt động khai thác khoáng sản để xác định lộ trình khai thác, chế biến, đóng cửa mỏ theo đúng định hướng của Quy hoạch khoáng sản.

2. Giải pháp về đầu tư và hợp tác đầu tư

a) Việc giải quyết các thủ tục đăng ký đầu tư hoạt động khoáng sản cần nhanh gọn, thông thoáng, đúng quy trình và quy định của pháp luật; Giải quyết các hồ sơ đăng ký hoạt động khoáng sản thực hiện theo cơ chế một cửa, một đầu mối. Tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký hoạt động khoáng sản đúng quy trình quy phạm;

b) Thông báo rộng rãi, cập nhật danh mục mời gọi, thu hút đầu tư trong và ngoài nước;

c) Thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản theo hướng ưu tiên các doanh nghiệp có năng lực trong nước.

3. Giải pháp về công nghệ và thiết bị

a) Đối với các mỏ đã và đang tiến hành khai thác, các cơ sở chế biến: cần đánh giá lại trình độ công nghệ để có phương án đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả sản xuất, về quy mô khai thác đúng theo quy định tại Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ;

b) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng nhằm sử dụng các công nghệ khai thác khoáng sản hợp lý nhất, các công nghệ sạch trong sàng tuyển và chế biến khoáng sản.

4. Giải pháp về bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản

a) Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động khoáng sản như đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng; thu hút đào tạo và sử dụng lao động địa phương; có biện pháp chủ động bảo vệ môi trường sinh thái và tích cực tham gia cải thiện môi trường xã hội. Các doanh nghiệp thực hiện hợp tác, gắn kết chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, có khả năng cạnh tranh, tạo thị trường bền vững. Từng bước nâng cao năng lực quản trị tài nguyên và thống kê báo cáo hoạt động khoáng sản;

b) Gắn quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm Vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh với quy hoạch các ngành công nghiệp, quy hoạch thế trận Quân sự trong khu vực phòng thủ, giao thông vận tải, điện, nước, quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đai của tỉnh. Tận dụng tối đa hạ tầng hiện có phục vụ công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến.

5. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và di tích danh thắng

a) Các mỏ đã thăm dò nhưng chưa cấp phép khai thác cần được bảo vệ, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hoạt động khoáng sản trái phép. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử phạt các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản trái phép;

b) Thực hiện cấp phép theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, tuân thủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường ở các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản theo đúng Luật Bảo vệ môi trường quy định;

c) Thực hiện thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, đồng thời lập quỹ phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản;

d) Thực hiện thanh, kiểm tra theo định kỳ và đột xuất các cơ sở khai thác theo quy hoạch đã được duyệt và các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

đ) Công tác xử lý môi trường trong hoạt động khai thác, hoàn trả mặt bằng khi kết thúc khai thác phải thực hiện đúng mục đích, theo thiết kế, quy hoạch và đúng pháp luật;

e) Trong quá trình hoạt động khai thác khoáng sản phải hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, di tích danh thắng, nếu phát hiện các dấu tích, di vật, hiện vật phải có giải pháp bảo vệ và báo cáo với cơ quan chức năng liên quan để có hình thức xử lý.

6. Gii pháp về phát triển ngun nhân lực

a) Ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, lao động trong các hộ bị ảnh hưởng và các hộ trong diện di dời tái định cư bởi hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;

b) Hỗ trợ đào tạo nghề cho công nhân ngành khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định hiện hành của tỉnh.

7. Giải pháp về cơ chế, chính sách

a) Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách về hoạt động khoáng sản; cơ chế hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản do nhà nước đầu tư từ nguồn ngân sách;

b) Ưu tiên, thu hút những nhà đầu tư có năng lực thật sự, các dự án khai thác công nghiệp có quy mô lớn, có khả năng đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trong quá trình khai thác, có khả năng thúc đẩy nhiều ngành khác cùng phát triển./.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

BẢNG TỔNG HỢP CÁC ĐIỂM MỎ KHOÁNG SẢN LÀM VLXDTT ĐƯỢC CẤP PHÉP THĂM DÒ THEO CÁC HUYỆN, THỊ, THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2011-2017.
(Kèm theo Nghị quyết số 7
1/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đng nhân dân tỉnh)

TT

Huyện, thành phố

Đá xây dựng

Sét gạch ngói

Cát XD

Đất (cát) san lấp

Tổng số mỏ được cấp phép thăm dò

Số mỏ

Diện tích (ha)

Số mỏ

Diện tích (ha)

Số mỏ

Diện tích (ha)

Số mỏ

Diện tích (ha)

1

TP Sơn La

3

4,98

1

1,2

-

-

-

-

4

2

Mai Sơn

7

18,31

-

-

-

-

-

-

7

3

Yên Châu

2

2,46

-

-

-

-

-

-

2

4

Mộc Châu

1

2,0

1

-

1

1,98

-

-

3

5

Vân Hồ

3

9,02

-

-

1

1,52

-

-

4

6

Thuận Châu

4

5,05

-

-

-

-

-

-

4

7

Quỳnh Nhai

1

1,15

-

-

-

-

-

-

1

8

Mường La

3

7,96

-

-

1

12,4

-

-

4

9

Sốp Cộp

1

2,36

-

-

-

-

-

-

1

10

Bắc Yên

1

2,0

-

-

-

-

-

-

1

11

Phù Yên

3

4,62

-

-

2

6,49

-

-

5

12

Sông Mã

-

-

1

5,63

-

-

-

-

1

 

Tổng s

29

59,91

3

6,83

5

22,39

0

0

37

 

PHỤ LỤC SỐ 02

BẢNG TỔNG HỢP SỐ GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN LÀM VLXDTT GIAI ĐOẠN 2010-2017 THEO ĐỊA BÀN
(Kèm theo Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày
08 tháng 12 năm 2017 của Hội đng nhân dân tỉnh)

TT

Huyện, thành phố

Đá xây dựng

Sét gạch ngói

Cát XD

Đất (cát) san lấp

Tổng sgiấy phép

Số GP

CS/năm (m3)

Số GP

CS/năm (m3)

Số GP

CS/năm (m3)

Số G P

CS/năm (m3)

1

TP Sơn La

2

150.000

-

-

-

-

-

-

2

2

Mai Sơn

5

369.000

-

-

-

-

-

-

5

3

Yên Châu

1

15.000

-

-

-

-

-

-

1

4

Mộc Châu

1

45.000

-

-

-

-

-

-

1

5

Vân Hồ

2

110.000

-

-

-

-

-

-

2

6

Thuận Châu

3

65.000

-

-

-

-

-

-

3

7

Quỳnh Nhai

1

25.000

-

-

-

-

-

-

1

8

Mường La

2

173.385

-

-

-

-

-

-

2

9

Sốp Cộp

1

30.000

-

-

-

-

-

-

1

10

Bắc Yên

1

25.000

-

-

-

-

-

-

1

11

Phù Yên

2

35.000

-

-

-

-

-

-

2

12

Sông Mã

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

21

1.042.385

-

-

-

-

-

-

21

 

PHỤ LỤC 03

DANH MỤC QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐÁ XÂY DỰNG TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày
08 tháng 12 năm 2017 của Hội đng nhân dân tỉnh)

Đơn vị tính: nghìn m3

STT

Tên mỏ

Địa điểm

Quy hoạch thăm dò, khai thác Giai đoạn 2017 - 2020

Định hướng thăm dò, khai thác Giai đoạn 2021 - 2030

Thẩm quyền cấp phép

Ghi chú

1

Thành phố Sơn La

 

970

3.400

UBND tỉnh

 

1.1

Mỏ đá Pom Ư Hư

Xã Chiềng Ngn và phường Chiềng Cơi

150

500

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

1.2

Mỏ đá Noong Ẳng

Bản Cọ, phường Ching An

300

1.000

UBND tỉnh

Mở rộng QH

1.3

Mỏ đá bản Ca Láp

xã Chiềng Ngần

300

1.000

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

1.4

Mỏ đá bản Phiêng Hay

xã Chiềng Xôm

120

400

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

1.5

Bản Noong Đúc và bản Mạt

phường Chiềng Sinh thành phố Sơn La và xã Chiềng Mung huyện Mai Sơn

100

500

UBND tỉnh

Bổ sung QH

2

Huyện Mai Sơn

 

1.108

5.430

 

 

2.1

Bản Mé Lếch

Xã Cò Nòi

90

600

UBND tỉnh

Mở rộng QH

2.2

Bản Mạt

Xã Chiềng Mung

360

2.000

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

2.3

Bản Noong Tàu Thái,

Xã Phiêng Cằm

90

300

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

2.4

Bản Huổi Búng

Xã Hát Lót

138

500

UBND tỉnh

Mở rộng QH

2.5

Bản Mạt

xã Chiềng Mung

250

830

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

2.6

Bản Mật

xã Chiềng Lương

60

300

UBND tỉnh

Bổ sung QH

2.7

Khu công nghiệp Mai Sơn

Xã Mường Băng

30

300

UBND tỉnh

Bổ sung QH

2.8

Bản Nam

Xã Hua La TP và xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn

60

300

UBND tỉnh

Bổ sung QH

2.9

Bản Nháp

Xã Cò Nòi

30

300

UBND tỉnh

Bổ sung QH

3

Huyện Yên Châu

 

135

750

 

 

3.1

Bản Tà Vàng

Xã Lóng Phiêng

45

150

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

3.2

Mỏ đá bản Bó Phương

Xã Yên Sơn

30

300

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

3.3

Mỏ đá bản Đông

Xã Chiềng Khoi

60

300

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

4

Huyện Mộc Châu

 

315

1.350

 

 

4.1

Bản Mòn - Mỏ 1

Thị trấn Mộc Châu

135

450

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

4.2

Bản Lùn - Mỏ 1

Xã Mường Sang

60

300

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

4.3

Bản Lùn - Mỏ 2

Xã Mường Sang

60

300

UBND tỉnh

Bổ sung QH

4.4

Bản Mòn - Mỏ 2

Thị trấn Mộc Châu

60

300

UBND tỉnh

Bổ sung QH

5

Huyện Vân Hồ

 

670

2.800

 

 

5.1

Bản Hua Tạt

Xã Vân Hồ

180

600

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

5.2

Mỏ đá khu vực Lũng Dê bản Bó Nhàng 1

Xã Vân Hồ

150

500

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

5.3

Mỏ đá vôi tại bản Bó Nhàng 2

Xã Vân Hồ

60

300

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

5.4

Mỏ đá bản Nà Pa

Xã Mường Men

60

300

UBND tỉnh

Bổ sung QH

5.5

Mỏ đá bản Suối Lìn

Xã Vân Hồ

100

500

UBND tỉnh

Bổ sung QH

5.6

Mỏ đá Bản Coong

Xã Quang Minh

120

600

UBND tỉnh

Bổ sung QH

6

Huyện Thuận Châu

 

195

650

 

 

6.1

Bản Sen To

Xã Tông Cọ

60

200

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

6.2

Bản Cuông Mường

Xã Tông Lạnh

75

250

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

6.3

Mỏ đá bản Bia

Xã Phổng Lăng

60

200

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

7

Huyện Quỳnh Nhai

 

255

850

 

 

7.1

Bản He

Xã Chiềng Khoang

75

250

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

7.2

Bản Cút 1

Xã Mường Giôn

60

200

UBND tỉnh

Bổ sung QH

7.3

Bản Cút 2

Xã Mường Giôn

60

200

UBND tỉnh

Bổ sung QH

7.4

Bản Phiêng Bay

Xã Chiềng Khay

60

200

UBND tỉnh

Bổ sung QH

8

Huyện Mường La

 

621

2.234

 

 

8.1

Bản Nang Phai

Xã Mường Bú

474

1.580

UBND tỉnh

Mở rộng QH

8.2

Pi toong

Xã Pi Toong

100

500

UBND tỉnh

Bổ sung QH

8.3

Mỏ đá phiến sét khu vực Thác Vai, bản Mòn

Xã Tạ Bú

47

154

UBND tỉnh

Mở rộng QH

9

Huyện Sốp Cộp

 

90

300

 

 

9.1

Bản Huổi Lầu

Xã Mường Và

90

300

UBND tỉnh

Mở rộng QH

10

Huyện Bắc Yên

 

50

250

 

 

10.1

Bản Hồng Ngài

Xã Hồng Ngài

50

250

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

11

Huyện Phù Yên

 

165

750

 

 

11.1

Bản Văn Cơi - Mỏ 1

Xã Mường Cơi

60

200

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

11.2

Bản Văn Cơi - Mỏ 2

Xã Mường Cơi

45

250

UBND tỉnh

Mở rộng QH

11.3

Bản Nà Lìu 2

Xã Huy Hạ

60

300

UBND tỉnh

Giữ nguyên QH

12

Huyện Sông Mã

 

120

600

 

 

12.1

Mỏ đá Huổi Vạng

Xã Huổi Một

60

300

UBND tỉnh

Bổ sung QH

12.2

Bản Noong Lếch

Xã Nà Nghịu

60

300

UBND tỉnh

Bổ sung QH

 

Tổng số: 44 mỏ (21 cũ + 7 mở rộng + 16 bổ sung mới)

3.586

13.934

 

 

 

PHỤ LỤC 04

DANH MỤC QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG CÁT XÂY DỰNG TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Sơn La)

Đơn vị tình: Nghìn m3

STT

n mỏ

Địa điểm

Quy hoạch thăm dò, khai thác Giai đoạn 2017-2020

Định hướng thăm dò, khai thác Giai đoạn 2021 -2030

Thm quyn cấp phép

Ghi chú

1

Huyện Mường La

 

230

750

 

 

1.1

Bản Nà Sàng

Xã Chiềng Hoa

30

100

UBND tỉnh

Giữ nguyên quy hoạch

1.2

Lòng hồ thủy điện Nậm Chiến 2

Xã Chiềng San

50

150

UBND tỉnh

1.3

Lòng Sông Đà

Thị trấn Ít Ong và xã Chiềng San

120

400

UBND tỉnh

1.4

Bản Ít

Xã Nậm Păm

30

100

UBND tỉnh

2

Huyện Phù Yên

 

30

100

 

 

2.1

Bản Chăn

Xã Tường Thượng

30

100

UBND tỉnh

Giữ nguyên quy hoạch

3

Huyện Bắc Yên

 

390

1.310

UBND tỉnh

 

3.1

Bản Tà Ỉu

Xã Pắc Ngà

70

250

UBND tỉnh

Điều chỉnh quy hoạch

3.2

Bản Pắc Ngà

Xã Pắc Ngà

80

260

UBND tỉnh

3.3

Bản Ngậm

Xã Song Pe

120

400

UBND tỉnh

Giữ nguyên quy hoạch cát 2017

3.4

Bản Vàn

Xã Chim Vàn

60

200

UBND tỉnh

Bổ sung quy hoạch

3.5

Bản Tà Đò

Xã Song Pe, xã Tạ Khoa

60

200

UBND tỉnh

4

Huyện Sông Mã

 

955

3.250

 

 

4.1

Bản Công

Xã Chiềng Sơ

20

70

UBND tỉnh

Giữ nguyên quy hoạch

4.2

Bản Phụ

Xã Chiềng Khương

80

260

UBND tỉnh

4.3

Bản Nà Pàn

Xã Nà Nghịu

20

70

UBND tỉnh

4.4

Bản Hin

Xã Nà Nghịu

30

100

UBND tỉnh

4.5

Khu 1 - Bản Trung Châu

Xã Chiềng Cang

60

200

UBND tỉnh

4.6

Khu 1 - Bản Trung Dũng

Xã Chiềng Cang

60

200

UBND tỉnh

4.7

Bản Bó Bon

Xã Chiềng Cang

50

150

UBND tỉnh

4.8

Bản Chiềng Xôm

Xã Chiềng Cang

60

200

UBND tỉnh

4.9

Khu 1 - Bản Mường Tợ

Xã Mường Lầm

20

70

UBND tỉnh

4.10

Mường Nưa II

Xã Mường Lầm

20

70

UBND tỉnh

4.11

Khu 2 - Bản Mường Tợ

Xã Mường Lầm

20

70

UBND tỉnh

4.12

Bản Mâm, Bản Luấn II

Xã Chiềng Sơ

20

70

UBND tỉnh

4.13

Bản Tân Tiến

Xã Chiềng Sơ

20

70

UBND tỉnh

4.14

Bản Hồng Phong

Xã Nà Nghịu

35

120

UBND tỉnh

4.15

Bản Nà Hin

Xã Nà Nghịu

40

130

UBND tỉnh

4.16

Bản Nà Lìu

Xã Nà Nghịu

30

100

UBND tỉnh

4.17

Bản Cánh Kiến

Xã Nà Nghịu

30

100

UBND tỉnh

4.18

Bản Púng

Xã Chiềng Khoong

70

250

UBND tỉnh

4.19

Khu 2 - Bản Trung Dũng

Xã Chiềng Cang

65

200

UBND tỉnh

4.20

Khu 2 - Bản Trung Châu

Xã Chiềng Cang

75

300

UBND tỉnh

4.21

Bản Đấu Mường

Xã Chiềng Cang

60

200

UBND tỉnh

4.22

Bản Hong Ngay

Xã Chiềng Cang

70

250

UBND tỉnh

5

Huyện Quỳnh Nhai

 

50

170

 

 

5.1

Bản Bon

Xã Mường Chiến

20

70

UBND tỉnh

Giữ nguyên quy hoạch

5.2

Bản He

Xã Chiềng Khoang

30

100

UBND tỉnh

6

Huyện Mộc Châu

 

380

1.260

 

 

6.1

Bản Nà Ngà 2

Xã Mường Sang

30

100

UBND tỉnh

Giữ nguyên quy hoạch

6.2

Bản Bó Bun

Thị trấn Nông trường Mộc Châu

100

330

UBND tỉnh

6.3

Trại 8, tiểu khu Vườn Đào

Thị trấn Nông trường Mộc Châu

40

130

UBND tỉnh

6.4

Khu 1, tiểu khu Bó Bun

Thị trấn Nông trường Mộc Châu

30

100

UBND tỉnh

6.5

Khu 2, tiểu khu Bó Bun

Thị trấn Nông trường Mộc Châu

20

70

UBND tỉnh

6.6

Khu 3, tiểu khu Bó Bun

Thị trấn Nông trường Mộc Châu

30

100

UBND tỉnh

6.7

Khu 4, tiểu khu Bó Bun

Thị trấn Nông trường Mộc Châu

40

130

UBND tỉnh

6.8

Khu 1, tiểu khu Vườn Đào

Thị trấn Nông trường Mộc Châu

30

100

UBND tỉnh

6.9

Khu 2, tiểu khu Vườn Đào

Thị trấn Nông trường Mộc Châu

30

100

UBND tỉnh

6.10

Tiểu khu 19/5

Thị trấn Nông trường Mộc Châu

30

100

UBND tỉnh

Bổ sung quy hoạch

7

Huyện Vân Hồ

 

130

430

 

 

7.1

Bản Pàn

Xã Tô Múa

40

130

UBND tỉnh

Giữ nguyên quy hoạch

7.2

Bản Thuông Cuông

Xã Vân Hồ

60

200

UBND tỉnh

7.3

Bản Mường An

Xã Xuân Nha

30

100

UBND tỉnh

Bổ sung quy hoạch

8

Huyện Mai Sơn

 

90

310

 

 

8.1

Bản Tà Chan

Xã Chiềng Chăn

20

70

UBND tỉnh

Giữ nguyên quy hoạch

8.2

Bản Pơn

Xã Tà Hộc

30

100

UBND tỉnh

Điều chỉnh quy hoạch

8.3

Khu 1, bản Tà Hộc

Xã Tà Hộc

10

35

UBND tỉnh

8.4

Khu 2, bản Tà Hộc

Xã Tà Hộc

10

35

UBND tỉnh

Giữ nguyên quy hoạch

8.5

Khu 3, bản Tà Hộc

Xã Tà Hộc

10

35

UBND tỉnh

Bổ sung quy hoạch

8.6

Khu 4, bản Tà Hộc

Xã Tà Hộc

10

35

UBND tỉnh

 

Tổng số: 53 mỏ (43 mỏ cũ + 4 mỏ mở rộng + 6 mỏ mới bổ sung)

2.225

7.480

 

 

 

PHỤ LỤC 05

DANH MỤC QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT SÉT GẠCH NGÓI TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày
08/12/2017 của HĐND tỉnh Sơn La)

Đơn vị tính: Nghìn m3

STT

Tên mỏ

Địa điểm

Quy hoạch thăm dò, khai thác Giai đoạn 2017 - 2020

Định hướng thăm dò, khai thác Giai đoạn 2021 -2030

Thm quyn cấp phép

Ghi chú

1

Thành phố Sơn La

 

60

140

 

 

1.1

Bản Hẹo

Phường Ching Sinh

60

140

UBND tỉnh

Giữ nguyên quy hoạch

2

Huyện Mai Sơn

 

60

300

 

 

2.1

Bản Bon

Xã Mường Bon

60

300

UBND tỉnh

Giữ nguyên quy hoạch

3

Huyện Mộc Châu

 

50

600

 

 

3.1

Bn Là Ngà 2

Xã Mường Sang

20

200

UBND tỉnh

Giữ nguyên quy hoạch

3.2

Bản Nà Lùn

Xã Mường Sang

30

400

UBND tỉnh

Giữ nguyên quy hoạch

4

Huyện Vân Hồ

 

20

200

 

 

4.1

Bản Nà Ngần

Xã Chiềng Khoa

20

200

UBND tỉnh

Bổ sung quy hoạch

5

Huyện Phù Yên

 

40

200

 

 

5.1

Bản Tân Ban

Xã Huy Thượng

40

200

UBND tỉnh

Bổ sung quy hoạch

6

Huyện Sông mã

 

60

680

 

 

6.1

Bản Hồng Nam

Xã Chiềng Khoong

20

180

UBND tỉnh

Bổ sung quy hoạch

6.2

Bản Quyết Tiến

Xã Nà Nghịu

40

500

UBND tỉnh

Giữ nguyên quy hoạch

7

Huyện Yên Châu

 

40

1.200

 

 

7.1

Bản Bắt

Xã Sập Vạt

20

600

UBND tỉnh

Bổ sung quy hoạch

7.2

Bản Chiềng Thi

Xã Chiềng Pằn

20

600

UBND tỉnh

Bổ sung quy hoạch

 

Tổng số 10 mỏ (5 mỏ cũ + 5 mbổ sung)

330

3.320

 

 

 

PHỤ LỤC 06

DANH MỤC QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG ĐẤT SAN LẤP TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày
08/12/2017 của HĐND tỉnh Sơn La)

Đơn vị tính: Nghìn m3

STT

Tên mỏ

Địa điểm

Quy hoạch thăm dò, khai thác Giai đoạn 2017 - 2020

Định hướng thăm dò, khai thác Giai đoạn 2021 - 2030

Thẩm quyền cấp phép

Ghi chú

1

Thành phố Sơn La

 

2.000

680

 

 

1.1

Bản Pột và bản Coóng Nọi

Phường Chiềng Cơi - TP Sơn la

2.000

680

 

Bổ sung QH

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 71/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu71/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/12/2017
Ngày hiệu lực07/12/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 71/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 71/NQ-HĐND 2017 thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng Sơn La


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Nghị quyết 71/NQ-HĐND 2017 thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng Sơn La
              Loại văn bảnNghị quyết
              Số hiệu71/NQ-HĐND
              Cơ quan ban hànhTỉnh Sơn La
              Người kýHoàng Văn Chất
              Ngày ban hành08/12/2017
              Ngày hiệu lực07/12/2017
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường
              Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
              Cập nhật6 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Nghị quyết 71/NQ-HĐND 2017 thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng Sơn La

                    Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 71/NQ-HĐND 2017 thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng Sơn La

                    • 08/12/2017

                      Văn bản được ban hành

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 07/12/2017

                      Văn bản có hiệu lực

                      Trạng thái: Có hiệu lực