Nghị quyết 94/2006/NQ-HĐND

Nghị quyết 94/2006/NQ-HĐND về điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Phú Thọ ban hành

Nghị quyết 94/2006/NQ-HĐND điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đã được thay thế bởi Nghị quyết 30/2012/NQ-HĐND Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn và được áp dụng kể từ ngày 23/12/2012.

Nội dung toàn văn Nghị quyết 94/2006/NQ-HĐND điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 94/2006/NQ-HĐND

Việt Trì, ngày 08 tháng 12 năm 2006

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH ĐIỀU CHỈNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ CHÍN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Sau khi xem xét Tờ trình số 2239/TTr-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2006 của ủy ban nhân dân tỉnh về Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách; và thảo luận,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành thông qua Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020, với nội dung chủ yếu sau:

I - QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH:

1. Quan điểm:

- Đẩy mạnh phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trên cơ sở phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch sẵn có; phát triển du lịch làm động lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Đẩy mạnh xã hội hóa về du lịch, huy động các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

- Phát triển du lịch bền vững đặt trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng trong khu vực và cả nước; phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ giá trị tài nguyên du lịch và xóa đói giảm nghèo; có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong tỉnh nhằm hỗ trợ, tác động lẫn nhau cùng phát triển.

- Phát triển du lịch phải gắn liền với đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa vùng Đất Tổ Hùng Vương.

2. Mục tiêu:

- Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế giai đoạn 2006 - 2010: 16 - 18%/năm, giai đoạn sau 2010: 11 - 13%/năm. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa giai đoạn 2006 - 2010: 13,5 - 16,5%/năm, giai đoạn sau 2010: 11 - 14%/năm.

- Doanh thu du lịch: 761 tỷ đồng (năm 2010) và 3.123 tỷ đồng (năm 2020).

- Tổng giá trị GDP của ngành du lịch (giá so sánh 1994): 366 tỷ đồng (năm 2010) và 1.546 tỷ đồng (năm 2020).

- Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch của tỉnh: 26,7% (năm 2010) và 14,5% (năm 2020).

- Tỷ lệ GDP du lịch trong GDP khối dịch vụ: 13,3% (năm 2010) và 17,3% (năm 2020).

- Số lượng lao động (cả trực tiếp và gián tiếp): 10.625 người (năm 2010) và 36.416 người (năm 2020).

II - ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG, SẢN PHẨM:

1. Định hướng phát triển các sản phẩm đặc trưng:

Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch văn hóa cội nguồn, tham quan các di tích lịch sử; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch thể thao - mạo hiểm, bao gồm: Tham quan nghiên cứu nền văn hóa các dân tộc Việt Nam; tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng sinh học và tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan trong tỉnh.

2. Định hướng phát triển thị trường

Tập trung thu hút khách nội địa, đặc biệt là với sản phẩm du lịch văn hóa lễ hội, du lịch nghỉ cuối tuần, du lịch tham quan và các loại hình du lịch kết hợp với các hoạt động thể thao, các sự kiện thể thao.

Đối với thị trường khách quốc tế tập trung đầu tư vào các sản phẩm du lịch tham quan (Vườn quốc gia Xuân Sơn, các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội...) và nối tour với các tỉnh đến Vĩnh Phúc và các tỉnh phía Tây Bắc.

III - ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH:

1. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành:

Có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, bồi dưỡng bổ sung kiến thức, đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ lao động ngành để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch. Tăng cường phối kết hợp với các viện nghiên cứu, các trường đại học, trường nghiệp vụ, các chuyên gia đầu ngành và với các tỉnh bạn trong bồi dưỡng, đào tạo nhân lực.

2. Đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ:

Đầu tư nâng cấp hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu gia tăng của dòng khách du lịch. Nghiên cứu triển khai áp dụng đa dạng các loại hình cơ sở lưu trú phù hợp với thị hiếu của khách du lịch. Đồng thời chú trọng đầu tư các công trình vui chơi giải trí để hấp dẫn, giữ được khách lưu trú dài ngày và tăng mức chi tiêu của du khách.

3. Đầu tư tôn tạo tài nguyên du lịch, đa dạng hóa và tạo sản phẩm du lịch đặc thù:

Tập trung đầu tư nâng cấp và hình thành các khu điểm du lịch là nơi cung cấp các loại sản phẩm du lịch đa dạng, có sức hút mạnh đối với khách du lịch; thiết lập các dự án quy hoạch chi tiết làm cơ sở lập các dự án đầu tư cụ thể để kêu gọi vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế.

4. Đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng (đặc biệt là hệ thống giao thông) đến và trong các khu, điểm du lịch:

Tập trung đầu tư cải thiện hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng khác như: cấp điện, cấp thoát nước, xử lý môi trường... để có thể khai thác tốt các giá trị tài nguyên ở các khu, điểm du lịch. Tập trung huy động các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và huy động từ các nguồn khác để đầu tư.

5. Các dự án đầu tư du lịch:

STT

Tên dự án

Địa chỉ

Sản phẩm du lịch điển hình/ mục đích

Dự kiến giai đoạn đầu tư

1

Khu du lịch quốc gia Đền Hùng

Thành phố Việt Trì

Du lịch văn hoá hướng về cội nguồn, thể thao, tổng hợp

2007-2015

2

Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thuỷ

Huyện Thanh Thuỷ

Du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh bằng nước khoáng

2006-2015

3

Khu du lịch Văn Lang

Thành phố Việt Trì

Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan

2005-2015

4

Khu du lịch Bạch Hạc - Bến Gót

Thành phố Việt Trì

Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

2008-2015

5

Du lịch sinh thái vườn quốc gia Xuân Sơn

Huyện Thanh Sơn

Du lịch tham quan, sinh thái

2007-2015

6

Khu du lịch đầm Ao Châu

Huyện Hạ Hoà

Du lịch nghỉ dưỡng, thể thao hồ

2010-2020

7

Đầu tư kết cấu hạ tầng cho các địa danh du lịch

Các địa danh du lịch

Điều kiện tiếp cận dễ dàng, môi trường trong sạch

2005-2015

8

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch

Thành phố Việt Trì

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

2005-2020

9

Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển và điều phối du lịch

Thành phố Việt Trì

Thông tin tổng hợp về đầu tư phát triển du lịch

2005-2010

10

Khu du lịch Ao Giời - Suối Tiên

Huyện Hạ Hoà

Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí

2010-2020

11

Khu trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch và khách sạn

Thành phố Việt Trì

Lưu trú và các loại dịch vụ tổng hợp

2010-2015

12

Khu vui chơi giải trí tổng hợp núi Trang

Huyện Phù Ninh

Các loại hình thể thao vui chơi giải trí

2008-2015

13

Phục hồi các làng nghề truyền thống

Các địa danh có làng nghề truyền thống

Du lịch tham quan, văn hoá

2006-2020

14

Đầu tư hệ thống xử lý môi trường

Các khu, điểm du lịch

Bảo vệ môi trường cho khu điểm du lịch

2005-2020

6. Tổ chức không gian du lịch:

6.1. Các cụm du lịch: Tổ chức thành 3 cụm:

- Cụm du lịch Việt Trì - Lâm Thao và Phù Ninh

- Cụm du lịch thị xã Phú Thọ - Thanh Ba - Hạ Hòa và Đoan Hùng

- Cụm du lịch Tam Nông - Thanh Thủy - Thanh Sơn - Yên Lập và Cẩm Khê.

6.2. Tuyến du lịch: Gồm có các tuyến du lịch đường bộ: Tuyến Việt Trì - Đoan Hùng, Việt Trì - thị xã Phú Thọ - Hạ Hòa, Việt Trì - Xuân Sơn - Thanh Sơn, các tuyến nối với tuyến du lịch quốc gia; các tuyến du lịch đường sông: tuyến du lịch dọc sông Đà, tuyến du lịch dọc sông Thao (sông Hồng), tuyến du lịch dọc sông Lô và tuyến du lịch đường sắt Hà Nội - Lào Cai.

IV - CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Tăng cường huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch:

Huy động vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho phát triển du lịch để đáp ứng khoảng 45% tổng nhu cầu vốn cho giai đoạn trước năm 2010 và 35% cho giai đoạn sau 2010, chủ yếu đầu tư cho các lĩnh vực đầu tư hạ tầng du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch và đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Đồng thời có chính sách hợp lý để khuyến khích thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp (bao gồm cả vốn tín dụng ưu đãi) và dân cư vào đầu tư phát triển du lịch.

Giai đoạn 2006 - 2010: Tập trung đầu tư cho các dự án: Khu du lịch quốc gia Đền Hùng, khu du lịch Văn Lang, khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy và khu du lịch vườn quốc gia Xuân Sơn. Tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch; tạo các sản phẩm du lịch đặc thù và bước đầu đầu tư cho một số khu, điểm du lịch trọng điểm.

- Giai đoạn 2011 - 2020: Tiếp tục đầu tư các dự án còn lại; đầu tư hoàn thiện các khu, điểm du lịch trọng điểm; đầu tư mạnh hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và các công trình dịch vụ.

2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch:

Có chính sách và giải pháp đồng bộ để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có, đồng thời tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch. Tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện các phương thức đào tạo ngắn hạn, không tập trung để nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động.

- Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp điều hành hoạt động kinh doanh du lịch; mở rộng hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực du lịch với các cơ sở, tổ chức đào tạo trong nước và quốc tế trong việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phục vụ và quản lý.

3. Hoàn thiện cơ chế chính sách du lịch:

Giao Sở Thương mại và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan giúp ủy ban nhân dân tỉnh hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch nhất là cho các dự án đầu tư tại các khu du lịch trọng điểm.

4. Kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh:

Kiện toàn bộ phận công tác du lịch của cơ quan chuyên môn giúp ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố quản lý Nhà nước về du lịch tại địa phương; nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về du lịch của Sở Thương mại và Du lịch để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu nghị quyết, chương trình, quy hoạch đề ra.

5. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù:

Tổ chức điều tra đánh giá về hiện trạng của sản phẩm du lịch Phú Thọ để từ đó có kế hoạch xây dựng những sản phẩm mang tính đặc thù, có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của những thị trường khách chính của tỉnh; khuyến khích đầu tư nâng cấp mở rộng các loại hình vui chơi giải trí, các cơ sở vui chơi giải trí tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch; đẩy mạnh công tác nghiên cứu các giá trị văn hóa để tạo nên các sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc của tỉnh.

6. Mở rộng và phát triển thị trường:

Tập trung thị trường khách du lịch trong nước, có chính sách và biện pháp thích hợp để khai thác tốt thị trường này. Chú trọng thị trường khách từ thủ đô Hà Nội, các tỉnh lân cận và thị trường khách du lịch nội tỉnh. Coi trọng mở rộng và phát triển thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm và dịch vụ du lịch để đủ sức cạnh tranh trên thị trường; mở rộng hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Đối với thị trường khách quốc tế: Sản phẩm chủ yếu là du lịch công vụ, văn hóa, sinh thái, tham quan, nghiên cứu... Cần mở rộng và phát triển thị trường khách quốc tế đến từ Trung Quốc và thị trường khách quốc tế từ các nước khác thông qua Trung Quốc nối tour sang Việt Nam.

7. Tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch. Xây dựng trang Web cho ngành du lịch của tỉnh để đưa các thông tin về du lịch Phú Thọ đến với khách du lịch khắp nơi trên toàn thế giới. Xây dựng chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch hàng năm theo chuyên đề, gắn với xúc tiến quảng bá du lịch khu vực trung du và miền núi phía Bắc và cả nước; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan thông tin đối ngoại, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để xúc tiến quảng bá hình ảnh của du lịch Phú Thọ ra nước ngoài.

Đẩy mạnh chương trình hợp tác phát triển Thương mại - Du lịch 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ, đầu tư và quảng bá cho chương trình du lịch về cội nguồn và thành phố lễ hội Việt Trì.

8. Tăng cường bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch:

Nghiên cứu, tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm làm giảm thiểu các tác động tiêu cực do các hoạt động du lịch gây ra để giữ gìn môi trường du lịch lành mạnh, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững. Có chính sách ưu đãi trong việc huy động vốn đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ và tôn tạo nâng cao chất lượng môi trường du lịch.

Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong nỗ lực chung để đảm bảo môi trường cho phát triển du lịch. Huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, hiệp hội du lịch, khách du lịch, cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội.

9. Tổ chức thực hiện quy hoạch:

Phổ biến và vận động nhân dân tham gia thực hiện quy hoạch, công khai cho dân biết các khu vực quy hoạch, công khai các khu vực được ưu tiên, khuyến khích phát triển; cụ thể hóa nội dung quy hoạch vào các chương trình nghị sự, chương trình làm việc của các cấp ủy, chính quyền cơ sở. Cụ thể hóa quy hoạch thành các kế hoạch 5 năm, hàng năm đảm bảo đúng quy trình: Chiến lược - quy hoạch - kế hoạch để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết;

- Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của HĐND và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVI, kỳ họp thứ chín thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2006.

 

 

CHỦ TỊCH




Ngô Đức Vượng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 94/2006/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu94/2006/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/12/2006
Ngày hiệu lực18/12/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/03/2013
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 94/2006/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 94/2006/NQ-HĐND điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 94/2006/NQ-HĐND điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu94/2006/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Phú Thọ
                Người kýNgô Đức Vượng
                Ngày ban hành08/12/2006
                Ngày hiệu lực18/12/2006
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/03/2013
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Nghị quyết 94/2006/NQ-HĐND điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ

                      Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 94/2006/NQ-HĐND điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ