Nghị quyết 20/2009/NQ-HĐND

Nghị quyết 20/2009/NQ-HĐND về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (sửa đổi)

Nghị quyết số 20/2009/NQ-HĐND Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đồng Tháp đã được thay thế bởi Nghị quyết 97/2012/NQ-HĐND thông qua Chương trình phát triển nhà ở Đồng Tháp và được áp dụng kể từ ngày 18/12/2012.

Nội dung toàn văn Nghị quyết số 20/2009/NQ-HĐND Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đồng Tháp


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH
ĐỒNG THÁP

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 20/2009/QĐ-UBND

Thành phố Cao Lãnh, ngày 11 tháng 12 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (SỬA ĐỔI)

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 13

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Sau khi xem xét Tờ trình số 52/TTr-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc đề nghị điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 85/2007/NQ-HĐNDK7 ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (sửa đổi) với một số nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm:

Giải quyết vấn đề nhà ở theo nguyên tắc Nhà nước không bao cấp, chỉ thực thi các chính sách ưu đãi tạo điều kiện, phát huy vai trò của các cấp chính quyền, huy động tổng hợp các nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

2. Mục tiêu chung:

a. Huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp nhà ở, xóa dần nhà ở tạm bợ, nâng cao tỷ lệ nhà ở kiên cố; đảm bảo đến năm 2010 mọi người dân đều có nhà ở phù hợp với khả năng thu nhập của mình.

b. Khai thác và sử dụng hiệu quả đất đai; huy động nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở; thực hiện có hiệu quả chủ trương kích cầu góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển; thúc đẩy thị trường bất động sản nhà ở phát triển lành mạnh.

c. Phát triển nhà ở đô thị văn minh, hiện đại; từng bước cải thiện chất lượng nhà ở nông thôn, giữ gìn và phát huy bản sắc kiến trúc dân tộc, hiện đại phù hợp với đặc điểm của từng địa phương; đảm bảo môi trường sống an toàn, trong lành.

d. Kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực nhà ở phù hp với yêu cầu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

3. Các chỉ tiêu về nhà ở đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020:

a. Chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân:

- Đến năm 2010 đạt 13 - 15m2/người ở đô thị và 12 - 14m2/người ở nông thôn.

- Đến năm 2020 đạt 18 - 20m2/người ở đô thị và 16 - 18m2/người ở nông thôn.

b. Chỉ tiêu về chất lượng nhà ở:

- Giảm tỷ lệ nhà tạm, đơn sơ tre lá từ 22,8% xuống còn 17% vào năm 2010 và xóa nhà tạm vào năm 2015 trên địa bàn toàn Tỉnh.

- Nhà được sửa chữa, cải tạo nâng cấp và xây dựng mới phải đạt tiêu chí từ nhà kiên cố, nhà bán kiên cố, nhà khung gỗ lâu bền trở lên.

- Về xác định các loại nhà của Chương trình theo các tiêu chí sau đây:

+ Nhà kiên cố: nhà có khung chịu lực chính bằng bê tông cốt thép (móng, cột, đà kiềng, dầm,..) tường xây gạch có niên hạn sử dụng trên 20 năm.

+ Nhà bán kiên c: nhà có khung chịu lực chính xây gạch hoặc các loại cây, kết cấu không bền vững (liên kết khung bằng vật liệu không đồng nhất), bao che xây gạch (tường gạch xây ốp vào cột cây). Niên hạn sử dụng trong thời gian tối đa không quá 20 năm.

+ Nhà khung gỗ lâu bền: nhà khung chịu lực chính bằng các loại gỗ theo các nhóm gỗ xây dựng từ nhóm IV trở lên, có kết cấu bền vững, niên hạn sử dụng lâu dài.

+ Nhà đơn sơ, tạm bợ gồm: cây tạp (tre, gáo, bạch đàn, tràm,...), vách lá và các loại vật liệu tạm bợ.

- Từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; phấn đấu đến năm 2020 các khu dân cư đều có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đạt tiêu chuẩn theo quy định.

4. Các loại hình nhà ở định hướng phát triển:

a. Nhà ở thương mại: được phát triển đa dạng hóa các loại hình nhà riêng lẻ, nhà chung cư,... nhm đáp ứng nhu cu ngày càng cao của dân cư kết hợp với chỉnh trang đô thị, tạo môi trường sống ngày càng tiện ích, hiện đại và phát triển.

b. Nhà ở xã hội: để phục vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; người làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; học sinh, sinh viên tại các cơ sở đào tạo; các đối tượng chính sách khác.

- Phấn đấu đến năm 2015 đáp ứng khoảng 60% số sinh viên ở các cơ sở đào tạo và 50% công nhân lao động ở các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chở theo Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ.

c. Nhà ở công vụ: để phục vụ cho cán bộ công chức thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội do luân chuyển công tác mà chưa có chỗ ở; sĩ quan chuyên nghiệp thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân do điều động công tác theo yêu cầu an ninh quốc phòng mà chưa có chỗ ở; cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ ở trong thời gian làm việc.

d. Phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình và cá nhân:

Đảm bảo kế hoạch và tiến độ thực hiện của từng chương trình, kế hoạch; cụ thể sau đây:

- Nhà ở thu nhập thấp tại đô thị theo Quyết định số 67/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

- Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo nông thôn theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

- Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư, nhà ở vùng ngập lụt - sạt lở theo Quyết định 105/2002/QĐ-TTg ngày 02/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ;

- Nhà ở do nhân dân tự xây dựng bằng nguồn vốn tự có của hộ gia đình cá nhân.

5. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình phát triển nhà ở:

a. Giải pháp về quy hoạch xây dựng:

Hoàn thành công tác quy hoạch mạng lưới đô thị và điểm, tuyến dân cư nông thôn, đảm bảo quy hoạch đi trước một bước tạo cơ sở để kêu gọi đầu tư, làm tiền đề để quản lý và phát triển nhà theo định hướng.

Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương phải có quy hoạch, kế hoạch dành quỹ đất để xây dựng nhà ở theo Luật Nhà ở.

b. Giải pháp huy động vốn:

- Nhà ở thương mại: thực hiện xã hội hóa xây dựng nhà ở cho nhân dân thông qua việc khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư xây dựng các khu chung cư, nhà cho thuê hoặc bán trả chậm cho nhân dân; kết hp các dự án xây dựng nhà ở các đối tượng có thu nhập thấp ở các đô thị và các dự án chỉnh trang nâng cấp đô thị.

- Nhà ở xã hội và nhà ở công vụ, thành lập Quỹ phát triển nhà ở từ các nguồn sau đây:

+ Tiền thu từ việc bán, cho thuê, cho thuê mua quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn Tỉnh.

+ Trích t30% đến 50% tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại và các dự án khu đô thị mới trên địa bàn.

+ Ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Tỉnh.

+ Tiền huy động từ các nguồn vốn hp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Nhà ở do nhân dân tư xây dựng: khuyến khích và phát huy nhân rộng các mô hình hợp tác làm nhà trong nhân dân; phát huy vai trò của hệ thống tín dụng cho vay xây dựng nhà ở.

- Đối với một số đối tượng chính sách:

+ Xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách tnguồn ngân sách và vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa; giải quyết cơ bản nhà ở cho đối tượng chính sách vào giữa năm 2008.

- Đối với hộ nghèo, phát huy sức mạnh nội lực, kêu gọi các tổ chức trong và ngoài nước để hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. Phối hp chặt chẽ giữa chính sách hỗ trợ nhà ở và chính sách tín dụng để các hộ nghèo vay vốn mua nhà trả chậm.

c. Giải pháp về hạ tầng khu vực ở:

- Đầu tư hạ tng đồng bộ theo quy hoạch để tạo quỹ đất phát triển các loại nhà ở, thu hút đầu tư và thúc đẩy đô thị, nông thôn phát triển.

- Ưu tiên đầu tư trước một bước hạ tầng kỹ thuật đô thị đặc biệt là hạ tầng giao thông làm tiền đề thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo bộ mặt đổi mới cho các đô thị trong Tỉnh.

- Huy động sự tham gia rộng rãi của cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp đóng góp xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tham gia các dự án phát triển hạ tng đô thị.

d. Giải pháp về xây dựng nhà ở:

- Nghiên cứu, giới thiệu rộng rãi đến các địa phương các mẫu nhà ở nhằm da dạng hóa các lọai hình kiến trúc nhà ở nông thôn, tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu xây dựng nhà ở tiếp cận với các kiểu dáng kiến trúc nhà ở mới, văn minh, hiện đại và tiện ích.

- Sử dụng vật liệu và có giải pháp thi công phù hợp để giảm giá thành xây dựng nhà, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có khả năng mua để ở. Cấu kiện sử dụng kết hợp đa dạng hóa các chủng loại như: xi măng, sắt thép, gỗ, kết cấu khung bê tông, cốt thép, khung gỗ lâu bền, khung xây gạch, đá,... vừa hiệu quả kinh tế vừa phải đảm bảo độ bền sử dụng tối thiểu là 20 năm.

đ. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách:

- Căn cứ vào các quy định của Nhà nước về ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê và thuê mua.

- Các ngành, các cấp có liên quan, cần phối hợp đồng bộ kịp thời tháo gỡ các khó khăn, ách tắc về cơ chế (nếu có) tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án được nhanh chóng thuận lợi.

- Các địa phương huyện, thị xã, thành phố và các ban, ngành có liên quan bổ sung các chỉ tiêu phát triển nhà ở vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương làm cơ sở chỉ đạo điều hành và kiểm điểm kết quả theo định kỳ.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Chương trình này và định kỳ sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện để có điều chỉnh cho phù hợp.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 4. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết 85/2007/NQ-HĐNDK7 ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa VII, kỳ họp thứ 13 thông qua và có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2009./.

 

 

Nơi nhận:
- VPQH, VPCP (I, II);
-
Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
-
TT.TU, UBND MTTQ tnh;
-
Đoàn ĐBQH tnh, UBKTTU;
-
Đại biểu HĐND tỉnh;
-
Các sở, ban ngành tỉnh;
-
Công báo tỉnh;
-
TT.HĐND, UBND huyện, thị, thành phố;
- Lưu VT.

CHỦ TỊCH




Huỳnh Minh Đoàn

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 20/2009/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu20/2009/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/12/2009
Ngày hiệu lực21/12/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị, Bất động sản
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 18/12/2012
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 20/2009/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết số 20/2009/NQ-HĐND Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đồng Tháp


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Nghị quyết số 20/2009/NQ-HĐND Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đồng Tháp
              Loại văn bảnNghị quyết
              Số hiệu20/2009/NQ-HĐND
              Cơ quan ban hànhTỉnh Đồng Tháp
              Người kýHuỳnh Minh Đoàn
              Ngày ban hành11/12/2009
              Ngày hiệu lực21/12/2009
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị, Bất động sản
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 18/12/2012
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản gốc Nghị quyết số 20/2009/NQ-HĐND Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đồng Tháp

              Lịch sử hiệu lực Nghị quyết số 20/2009/NQ-HĐND Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đồng Tháp